Luận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Ngọc Hoa

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Bống Hà, 19/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    Trên thế giới mỗi ngày có hàng trăm nghìn doanh nghiệp ra đời và cũng với một số lượng doanh nghiệp như vậy thất thế, phá sản. Sự quyết liệt của thương trường thực sự là một thách thức lớn đối với các doanh nhân. Doanh nhân là người chủ doanh nghiệp nhạy cảm với tình thế, nắm vững những nguyên lý cơ bản trong cạnh tranh là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để Doanh nghiệp luôn đứng vững trên thương trường với tư thế tự chủ?
    Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp thống kê toán, phương pháp tổng hợp so sánh và phân tích số liệu đồng thời trong phạm vi nghiên cứu có hạn là báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm trở lại đây là năm 2006, 2007, bài viết này hy vọng sẽ có thể thực hiện được các mục tiêu đã sau:
    Một mặt, hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết về cạnh tranh, mặt khác đi sâu tìm hiểu về năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Ngọc Hoa trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh văn phòng phẩm.
    Bên cạnh đó, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Ngọc Hoa, qua đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và nguy cơ ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty.
    Cuối cùng là đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Ngọc Hoa và kiến nghị đối với các chính sách chủ quan của Nhà nước.
    Mặc dù có rất nhiều vấn đề trong nền kinh tế cần được chúng ta nghiên cứu và làm sáng tỏ đặc biệt là những vấn đề liên quan tới năng lực cạnh tranh của doanh ngiệp. Tuy nhiên với chuyên đề này, tôi chỉ xin đề cập đến đối tượng nghiên cứu chính là năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Ngọc Hoa trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh văn phòng phẩm để từ chỗ cho chúng ta cái nhìn về một doanh nghiệp mà có thể tiến tới nghiên cứu thêm các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác trên lãnh thổ Việt Nam. Từ đây chúng ta sẽ dần có cái nhìn tổng quan về năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế Việt.
    Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Hồ Thị Bích Vân cùng các cán bộ, nhân viên của công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Hoa đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. Trong thời gian có hạn, bài viết này còn rất nhiều sai sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp để bài viết có thể hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...