Luận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến nay

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CÓ FILE WORD


    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU . 5
    1. Tính cấp thiết của luận án 5
    2. Mục tiêu nghiên cứu . 5
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
    4. Phương pháp nghiên cứu . 5
    5. Những công trình nghiên cứu có liên quan trước luận án . 6
    6. Đóng góp mới của luận án 6
    7. Kết cấu của luận án 7

    CHƯƠNG 1

    1.1. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
    1.2. Một số yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh (các yếu tố nội bộ) của
    doanh nghiệp 9
    1.3. Một số yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh
    tranh của doanh nghiệp . 10
    1.4. MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
    DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI
    1.5. THIẾT KẾ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM



    CHƯƠNG 2

    2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT
    KHU THUỶ SẢN VIỆT NAM 17
    2.1.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam . 17


    CHƯƠNG 3

    3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP . 30
    Hội nhập rộng và sâu của Việt Nam vào kinh tế thế giới . 30


    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
    DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020


    3.2.1.1. Giải pháp 1: Gia tăng năng lực cạnh tranh về giá của DNXKTS Việt
    Nam . 33
    3.2.1.2. Giải pháp 2: Gia tăng năng lực quản trị của DNXKTS Việt Nam . 34
    3.2.1.3. Giải pháp 3: Nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai của
    DNXKTS Việt Nam . 34
    3.2.1.4. Giải pháp 4: Gia tăng năng lực công nghệ sản xuất của DNXKTS Việt
    Nam . 34
    3.2.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao năng lực xử lý tranh chấp thương mại của
    DNXKTS Việt Nam . 34
    3.2.2.2. Giải pháp 2: Đẩy mạnh năng lực phát triển quan hệ kinh doanh của
    DNXKTS Việt Nam . 35

    3.2.1.3. Giải pháp 3: Tăng cường sức cạnh tranh thương hiệu của DNXKTS
    Việt Nam 35
    3.2.1.4. Giải pháp 4: Nâng cao năng lực marketing của DNXKTS Việt Nam 35
    3.2.2.5. Giải pháp 5: Phát triển nguồn nhân lực của DNXKTS Việt Nam . 36

    3.2.2.6. Giải pháp 6: Nâng cao năng lực tài chính của DNXKTS Việt Nam 36
    3.2.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng chiến lược cạnh tranh – phát triển thị trường

    của DNXKTS Việt Nam . 37
    3.2.3.2. Giải pháp 2: Đẩy mạnh liên kết giữa DNXKTS với nông dân – nhà cung ứng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu . 37
    3.2.3.3. Giải pháp 3: Phát triển dịch vụ kho lạnh để bảo quản nguyên liệu và sản phẩm trong xuất khẩu thuỷ sản của doanh nghiệp 37
    3.2.3.4. Giải pháp 4: Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chí “thuỷ

    sản xanh” đối với doanh nghiệp . 38

    3.3. KIẾN NGHỊ . 38

    KẾT LUẬN . 41



    LỜ
    I MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của luận án

    Thuỷ sản là một trong 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong những năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản (DNXKTS) Việt Nam không ngừng lớn mạnh, nhưng vẫn còn nhiều điểm yếu, đặc biệt là về năng lực cạnh tranh (NLCT). Trong thời gian qua, việc nghiên cứu NLCT đã được quan tâm, nhưng nhìn chung, các công trình nghiên cứu vẫn mang tính cục bộ trên từng lĩnh vực, ở từng địa phương, hoặc còn nhiều điểm bất cập. Do đó, việc nghiên cứu một cách toàn diện NLCT của các DNXKTS Việt Nam là một việc làm cấp thiết.

    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dùng lý thuyết cạnh tranh để phân tích và xác định NLCT của các DNXKTS Việt Nam theo các tiêu chí đặc trưng của ngành, đánh giá tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực cạnh tranh này. Từ đó, đề xuất các nhóm giải pháp cùng với các kiến nghị đối với nhà nước và ngành thuỷ sản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNXKTS Việt Nam đến năm 2020.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các DNXKTS Việt Nam. Phạm vi khảo sát là các DNXKTS ở Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ, nơi chiếm đến 87% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập đến hết năm 2009.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Luận án này được thực hiện chủ yếu dựa trên phương pháp chuyên gia, phương pháp hệ thống và phương pháp thống kê mô tả. Các dữ liệu thống kê được xử lý bằng phần mềm SPSS.

    5. Những công trình nghiên cứu có liên quan trước luận án
    Thời gian qua, việc nghiên cứu NLCT đã được sự quan tâm của nhiều tổ chức và cá nhân. Có thể đơn cử các công trình tiêu biểu như: Nguyễn Ngọc Bảo (2001), với “Thị trường Nhật Bản đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong giai đoạn 2002 – 2006 và dự báo đến năm 2015”; Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), với “Nâng cao NLCT của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”; Võ Minh Long (2005) với “Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả marketing trong xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, giai đoạn
    2005 – 2010” Các công trình đã đánh giá hiện trạng, phân tích chiến lược xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và chỉ ra những hạn chế về chất lượng sản phẩm, công nghệ, thương hiệu

    Các công trình nêu trên cũng đã đề ra một số giải pháp nâng cao NLCT cho doanh nghiệp, song chưa có công trình nào tiến hành đo lường các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để xây dựng được hệ thống giải pháp tổng thể nâng cao NLCT cho DNXKTS Việt Nam.

    6. Đóng góp mới của luận án
    Luận án đã hệ thống hoá sự phát triển về lý thuyết cạnh tranh của doanh nghiệp, đã tiến hành đo lường các yếu tố cấu thành NLCT, một số yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến NLCT, phân tích thực trạng các điểm mạnh, điểm yếu, để từ đó đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao NLCT của DNXKTS Việt Nam đến năm 2020. Bên cạnh đó, luận án cũng nêu ra các kiến nghị đối với nhà nước và ngành thuỷ sản để tạo điều kiện khả thi thực hiện các giải pháp. Đây là tài liệu tham khảo, là những gợi ý để các doanh nghiệp vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế của mình.


    7. Kết cấu của luận án

    Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
    Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020.
     
Đang tải...