Thạc Sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Liên doanh mía đường Nghệ An Tate &amp Lyle

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyle

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC BẢNG .vi
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .vii
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
    NGHIỆP 5
    1.1. Lý thuyết về cạnh tranh 5
    1.1.1. Cạnh tranh .5
    1.1.2. Năng lực cạnh tranh 6
    1.1.3. Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage) .8
    1.2. Các cơ sở của lợi thế cạnh tranh .8
    1.2.1. Các quan điểm về lợi thế cạnh tranh 8
    1.2.1.1. Quan điểm của tổ chức công nghiệp IO (Industrial Organization) 8
    1.2.1.2. Quan điểm dựa trên nguồn lực RBV (Resource-Based View) .9
    1.2.2. Cách thức để tạo ra lợi thế cạnh tranh 10
    1.2.3. Cách thức để duy trì, củng cố và xây dựng năng lực cạnh tranh 11
    1.2.3.1. Tập trung xây dựng các khối tổng thể của lợi thế cạnh tranh 11
    1.2.3.2. Xác định các nguồn lực cần xây dựng và duy trì 13
    1.3. Công cụ phân tích năng lực cạnh tranh .13
    1.3.1. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael E. Porter 13
    1.3.1.1. Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng .14
    1.3.1.2. Áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành .15
    1.3.1.3. Áp lực từ các sản phẩm thay thế .15
    1.3.1.4. Áp lực từ phía khách hàng 16
    1.3.1.5. Áp lực của nhà cung ứng .16
    1.3.2. Phân tích nguồn lực .17
    1.3.2.1. Nguồn lực 17
    1.3.2.2. Năng lực cốt lõi (Core Competencies) 17
    1.3.2.3. Năng lực khác biệt (Distinctive Competencies) 18
    1.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh .18
    iii
    1.4.1. Phương pháp chuyên gia .18
    1.4.2. Phương pháp xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh .20
    1.4.3. Khung đánh giá các năng lực cạnh tranh .23
    1.5. Tóm tắt chương 1 .23
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
    LIÊN DOANH MÍA ĐƯỜNG NGHỆ AN TATE & LYLE 24
    2.1 Tổng quan về ngành mía đường Việt Nam 24
    2.1.1 Ngành mía đường Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2007 . 24
    2.1.2 Ngành đường Việt Nam từ năm 2007 đến 2011 . 26
    2.2. Đánh giá mức độ cạnh tranh trong ngành mía đường Việt Nam .32
    2.2.1. Quy trình và phương pháp .32
    2.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi/thang đo 33
    2.2.3. Mẫu điều tra 35
    2.2.4. Kết quả điều tra (Xử lý trên phần mềm SPSS 16.0) .35
    2.3.4.1. Về cơ cấu mẫu 35
    2.2.4.2. Kết quả phân tích ý kiến chuyên gia .36
    2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của NAT&L 41
    2.3.1 Phân tích điều kiện bên ngoài- Môi trường kinh doanh của NAT&L 41
    2.3.1.1 Môi trường vĩ mô 41
    2.3.1.2 Môi trường ngành sản xuất kinh doanh mía đường 44
    2.3.1.3 Thị trường tiêu thụ mía đường .46
    2.3.1.4 Cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đường 47
    2.3.1.5 Tổng hợp môi trường cạnh tranh ngành mía đường .48
    2.3.2. Phân tích điều kiện bên trong- Thực trạng NAT&L .49
    2.3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức quản lý của công ty .57
    2.3.2.3. Các nguồn lực của NAT&L 58
    2.3.2.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của NAT&L .60
    2.3.2.5 Những điểm mạnh- điểm yếu của NAT&L 62
    2.3.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh so sánh với các đối thủ .63
    2.3.3.1. Quy trình và phương pháp 64
    2.3.3.2. Thiết kế chỉ tiêu đánh giá .64
    2.3.3.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của NAT&L 65
    iv
    2.4. Tóm tắt chương 2 .69
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
    CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH MÍA ĐƯỜNG NGHỆ AN TATE & LYLE 72
    3.1. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NAT&L 72
    3.1.1. Các yêu cầu thực hiện giải pháp 73
    3.1.2. Các giải pháp nhằm duy trì năng lực cạnh tranh 73
    3.1.2.1. Cải tiến công nghệ sản xuất, tăng hiệu suất thu hồi, tăng chất lượng sản phẩm. 73
    3.1.2.2. Thúc đẩy công tác quảng bá thương hiệu sản phẩm 74
    3.1.2.3. Duy trì sự ổn định của nguồn nhân lực 75
    3.1.3. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh 76
    3.1.3.1. Tập trung đầu tư phát triển và mở rộng vùng nguyên liệu .76
    3.1.3.2. Thực hiện chính sách bán hàng hợp lý, linh hoạt trong thanh toán 78
    3.1.3.3. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp 79
    3.2. Các kiến nghị .80
    3.2.1 Chính phủ và UBND các cấp .80
    3.2.2 Hiệp hội mía đường 81
    3.3. Tóm tắt chương 3 .82
    KẾT LUẬN .83
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
    PHỤ LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đường là một trong những thực phẩm thiết yếu đối với cuộc sống của con
    người, giúp con người phát triển cân đối cả về trí lực và thể lực. Cùng với sự phát triển
    của xã hội loài người thì nhu cầu tiêu thụ đường cũng không ngừng tăng lên.
