Luận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Bống Hà, 19/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Dược phẩm là một loại hàng hóa có tính chất đặc biệt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người, không chỉ được sử dụng phục vụ cho người tiêu dùng là dân cư mà cũn là hàng húa thiết yếu đối với bất kỳ quốc gia nào. Phạm vi và nhu cầu sử dụng thuốc là vụ cựng lớn.
    Việt Nam là nước có dân số khá đông 86 triệu người, khí hậu nóng ẩm dẫn đến nhiều dịch bệnh. Một thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng nhưng ngành dược nước ta vẫn chưa khai thác được. Phần lớn dược phẩm phải nhập khẩu, Việt Nam mới chỉ sản xuất được các loại thuốc thông thường. Vậy công nghiệp dược Việt Nam đang đứng ở vị trí nào?
    Theo cách đánh giá của WHO (World Health Organization) công nghiệp dược các nước được chia ra thành 4 cấp độ: cấp độ 1 (hoàn toàn nhập khẩu), cấp độ 2 (sản xuất được một số generic, đa số phải nhập khẩu), cấp độ 3 (có công nghiệp dược nội địa sản xuất generic, xuất khẩu được một số dược phẩm), cấp độ 4 (sản xuất được nguyên liệu và phỏt minh ra thuốc mới). Công nghiệp dược Việt Nam đứng ở vị trí 2,5 – 3 theo thang phõn loại 1- 4 của WHO (báo cáo của TS.Cao Minh Quang cục trưởng cục quản lý dược Việt Nam trong hội nghị ngành dược). Dược nội địa mới đáp ứng được hơn 50℅ nhu cầu trong nước mà chủ yếu là các loại thuốc thông thường thiếu các loại thuốc đặc trị có giá trị cao. Phân khúc thuốc chuyên khoa chủ yếu do dược nước ngoài chiếm giữ.
    Khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, thuế và các hàng rào bảo hộ khác giảm xuống dẫn đến sự tràn ngập của dược nước ngoài không chỉ chiếm giữ phân khúc thuốc đặc trị mà cũn “lấn sân” sang phân khúc thuốc thông thường đó đẩy dược nội địa gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời kỳ hội nhập, mọi doanh nghiệp phải cạnh tranh một cách công bằng, với một quốc gia đang phát triển và không có công nghệ nguồn như Việt Nam thỡ việc ngành dược xác định được bước đi đúng và trọng điểm đầu tư là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của ngành.
    Để dược phẩm Việt Nam có thể tồn tại và phát triển chúng ta cần phải trả lời một loạt các câu hỏi sau. Đó là:
    - Dược phẩm Việt Nam đang đứng ở vị trí nào: được đánh giá thông qua các tiêu chí như doanh thu, thị phần, giá cả, chất lượng, mẫu mó, và thương hiệu của sản phẩm?
    - Các yếu tố nào tác động đến sự tồn tại và phát triển của ngành dược?
    - Làm thế nào để dược phẩm Việt Nam phát huy được các lợi thế sẵn có, tận dụng được cơ hội để khắc phục khó khăn đang gặp phải?
    Mục đích của đề tài nghiên cứu “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam” là sử dụng phương pháp mô tả và phương pháp kế thừa để phân tích thực trạng hiện nay của dược phẩm Việt Nam từ đó cung cấp thêm thông tin về năng lực cạnh tranh của lĩnh vực dược phẩm cho công tác xây dựng chiến lược và đề xuất các hướng ưu tiên phát triển đối với ngành dược trong tổng thể các ngành kinh tế quốc dân; đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dược phẩm, góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân.
    Do dược phẩm rất rộng nên trong đề tài này em chỉ xin đi sâu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của thuốc tân dược Việt Nam.
    Đề tài được cấu trúc như sau. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài gồm 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam.
    Chương II: Phân tích năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam.
    Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...