Thạc Sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài:
    Thế giới đang bước vào kỷ nguyên của hội nhập kinh tế và xu hướng
    toàn cầu hoá diễn ra rộng khắp. Sự xuất hiện của các khối kinh tế và mậu dịch
    trên thế giới là một tất yếu khách quan, một nấc thang phát triển mới trong
    quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế. Khi gia nhập vào các tổ chức thương mại
    trong khu vực và trên thế giới, mỗi quốc gia đều muốn hướng tới một nền
    kinh tế phát triển, một xã hội văn minh, hiện đại, đời sống được cải thiện.
    Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hệ thống tài chính – ngân hàng cạnh
    tranh và mở cửa là hệ thống tài chính tốt nhất cho phát triển kinh tế. Hội nhập
    tạo động lực cho các ngân hàng thương mại trong nước đổi mới và phát triển,
    nhưng hội nhập cũng mang lại những thách thức không nhỏ nếu không muốn
    nói là rất lớn cho các ngân hàng yếu và non trẻ.
    Trong thời gian qua, cùng với việc đổi mới các cơ chế vận hành của
    nền kinh tế thị trường Việt Nam theo hướng hội nhập, các ngân hàng thương
    mại nhà nước Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong việc nâng
    cao năng lực cạnh tranh để chuẩn bị cho hội nhập quốc tế bằng các biện pháp:
    tăng quy mô vốn, phát triển công nghệ, ứng dụng các nghiệp vụ ngân hàng
    hiện đại, tăng cường hoạt động Marketing. Tuy nhiên, so với các ngân hàng
    thương mại hiện đại tại các nước đã và đang phát triển trên thế giới, thậm chí
    so với một số ngân hàng thương mại cổ phần trong nước thì các ngân hàng
    thương mại nhà nước Việt Nam còn rất nhiều hạn chế về năng lực cạnh tranh.
    Những hạn chế thể hiện ở chỗ: hoạt động chưa thực sự theo các quy luật của
    thị trường, tiềm lực tài chính yếu, gia tăng giá trị doanh nghiệp không phải là
    mục tiêu duy nhất cộng với các cơ chế quản trị vẫn còn yếu. Để có thể đứng
    vững và phát triển trong cơ chế thị trường theo yêu cầu phát triển kinh tế của
    đất nước trong hiện tại và trong tương lai, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng
    bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước
    Việt Nam.
    Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao năng
    lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong
    quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài nghiên cứu.
    2. Đối tượng nghiên cứu:
    Các Ngân hàng thương mại nhà nước được nghiên cứu trong luận văn
    là: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt
    Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
    triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu
    Long.
    3. Mục đích nghiên cứu:
    Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương
    mại nhà nước Việt Nam để từ đó có cơ sở đề ra các giải pháp nâng cao năng
    lực cạnh tranh cho các ngân hàng này trong quá trình hội nhập quốc tế.
    Với mục đích nghiên cứu đó, nhiệm vụ luận văn cần thực hiện:
    - Nghiên cứu về mặt lý luận năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực
    cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nói riêng.
    - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
    nhà nước Việt Nam.
    - Từ cơ sở lý luận và việc phân tích thực tế năng lực cạnh tranh của các
    ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam, đề ra các giải pháp nhằm nâng
    cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...