Thạc Sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Quảng Ngãi – Biscafun tại thị trường miền Trung

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Quảng Ngãi – Biscafun tại thị trường miền Trung

    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    4. Phương pháp nghiên cứu . 2
    5. Những đóng góp của luận văn 4
    6. Kết cấu của luận văn 5
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
    NGHIỆP
    1.1 Lý thuyết về cạnh tranh . 6
    1.1.1 Cạnh tranh 6
    1.1.2 Năng lực cạnh tranh . 7
    1.1.3 Lợi thế cạnh tranh 8
    1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . 9
    1.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô . 9
    1.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô . 10
    1.2.2.1 Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng . 11
    1.2.2.2 Áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành . 12
    1.2.2.3 Áp lực từ các sản phẩm thay thế 12
    1.2.2.4 Áp lực từ phía khách hàng . 13
    1.2.2.5 Áp lực từ phía nhà cung ứng . 13
    1.3 Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . 13
    1.3.1 Năng lực quản trị 14
    1.3.2 Nguồn nhân lực 14
    1.3.3 Năng lực tài chính . 15
    1.3.4 Năng lực sản xuất . 15
    1.3.5 Năng lực Marketing 16
    1.3.6 Năng lực nghiên cứu và phát triển 16
    1.3.7 Hệ thống thông tin 17
    1.4 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . 17
    1.5 Công cụ phục vụ đánh giá năng lực cạnh tranh . 19
    1.6 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến luận văn . 20
    1.7 Kết luận chương 1 . 22
    Chương 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BÁNH
    KẸO QUẢNG NGÃI – BISCAFUN TẠI THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG.
    2.1 Tổng quan về thị trường bánh kẹo Việt Nam . 23
    2.1.1 Quá trình phát triển thị trường bánh kẹo tại Việt Nam 23
    2.1.2 Môi trường kinh doanh ngành bánh kẹo Việt Nam . 24
    2.1.2.1 Thị phần của các công ty trong ngành . 24
    2.1.2.2 Cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước với hàng nhập khẩu 25
    2.2 Tổng quan về công ty bánh kẹo Biscafun 25
    2.2.1 Giới thiệu về Biscafun 25
    2.2.2 Quá trình xây dựng và phát triển . 26
    2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty . 28
    2.2.3.1 Chức năng . 28
    2.2.3.2 Nhiệm vụ 28
    2.2.4 Cơ cấu tổ chức 29
    2.2.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của Biscafun . 31
    2.2.5.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Biscafun 31
    2.2.5.2 Hiệu quả kinh doanh của Công ty bánh kẹo Biscafun . 32
    2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Biscafun 33
    2.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô . 33
    2.3.1.1 Môi trường kinh tế . 33
    2.3.1.2 Môi trường chính trị và pháp luật 36
    2.3.1.3 Môi trường nhân khẩu học . 37
    2.3.1.4 Môi trường văn hóa xã hội . 37
    2.3.1.5 Môi trường công nghệ . 39
    2.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô . 40
    2.3.2.1 Áp lực từ phía khách hàng . 40
    2.3.2.2 Áp lực từ phía nhà cung cấp 41
    2.3.2.3 Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng . 41
    2.3.2.4 Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế 42
    2.3.2.5 Áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành . 43
    2.4 Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của Biscafun 45
    2.4.1 Qui mô công ty . 45
    2.4.2 Nguồn nhân lực 46
    2.4.3 Sức mạnh tài chính . 47
    2.4.4 Các yếu tố về marketing . 50
    2.4.4.1 Sản phẩm . 50
    2.4.4.2 Giá 52
    2.4.4.3 Mạng lưới phân phối . 53
    2.4.4.4 Hoạt động chiêu thị . 55
    2.4.5 Uy tín thương hiệu 58
    2.4.6 Công nghệ sản xuất . 59
    2.4.7 Khả năng quản lý điều hành 61
    2.5 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Biscafun so với các đối thủ cạnh tranh
    tại thị trường miền Trung 61
    2.5.1 Qui trình và phương pháp . 61
    2.5.1.1 Xây dựng khung đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo
    Biscafun 61
    2.5.1.2 Xác định các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty bánh kẹo
    Biscafun tại thị trường miền Trung 64
    2.5.1.3 Lấy ý kiến chuyên gia và khách hàng về năng lực cạnh tranh của
    Biscafun so với các đối thủ cạnh tranh . 64
    2.5.2 Kết quả nghiên cứu 66
    2.5.2.1 Nhóm các chỉ tiêu dành cho các chuyên gia bên trong công ty . 66
    2.5.2.2 Nhóm các chỉ tiêu dành cho các đối tượng bên ngoài công ty 67
    2.5.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Biscafun 76
    2.6 Kết luận chương 2 . 80
    Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG
    LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO QUẢNG NGÃI TẠI THỊ
    TRƯỜNG MIỀN TRUNG.