    Việt nam là nước có điều kiện đất đai, thời tiết và khí hậu khá thích hợp cho
    việc phát triển cây mía song do công nghiệp chế biến đường kém phát triển nên ngành
    sản xuất này ở nước ta thuộc loại nhỏ bé, lạc hậu.
    Năm 1995, thực hiện chương trình mục tiêu đạt “một triệu tấn đường”vào
    năm 2000 của Chính phủ, hàng loạt dự án đầu tư vào ngành công nghiệp mía đường
    được triển khai, có 32 nhà máy đường được xây dựng mới đưa tổng số nhà máy đường
    trên toàn quốc lên tới 44 nhà máy năm 1999. Tổng vốn tín dụng do nhà nước đầu tư
    lên đến 1.848 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài 262,73 triệu USD. Công suất ép của các
    nhà máy được nâng lên 82.950 tấn mía/ngày, diện tích trồng mía mở rộng lên gần
    300.000 ha và sản lượng đường sản xuất tăng nhanh từ 100.000 tấn năm 1994-1995
    lên hơn 1 triệu tấn năm 2000- 2001.
    Mục tiêu về sản lượng đã hoàn thành. Song một nghịch lý đang tồn tại là ngành
    mía đường tuy có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu, nguồn lực vậy mà giá đường sản
    xuất trong nước vẫn quá cao, năng suất công nghiệp thấp, chất lượng hạn chế, mía
    nguyên liệu lúc thiếu lúc thừa, các nhà máy lỗ nhiều hơn lãi, đường nhập lậu tràn lan
    trên thị trường Trong khi đó, lộ trình cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan
    theo cam kết hội nhập AFTA , WTO đã và đang đến rất gần. Nguy cơ bị cạnh tranh
    gay gắt từ các đối thủ trong khu vực và thế giới đã hiển hiện. Trong thời đại mà công
    nghệ thông tin và giao thông khiến cho thế giới có vẻ thu hẹp lại, các doanh nghiệp,
    các ngành công nghiệp và thậm chí các Chính phủ cũng phải học để có thể cạnh tranh
    và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việt Nam là một quốc gia còn nhiều hạn chế về
    tiềm lực kinh tế song Việt Nam xác định không thể đứng ngoài xu thế tất yếu của quá
    trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề đặt ra là hội nhập với lộ trình như thế nào và
    mức độ ra sao để các ngành có quy mô, trình độ khác nhau, có năng lực cạnh tranh và
    lợi thế so sánh khác nhau vẫn có thể vượt qua những thách thức và tận dụng được
    những cơ hội do hội nhập đem lại.
    Vậy thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam hiện nay ra
    sao? Ngành mía đường cần làm gì để có thể tự cứu sống mình và vươn lên cạnh tranh
    thắng lợi trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ?
    2
    Để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp Việt nam nói chung, doanh nghiệp
    ngành mía đường nói riêng cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình vì đó là
    chìa khoá dẫn đến thành công của tất cả các doanh nghiệp.
    Công ty Liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyle (NAT&L) cũng không
    nằm ngoài quy luật này, do đó để duy trì sự hoạt động và phát triển trong môi trường
    cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế giới thì việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của
    Công ty Liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyle trong giai đoạn hiện nay là điều
    hết sức cần thiết.
    Đó là lý do chính em chọn luận văn nghiên cứu: “Nâng cao năng lực cạnh
    tranh của Công ty liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyle”.
    2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
    2.1. Mục tiêu chung
    Luận văn tập trung vào nghiên cứu và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh
    của công ty, từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của NAT&L.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
    nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
    - Đánh giá năng lực cạnh tranh của NAT&L.
    - Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NAT&L.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu các nguồn lực và năng lực cạnh tranh của NAT&L.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Nghiên cứu nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
    NAT&L.
    - Nghiên cứu tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất
    mía đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá. Gồm các Công ty CP mía đường
    Lam Sơn; Công ty TNHH mía đường Việt Đài và Công ty CP mía đường Sông Con.
    - Nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh doanh của NAT&L từ năm 2008 đến năm 2011.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; sử
    dụng kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định
    lượng thông qua các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích lịch sử, so sánh,
    hệ thống, tổng hợp, thống kê, mô tả, kiểm định và phương pháp chuyên gia.
    3
    4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
    Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để hệ thống và bổ sung cơ sở
    khoa học về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Dữ liệu phân tích trong phương
    pháp nghiên cứu định tính là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, trong đó dữ liệu thứ cấp
    là chủ yếu. Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ việc thu thập qua quan sát, tìm hiểu
    các công ty sản xuất mía đường, các dữ liệu định tính trong việc thảo luận, xin ý kiến
    chuyên gia thông qua bảng câu hỏi, sử dụng thang đo likert, để đánh giá năng lực cạnh
    tranh của NAT&L dựa trên nền tảng lý thuyết ma trận hình ảnh cạnh tranh. Các dữ
    liệu thứ cấp được thu thập qua các tài liệu, sử dụng các số liệu từ các báo cáo của Bộ
    Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội mía đường, các báo đài, từ internet và
    các báo cáo của NAT&L.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
    Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm nghiệm, làm rõ và
    xem xét mức độ cạnh tranh trong ngành mía đường ở các tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá.
    Dữ liệu sử dụng để phân tích trong phương pháp này là dữ liệu sơ cấp, được thu thập
    qua điều tra lấy ý kiến chuyên gia. Bảng câu hỏi lấy ý kiến chuyên gia được xây dựng
    dựa trên lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh theo mô hình
    Porter’s Five Forces của giáo sư Michael Porter và các ý kiến đánh giá của các chuyên
    gia trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mía đường. Kết quả các dữ liệu thu thập được
    được phân tích bằng phương pháp thống kê, mô tả, kiểm định trung bình, phân tích
    nhân tố và tương quan giữa các nhân tố qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0.
    5. Những đóng góp và ý nghĩa của Luận văn
    5.1. Những đóng góp của Luận văn
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
    trong các doanh nghiệp sản xuất mía đường.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh qua phương pháp
    đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng ma trận hình ảnh cạnh tranh
    (Competitive Profile Matrix).
    - Phân tích những nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của NAT&L, trên cơ
    sở đó đề ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NAT&L.
    5.2. Ý nghĩa của luận văn
    - Ý nghĩa về mặt lý luận: Xác định lợi thế để nâng cao năng lực cạnh tranh là một
    phương pháp hữu hiệu để giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đồng
    thời xác định đúng hướng đi của mình. Thực tế hiện nay (đặc biệt là các doanh nghiệp
    sản xuất mía đường) rất ít doanh nghiệp ở Việt Nam tiến hành xác định năng lực cạnh
    4
    tranh của mình một cách nghiêm túc và khoa học. Do vậy, đề tài này sẽ trình bày một
    phương pháp tiếp cận để xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và vận dụng
    vào điều kiện cụ thể của NAT&L, từ đó góp phần đem lại những kinh nghiệm cho việc
    xác định vị thế cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành mía
    đường.
    - Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Áp dụng lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh
    nghiệp để xác định các lợi thế cốt lõi cho NAT&L.
    Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, cạnh tranh không chỉ là các
    doanh nghiệp cùng ngành trong nước với nhau mà còn phải cạnh tranh theo đúng cơ
    chế thị trường với các doanh nghiệp nước ngoài, chính vì thế luận văn sẽ là một cơ sở
    mang tính khoa học để cho công ty có thể xem xét áp dụng vào hoạt động của mình để
    cạnh tranh, tồn tại trên thương trường và phát triển bền vững.
    6. Tên và kết cấu của luận văn
    Tên luận văn : “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty liên doanh mía
    đường Nghệ An Tate & Lyle (NAT&L)”
    Ngoài các phần như mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo . Luận văn được kết
    cấu gồm 3 chương:
    Chương 1:Cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của
    doanh nghiệp.
    Chương 2:Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty liên doanh mía đường
    Nghệ An Tate & Lyle.
    Chương 3:Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của
    Công ty liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyle.
