Luận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Shell Việt Nam trên thị trường hóa chất Polyols ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    Lời mở đầu


    1. Ý nghĩa của đề tài


    “Cạnh tranh kiểu mới không phải là cạnh tranh giữa cái mà các công ty sản xuất ra ở tại nhà máy của mình mà là cạnh tranh giữa những cái mà họ gia tăng vào sản phẩm đầu ra của nhà máy dưới hình thức bao bì, dịch vụ, quảng cáo, tư vấn khách hàng, tổ chức giao hàng và đặc biệt là thương hiệu và những thứ khác mà khách hàng có thể đánh giá.” Harvard’s Ted Levitt

    Có thể nói, thương hiệu Shell nổi tiếng trên thế giới về lĩnh vực khai thác dầu khí và kinh doanh các sản phẩm dầu khí. Shell Hóa Chất nói riêng cũng là một thương hiệu mạnh trên thị trường hóa chất công nghiệp trên thế giới. Shell Hóa Chất có mặt tại Việt Nam từ năm 1998, cung cấp rất nhiều loại hóa chất có nguồn gốc từ dầu khí (petroleum chemicals) trên thị trường thuộc hai nhóm ngành chính là Polyols và dung môi. Ngành dung môi đang phát triển tốt và đang giữ vị trí số một trên thị trường. Còn Polyols là ngành hàng có nhiều tiềm năng trong tương lai gần và tỷ suất lợi nhuận cao, quy mô thị trường nhỏ hơn và do công năng đặc biệt của sản phẩm nên số lượng nhà sản xuất ít nhưng Shell Việt Nam lại kém hơn các đối thủ về thị phần. Xét riêng từng sản phẩm, Polyols là nhóm sản phẩm đạt lợi nhuận cao nhất nhưng thị phần lại thấp nhất của công ty Shell Việt Nam. Cùng một tổ chức, cùng những điều kiện kinh doanh, cùng chính sách, chiến lược và phương thức kinh doanh nhưng ngành dung môi kinh

    doanh hiệu quả và chiếm thị phần cao nhất. Tại sao? Tác giả thiết nghĩ trong thời gian tới, khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều tập đoàn lớn như Shell sẽ vào Việt Nam thì liệu ngành Polyols của công ty Shell Việt Nam có giữ được vị trí như hiện tại không? Phải chăng Shell Việt Nam chưa xác định đúng năng lực cạnh tranh của mình hoặc chưa khai thác triệt để những thế mạnh hiện có. Là một nhân viên của Công ty Shell Việt Nam, với mong muốn sử dụng kiến thức và việc nghiên cứu trong suốt quá trình học tập để giúp ngành hàng Polyols hoạt động hiệu quả hơn, do đó tác giả chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Shell Việt Nam trên thị trường hóa chất Polyols ở Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp cao học.

    2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

    Trong đề tài này, tác giả hệ thống lại những vấn đề lý thuyết cơ bản nhất về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Shell Việt Nam trên thị trường hóa chất Polyols ở Việt Nam, qua phân tích định lượng tác giả đề xuất những giải pháp nhằm hai mục tiêu lớn:

    - Khắc phục những điểm yếu đang tồn tại và khai thác triệt để những điểm mạnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Shell Việt Nam trên thị trường hóa chất Polyols hiện tại.

    - Phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường miền Bắc.

    3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu: hóa chất Polyols có rất nhiều công dụng nhưng trong trên thực tế ở Việt Nam, ứng dụng tạo mút đàn hồi được sử dụng nhiều nhất. Bên cạnh việc nghiên cứu các vấn đề lý thuyết cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, tác giả nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty Shell Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp hóa chất Polyols cho các công ty sử dụng Polyols để làm nguyên liệu tạo mút đàn hồi.