    3.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo
    Biscafun tại thị trường miền Trung . 81
    3.1.1 Nhóm giải pháp duy trì lợi thế cạnh tranh của Biscafun 81
    3.1.2 Nhóm giải pháp xây dựng lợi thế cạnh tranh cho Biscafun 82
    3.1.3 Nhóm giải pháp hạn chế những bất lợi trong cạnh tranh cua Biscafun 85
    3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty bánh kẹo
    Biscafun 89
    3.2.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 89
    3.2.2 Kiến nghị đối với ngành 90
    3.3 Kết luận chương 3 . 90
    KẾT LUẬN . 92

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức và cơ hội to
    lớn, đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với những đòi hỏi cơ chế kinh tế
    thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc
    liệt, đặc biệt khi Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, do đó
    các doanh nghiệp luôn phải đặt ra những chiến lược, kế hoạch mục tiêu và hành động
    cụ thể để có thể đứng vững trên thương trường. Để đạt được điều đó, nâng cao năng
    lực cạnh tranh cho doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu.
    Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong
    quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng
    trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Trong khi các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang bị thu
    hẹp dần thì các công ty bánh kẹo lớn trong nước ngày càng khẳng định được vị thế
    quan trọng của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm, chất lượng khá tốt,
    phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Ngành bánh kẹo hiện nay đang có xu hướng
    ngày càng tăng về cả số lượng và qui mô doanh nghiệp, vì vậy mức độ cạnh tranh
    trong ngành này là rất cao.
    Công ty bánh kẹo Quảng Ngãi trực thuộc Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi
    được thành lập vào năm 1994. Trong thời gian qua công ty cũng đã có những bước
    phát triển khả quan, thương hiệu Biscafun được nhiều người tiêu dùng biết đến và tín
    nhiệm. Tuy nhiên, hiện tại Công ty cũng đang gặp phải nhiều áp lực cạnh tranh của các
    đối thủ cạnh tranh trong ngành. Trước tình trạng cạnh tranh ngày càng khốc liệt, Công
    ty bánh kẹo Quảng Ngãi – Biscafun rất cần có những biện pháp để đối phó với các đối
    thủ cạnh tranh một cách lành mạnh và hiệu quả.
    Xuất phát từ những lý do nói trên, việc làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh
    tranh cho Công ty bánh kẹo Quảng Ngãi – Biscafun là vấn đề hết sức cần thiết; tuy
    nhiên, từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào thực hiện để giải quyết vấn đề này. Vì
    vậy, đây là lý do để tôi chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty
    bánh kẹo Quảng Ngãi – Biscafun tại thị trường miền Trung”để làm luận văn thạc sĩ
    quản trị kinh doanh của mình.
    2
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
    - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và phương pháp đánh giá năng lực cạnh
    tranh của doanh nghiệp.
    - Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Biscafun trong tương
    quan với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu tại thị trường miền Trung.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty bánh
    kẹo Biscafun.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bánh kẹo
    Biscafun từ năm 2008 đến năm 2010.
    - Nghiên cứu nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
    của Công ty bánh kẹo Biscafun.
    - Nghiên cứu nhận diện những nhân tố tạo nên năng lực cạnh tranh của Công
    ty bánh kẹo Biscafun.
    - Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Biscafun so với các đối
    thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường 6 tỉnh/thành phố (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
    Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa).
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin
    - Đối với thông tin thứ cấp:Các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh
    doanh của Biscafun được thu thập từ các báo cáo, tài liệu của Công ty. Các thông tin
    về đối thủ cạnh tranh tranh được thu thập từ internet.
    - Đối với thông tin sơ cấp[​IMG]ùng phương pháp điều tra khách hàng và lấy ý
    kiến của các chuyên gia.
    4.2 Phương pháp xử lý thông tin
    - Đối với thông tin thứ cấp:Sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, so sánh,
    tổng hợp và tính toán số liệu.
    - Đối với thông tin sơ cấp:
    Thông tin thu thập từ điều tra khách hàng: Sau khi thu thập số liệu điều tra, loại
    bỏ các phiếu điều tra không hợp lệ, dùng phương pháp tổng hợp số liệu bằng Excel và
    rút ra kết luận.
    3
    Thông tin thu thập được từ ý kiến của các chuyên gia: Tổng hợp số liệu thu thập
    được, sau đó tính điểm số trung bình tổng hợp của các chuyên gia.