    5
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN
    VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
    1.1. Lý thuyết về cạnh tranh
    Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu bởi bản thân nền kinh tế
    cũng vận động theo quy luật cạnh tranh. Điều ngày đòi hỏi các công ty phải bằng mọi
    nỗ lực đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng thông qua các biện pháp khác nhau như nâng
    cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
    Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là động lực cho sự phát triển. Nhưng trong
    cuộc chơi ấy, muốn dành thắng lợi, từng công ty cũng phải tìm mọi cách khai thác lợi
    thế riêng của mình, từ đó phát triển năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
    1.1.1. Cạnh tranh (Competition) Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ
    biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, thể
    thao và thường xuyên được nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng
    như các phương tiện thông tin đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ
    nhiều góc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh.
    Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa chủ thể trong
    nền sản xuất hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu
    thụ hoặc tiêu dùng hàng hoá để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh
    có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng; giữa người tiêu dùng với nhau;
    và giữa người sản xuất với nhau. Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh
    nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia v.v
    điều này chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu được đặt ra ở quy mô doanh nghiệp hay ở quốc
    gia mà thôi. Trong khi đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm
    kiếm lợi nhuận, trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, thì đối với một quốc gia
    mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân vv Có rất nhiều cách hiểu
    và định nghĩa khác nhau về thuật ngữ cạnh tranh:
    Adam Smith cho rằng cạnh tranh có thể làm giảm giá thành và giá cả sản phẩm;
    do đó làm cho toàn xã hội được lợi nhờ sự nâng cao năng suất của doanh nghiệp. Cạnh
    tranh điều tiết sự phân phối tư bản và các tài nguyên kinh tế- xã hội giữa các ngành sản
    xuất với nhau, làm giá cả thay đổi, thúc đẩy kỹ thuật phát triển, đổi mới cơ cấu tổ chức

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tham khảo Tiếng Việt:
    1- PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh (2007), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản
    Khoa học và kỹ thuật.
    2- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Báo cáo kết quả sản xuất
    mía đường vụ 2010- 2011và kết quả thực hiện Quyết định 26/2007/QĐ-TTg, Hà Nội.
    3- Công ty mía đường Nghệ An Tate & Lyle, Báo cáo Tài chính năm 2007,
    2008, 2009, 2010 và 2011.
    4- Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
    thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
    5- Fred R. David, Nhóm dịch giả, 2006, Khái luận về Quản trị chiến lược-
    Concepts of strategic management, Nhà xuất bản Thống kê.
    6- Lê Công Hoa, 2006, Tạp chí công nghiệp, Số tháng 11
    7- Lê Chí Hoà, 2007, Luận văn thạc sỹ: Cơ sở lý thuyết để nâng cao năng lực
    cạnh tranh cho các doanh nghiệp trước thách thức hội nhập WTO.
    8- Nguyễn Trọng Hoài, 2005, Phương pháp nghiên cứu định lượng, Đại học
    kinh tế TP Hồ Chí Minh.
    9- Lê Thành Long, 2009, Tài liệu Quản trị chiến lược, Trường Đại học Bách
    khoa thành phố Hồ Chí Minh.
    10- Micheal E. Porter, dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn, 2011, Chiến lược cạnh
    tranh- Competitive Strategy, Nhà xuất bản trẻ.
    11- Micheal E. Porter, dịch giả Nguyễn Phúc Hoàng, 2009, Lợi thế cạnh tranh-
    Competitive Advantage, Nhà xuất bản trẻ.
    12- PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa, 2007, Giải pháp nâng cao năng lực cạnh
    tranh các doanh nghiệp Việt Nam- Tạp chí cộng sản điện tử số 23(143).
    13- Nguyễn Đình Thọ- Nguyễn Thị Mai Trang, 2009, Nghiên cứu khoa học
    trong Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê.
    14- Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, Phân tích dữ liệu thống
    nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê.
    15- Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, Thống kê ứng dụng trong
    Kinh tế- Xã hội, NXB Thống kê.
    86
    Tài liệu tham khảo Tiếng Anh:
    16- Journal of Management (1991), Vol 17, No 1, page 99- 120.
    17- Micheal E. Porter (1980), Competitive Strategy, The Free Press.
    18- Micheal E. Porter (1985), Competitive Advantage, The Free Press.
    Website:
    http://agroviet.gov.vn;
    http://chinhphu.vn;
    http://mof.gov.vn;
    http://nhansuvietnam.vn;
    http://tapchicongsan.org.vn;
    http://vcci.com.vn;
    http://www.mba-15.com;
    http://www.doanhnhan.net.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...