Luận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xi măng Hải Phòng trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 29/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Chương 1 . 3
    CạNH TRANH TRONG NềN KINH Tế THị TRƯờNG - MộT Số VấN Đề
    Lý LUậN. 3
    1.1. Một số lý thuyết về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 3
    1.1.1. Khái niệm cạnh tranh 3
    1.1.2. Năng lực cạnh tranh và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường 4
    1.1.2.1. Quan niệm về năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 4
    1.1.2.2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 5
    1.1.3. Sự cần thiết khách quan phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các
    DN SX-KD xi măng thuộc VICEM trong nền kinh tế thị trường 6
    1.1.4 Một số nét về khả năng cạnh tranh của công ty xi măng Hải Phòng . 8
    1.1.4.1 Về chất lượng sản phẩm . 8
    1.1.4.2 Về giá cả sản phẩm 8
    1.1.4.3 Về thương hiệu sản phẩm 8
    1.1.4.4 Về thị phần sản phẩm 9
    CHƯƠNG 2 10
    THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XI MĂNG
    HẢI PHÕNG 10
    2.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Công ty xi măng Hải
    Phòng 10
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển . 11
    2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty xi măng Hải Phòng 12
    2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty xi măng Hải Phòng . 13
    2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của công ty xi măng Hải Phòng. 18
    2.1.4.1 Thuận lợi: . 18
    2.1.4.2. Khó khăn. 19
    2.2. CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XI
    MĂNG HẢI PHÕNG . 19
    2.2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xi măng Hải Phòng 19
    2.2.1.1. Sản phẩm. 19
    2.2.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất 20




    2.3. THỰC TRẠNG T ÌNH H ÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
    CÔNG TY XI MĂNG HẢI PHÕNG 22
    2.3.1 Phân tích tài sản và nguồn vốn của công ty xi măng Hải Phòng
    thông qua Bảng cân đối kế toán . 25
    2.3.1.1. Đánh giá tình hình tài sản của công ty xi măng Hải Phòng . 25
    2.3.1.2. Đánh giá tình hình nguồn vốn 26
    2.3.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua bảng kết
    qua hoạt động kinh doanh . 27
    2.3.3. Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng để đánh giá tình hình tài
    chính công ty xi măng Hải Phòng. 28
    2.3.3.1. Phân tích các hệ số về khả năng thanh toán 28
    2.3.3.2. Phân tích các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
    31
    2.3.3.3. Phân tích các chỉ số về hoạt động. 34
    2.3.3.4. Phân tích các chỉ tiêu sinh lời. 37
    CHƯƠNG 3 41
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
    CÔNG TY XI MĂNG HẢI PHÕNG 41
    3.1. Thực trạng hoạt động của ngành công nghiệp xi măng 41
    3.1.1 Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành 42
    3.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp 43
    3.1.3 Thị trường, thị phần và các yếu tố ảnh hưởng . 44
    3.1.4. Chiến lược ngành và Dự báo tăng trưởngChiến lược ngành . 44
    3.2 Một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xi măng Hải
    Phòng . 46
    3.2.1 Giải pháp hoàn thiện và đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản
    phẩm . 47
    3.2.2 Giải pháp tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm 49
    3.2.3 Giải pháp giữ vững và mở rộng thị phần 53
    KẾT LUẬN 58
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59




    TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÕNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
    LỜI MỞ ĐẦU
    Sau khi được công nhận là thành viên chính thức của WTO, kinh tế Việt Nam
    đã chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường. Với chính sách ngày càng thông thoáng,
    môi trường đầu tư ở Việt Nam ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi
    cho các thành phần kinh tế được tự do phát triển. Không chỉ có các doanh nghiệp
    trong nước mà ngày càng có nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
    hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Điều đó đặt tất cả các doanh nghiệp
    trong một môi trường cạnh tranh đầy phức tạp và rủi ro. Hình thái và tính chất của
    cạnh tranh đang có sự thay đổi rõ rệt. Canh tranh giữa các doanh nghiệp trong
    nước với nhau, giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn dầu tư
    nước ngoài, giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với nhau, giữa các
    doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam với các doanh nghiệp các nước trong khu
    vực. Trong điều kiện tự do hoá thương mại, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, về
    bản chất, là cuộc đua tranh giành giật thị phần.
    Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp buộc phải áp dụng hàng loạt
    các giải pháp như đổi mới công nghệ, tổ chức quản lý sản xuất, mở rộng thị phần
    vv để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    Hội nhập quốc tế càng sâu rộng, cạnh tranh sẽ ngày càng quyết liệt. Điều đó
    đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam không ít khó khăn. Tại cuộc hội thảo về hội
    nhập thương mại toàn cầu tổ chức tháng 10/1999 tại thành phố Hồ Chí Minh, học
    giả Kenichi Ohno thuộc viện nghiên cứu Ngân hàng phát triển Châu Á, không phải
    ngẫu nhiên, đã chọn ngành xi măng Việt Nam làm một điển hình để phân tích.
    Trong những năm vừa qua, với sự mở cửa của nền kinh tế, đầu tư nước ngoài ồ ạt
    vào Việt Nam ở mọi lĩnh vực, trong đó có sản xuất và tiêu thụ xi măng, một vật
    liệu xây dựng đang có nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Lĩnh vực này đang
    diễn ra cuộc cạnh tranh với quy mô và cường độ ngày càng tăng. Ngành sản xuất
    xi măng Việt Nam đã và đang chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt giữa một bên là
    Tổng công ty xi măng Việt Nam (chủ quản là Bộ xây dựng) một bên là các liên
    doanh nước ngoài tại Việt Nam và rộng hơn nữa là ngành xi măng của các nước
    1
    trong khu vực. Công ty Xi măng Hải Phòng là một thành viên của Tổng công ty xi
    măng Việt Nam. Trong những năm qua, do chính sách mở cửa của Đảng và nhà
    nước, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ xi măng ở Việt Nam
    ngày càng gia tăng. Thêm vào đó, lượng xi măng nhập khẩu từ bên ngoài vào nước
    ta bằng mọi con đường đã làm cho cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực này trở nên nóng
    bỏng và gay gắt. Công ty xi măng Hải phòng cũng nằm trong trào lưu đó. Để tồn
    tại và phát triển, Công ty xi măng Hải Phòng phải tìm mọi cách để vươn lên, đứng
    vững trong cuộc cạnh tranh. Vì vậy, đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của
    công ty xi măng Hải Phòng trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế
    quốc tế” có ý nghĩa thực tiễn.
    Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường- một số vấn đề lý luận.
    Chương 2: Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty xi măng Hải Phòng.
    Chương 3: Một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xi măng
    Hải Phòng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...