    4.3 Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh
    4.3.1 Xây dựng nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh
    Để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Biscafun, tác giả xây
    dựng khung đánh giá năng lực cạnh tranh của các công ty trong ngành bánh kẹo. Tiếp
    theo, tác giả chia khung đánh giá này thành hai nhóm: (1) nhóm các chỉ tiêu dành cho
    các chuyên gia bên trong công ty; và (2) nhóm các chỉ tiêu dành cho các đối tượng bên
    ngoài công ty.
    (1) Nhóm các chỉ tiêu dành cho các chuyên gia bên trong công ty bao gồm:
    - Qui mô doanh nghiệp;
    - Trình độ, chất lượng nguồn nhân lực;
    - Thị phần;
    - Sức mạnh tài chính
    - Công nghệ sản xuất;
    - Khả năng quản lý điều hành.
    (2) Nhóm các chỉ tiêu dành cho các đối tượng bên ngoài công ty bao gồm:
    - Uy tín thương hiệu;
    - Khả năng cạnh tranh về giá;
    - Chất lượng sản phẩm;
    - Hình thức mẫu mã sản phẩm;
    - Đa dạng sản phẩm;
    - Mạng lưới phân phối;
    - Hiệu quả marketing;
    - Lòng trung thành của khách hàng.
    4.3.2 Lấy ý kiến của chuyên gia và khách hàng
    4.3.2.1 Lấy ý kiến của chuyên gia
    a. Đối tượng điều tra
    Các chuyên gia được lựa chọn bao gồm: Giám đốc, Phó giám đốc kỹ thuật, Thư
    ký chất lượng môi trường, các trưởng phòng gồm: phòng thị trường, phòng tài chính –
    kế toán, phòng nghiên cứu – phát triển, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng kỹ thuật và
    4
    phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm trong Công ty bánh kẹo Biscafun. Như vậy, số
    lượng chuyên gia được lấy ý kiến là 9 người.
    b. Nội dung điều tra
    - Đánh giá mức độ quan trọng của các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của
    các công ty trong ngành bánh kẹo.
    - Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Biscafun so với các đối
    thủ cạnh tranh tại thị trường miền Trung, các chỉ tiêu được đánh giá bao gồm 6 chỉ tiêu
    sau: (1) Quy mô doanh nghiệp; (2) Chất lượng nguồn nhân lực; (3) Thị phần; (4) Sức
    mạnh tài chính; (5) Công nghệ sản xuất; và (6) Khả năng quản lý điều hành.
    4.3.2.2 Điều tra khách hàng
    a. Đối tượng điều tra
    Bao gồm 200 khách hàng, 30 đại lý và 10 nhân viên trải rộng trên 6 tỉnh/thành
    phố (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa). Như
    vậy, tổng số mẫu được chọn là 240 mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
    b. Nội dung điều tra
    Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Biscafun so với các đối thủ
    cạnh tranh tại thị trường miền Trung, các chỉ tiêu đánh giá bao gồm 8 chỉ tiêu sau: (1)
    Uy tín, thương hiệu; (2) Khả năng cạnh tranh về giá; (3) Chất lượng sản phẩm; (4)
    Hình thức mẫu mã; (5) Sự đa dạng của sản phẩm; (6) Hệ thống phân phối; (V7) Hiệu
    quả marketing; và (8) Lòng trung thành của khách hàng.
    4.3.3 Công cụ phục vụ cho việc đánh giá năng lực cạnh tranh
    Sử dụng công cụ ma trận hình ảnh cạnh tranh nhằm đánh giá và so sánh năng
    lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Biscafun với các đối thủ cạnh tranh gồm: Bibica
    và Hải Hà; trên cơ sở đó các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty bánh
    kẹo Biscafun được đề xuất.
    5. Những đóng góp của luận văn
    5.1 Những đóng góp về mặt khoa học.
    Đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Quảng Ngãi –
    Biscafun tại thị trường miền Trung” góp phần hoàn thiện và hệ thống hoá các cơ sở lý
    thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; vận dụng cơ sở lý thuyết đó vào thực
    tế để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo
    Biscafun trong thời gian tới.
    5
    5.2 Những đóng góp về mặt thực tiễn
    - Đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo
    Biscafun.
    - Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho
    Công ty bánh kẹo Biscafun, giúp Công ty có thể áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh
    doanh của mình để họ có thể đứng vững hơn trên thị trường trong bối cảnh cạnh tranh
    ngày càng khốc liệt.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
    của luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
    Chương 2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Quảng Ngãi –
    Biscafun tại thị trường miền Trung.
    Chương 3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
    của Công ty bánh kẹo Quảng Ngãi – Biscafun tại thị trường miền Trung.
    6
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
    CỦA DOANH NGHIỆP.