    Phương pháp nghiên cứu: để thực hiện đề tài này, ngoài việc thu thập những thông tin thứ cấp về tình hình thị trường, cung cầu về hóa chất Polyols, tình hình hoạt động kinh doanh của ngành hàng Polyols của Công ty Shell Việt Nam trong quá khứ (từ năm 2002) và ước lượng nhu cầu, khả năng cung ứng trong vòng 5 năm tới, tác giả còn thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp 24 khách hàng mà Công ty Shell đang cung cấp dựa theo bảng câu hỏi khảo sát ý kiến khách hàng và phỏng vấn các anh, chị hiện đang làm việc tại các bộ phận bán hàng, dịch vụ khách hàng, sản xuất và logistics của Công ty Shell để tìm hiểu quy trình, các dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Qua các dữ liệu thống kê thu thập được, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu theo hướng ứng với những mục tiêu nghiên cứu cụ thể, nhằm đánh giá xác thực hiện trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Shell ở từng mục như sản phẩm, giá cả, dịch vụ, năng lực sản xuất và cung ứng; đánh giá môi trường cạnh tranh của Công ty Shell. Qua phân tích SWOT và khảo sát ý kiến khách hàng, tác giả

    đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu nêu trên.

    4. Giới hạn hạm vi nghiên cứu

    Do điều kiện tài chính và khả năng hạn chế, đề tài chỉ nghiên cứu về đối tượng khách hàng sử dụng Polyols cho các ứng dụng tạo mút đàn hồi ở khu vực Tp. HCM, Hà Nội và các tỉnh lân cận, nhưng Polyols còn được dùng ở nhiều lĩnh vực khác như mút cứng và CASE mà tác giả chưa có điều kiện nghiên cứu, chưa thu thập được thông tin sơ cấp về số lượng khách hàng, nhu cầu. Về thời gian tác giả chỉ nghiên cứu từ năm 2002 trở lại đây do trước đó tác giả không thu thập đủ thông tin.

    Đề tài này được nghiên cứu riêng cho ngành hàng hóa chất Polyols vì thế nó không hoàn toàn phù hợp nếu áp dụng cho những loại hóa chất công nghiệp khác như dung môi, chất phụ da mặc dù vẫn có nhiều vấn đề trùng khớp do một nhà cung cấp như Công ty Shell có thể kinh doanh nhiều loại hóa chất thuộc các nhóm ngành khác nhau. Về thời gian, các số liệu định lượng phân tích trong đề tài đáng tin cậy đến khoảng năm 2010 và tối đa đến năm 2012, quá thời gian trên, tác giả chưa có những thông tin tương đối chính xác và đề này phải được nghiên cứu thêm cho thời gian đó.

    5. Điểm mới của đề tài

    Có rất nhiều luận văn trong thư viện trường viết về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty về một sản phẩm nào đó. Tuy nhiên phần lớn các luận văn viết về một sản phẩm tiêu dùng, rất ít luận văn đề cập đến các sản phẩm công nghiệp. Đặc biệt, hóa chất công nghiệp là chưa có tác giả nào nghiên cứu. Hơn nữa, ở cấp độ Công ty Shell Việt Nam, chưa có một đề tài nào nghiên cứu và đánh giá về năng lực cạnh tranh của công ty. Nếu có, chỉ là những buổi hội thảo, báo cáo hoạt động kinh doanh hàng quý, hàng năm và rút ra được bài học kinh nghiệm mà thôi. Do đó, đây là đề tài đầu tiên hệ thống lại các quy trình hoạt động, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty để xác định những điểm mạnh cần tiếp tục phát huy và những điểm yếu, những chỗ hỏng cần phải khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của công ty.

    Ngoài ra, việc thực hiện khảo sát ý kiến khách hàng về sản phẩm và các dịch vụ của công ty được thực hiện cho tất cả các khách hàng hiện tại của công ty. Tác giả đã tìm hiểu 5 đề mục mà theo các khách hàng là quan trọng nhất làm cơ sở đề xuất những giải pháp nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng hơn giúp đề tài mang tính thực tiễn cao. Đây cũng là phương pháp nghiên cứu mới của đề tài này.

    6. Nội dung nghiên cứu

    Phần chính của đề tài gồm có ba chương:

    - Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh trang

    - Chương 2: Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Shell Việt Nam trên thị trường hóa chất Polyols tại Việt Nam

    - Chương 3: Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Shell Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...