    1.1 Lý thuyết về cạnh tranh
    1.1.1 Cạnh tranh
    Trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội, lý luận về cạnh tranh đã không ngừng
    được các nhà kinh tế hoàn thiện cho phù hợp với môi trường. Cho đến nay, các nhà
    khoa học vẫn chưa đi đến thống nhất về khái niệm cạnh tranh. Cạnh tranh là một hiện
    tượng vốn có của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh xuất hiện ở mọi lĩnh vực, mọi công
    đoạn của quá trình kinh doanh và gắn liền với bất cứ chủ thể nào đang hoạt động trên
    thị trường. Do đó, cạnh tranh được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào
    ý định và hướng tiếp cận của các nhà khoa học.
    Với tư cách là động lực nội tại trong mỗi một chủ thể kinh doanh, cạnh tranh
    được cuốn Black’Law Dictionary diễn tả là “sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều
    thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba”. Với tư
    cách là hiện tượng xã hội, theo cuốn Từ điển Kinh doanh của Anh xuất bản năm 1992,
    cạnh tranh được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh
    nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên hoặc cùng một loại khách hàng về phía
    mình”.
    Theo Từ điển Tiếng Việt: “Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người
    sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị
    trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị
    trường có lợi nhất” [17].
    Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004) cho rằng cạnh tranh không phải là sự hủy diệt
    mà là sự thay đổi; thay thế những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sử dụng lãng phí các
    nguồn lực của xã hội bằng các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, nhằm đáp ứng tốt
    hơn nhu cầu của xã hội, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Tuy nhiên để cạnh
    tranh được và cạnh tranh một cách lành mạnh không phải là dễ bởi nó phụ thuộc vào
    tiềm năng, lợi thế và nhiều yếu tố khác của doanh nghiệp hay một quốc gia, đó chính
    là khả năng cạnh tranh của mỗi quốc gia, hay một ngành, một công ty, xí nghiệp [16].
    Micheal Porter (1985) đưa ra định nghĩa về cạnh tranh như sau: Cạnh tranh hiểu
    theo cấp độ doanh nghiệp là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách
    hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của cạnh

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Công ty cổ phần bánh kẹo Bibica (2010), Báo cáo thường niên 2010,
    http://www.bibica.com.vn
    2. Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (2010), Báo cáo thường niên 2010,
    http://www.haihaco.com.vn
    3. Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô (2010), Báo cáo thường niên 2010,
    http://www.kinhdo.vn
    4. Công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt (2010), Báo cáo ngành bánh kẹo năm 2010,
    http://www.tvsc.vn
    5. Đỗ Văn Tính (2006), Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Kinh Đô đến năm
    2011, Luận văn thạc sĩ.
    6. Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt (2010), Quản Trị Chiến Lược, NXB Thống
    kê.
    7. Fred R David (2006), Khái luận về Quản trị chiến lược – Concepts of strategic
    management, NXB Thống kê.
    8. Lê Chí Hòa (2007), Cơ sở lý thuyết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
    doanh nghiệp trước thách thức hội nhập WTO, Luận văn thạc sĩ.
    9. Lê Thế Giới, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Hữu Hải (2009), Quản Trị Chiến Lược,
    NXB Thống kê, Đà Nẵng.
    10. Micheal E. Porter, dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn (2009), Chiến lược cạnh tranh,
    NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh.
    11. Micheal E. Porter, dịch giả Nguyễn Phúc Hoàng (2009), Lợi thế cạnh tranh, NXB
    Trẻ TP. Hồ Chí Minh.
    12. Nguyễn Thế Nghĩa (2007), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
    nghiệp Việt Nam”, Tạp chí cộng sản điện tử số 24 (143)
    13. Nguyễn Thị Kim Anh (2007), Quản trị chiến lược, NXB Khoa học và kỹ thuật.
    14. Phạm Minh Tuấn (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa
    Việt Nam – Vinamilk, Luận văn thạc sĩ.
    15. Rudofl Grunig, Richard Kuhn, dịch giả Lê Thành Long, Phạm Ngọc Thúy, Võ Văn
    Huy, Hoạch định chiến lược theo quá trình, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
    95
    16. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), Thị trường, chiến lược và cơ cấu: cạnh tranh về
    giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, NXB TP. Hồ Chí Minh.
    17. Trung tâm Vietlex (2009), Từ điển tiếng việt thông dụng, NXB Đà Nẵng.
    Tiếng Anh
    18. James Craig và Rober Grant (1993), Strategy Management.
    19. Micheal E. Porter (1980), Competitive Strategy, The Free Press.
    20. Micheal E. Porter (1985), Competitive Advantage, The Free Press.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...