Thạc Sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Tp. Hồ Chí Minh trong thời kỳ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng, biểu
    Mở đầu
    CHƯƠNG1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM Trang
    1.1 Hoạt động kinh doanh của NHTM
    1.1.1 Khái niệm về NHTM 1
    1.1.2 Các nghiệp vụ của NHTM .1
    1.2 Tác động hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành NH Việt Nam
    1.2.1. Các cam kết hội nhập quốc tể trong lĩnh vực NH 6
    1.2.2. Cạnh tranh trong điều kiện hội nhập 11
    1.3 Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong bối cảnh hội nhập
    1.3.1. Năng lực canh tranh của các NHTM và các chiến lược cạnh tranh .13
    1.3.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM 14
    1.4. Thực tiễn kinh nghiệm Trung Quốc về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam . 15
    Kết luận chương 1
    Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NHTMCP TẠI TPHCM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
    2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của TPHCM 19
    2.2. Khai lược hệ thống NHTMCP TPHCM .20
    2.2.1. Sự hình thành và phát triển của các NHTMCP TPHCM 20
    2.3. Năng lực cạnh tranh của các NHTMCP trong thời kỳ hội nhập
    - 4 -
    .2.3.1. Năng lực tài chính 21
    2.3.2. Năng lực công nghệ 30
    2.3.3. Nhân lực 32
    2.3.4. Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức 32
    2.3.5. Mức độ đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, phát triển mạng lưới .33
    2.3.6. Thương hiệu 36
    2.4 Vận dụng mô hình SWOT để xác định ưu thế cạnh tranh của NHTMCP
    2.4.1. Những lợi thế . 38
    2.4.2. Những khó khăn 4 0
    2.4.3. Những cơ hội 41
    2.4.4. Những thách thức 43
    Nhận xét
    2.5. Dự báo xu hướng phát triển của các NHTMCP trong thời gian tới
    2.5.1. Tiếp tục đầu tư hiện đại hóa và đa dạng hóa sản phẩm, hoạt động dịch vụ tăng nhanh . 45
    2.5.2. Sự chuyên biệt hóa ngày càng sâu sắc, chọn lối đi riêng trên những phân khúc thị trường nhất định 46
    2.5.3. Củng cố, gia tăng mạng lưới và cạnh tranh nguồn nhân lực chất lượng cao 46
    2.5.4. Vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau và đẩy mạnh các hợp tác chiến lược .47
    2.5.5. Tăng nhanh tiến trình quốc tế hóa và nhanh chóng gia nhập làn sóng toàn cầu hóa, thu hút
    ngoại lực và vươn ra các nước trong khu vực . 47
    Kết luận chương 2
    Chương 3: CÁC ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NHTMCP TẠI TPHCM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
    3.1. Định hướng phát triển hệ thống các TCTD đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
    - 5 -
    3.1.1. Định hướng phát triển ngành ngân hàng 49
    3.1.2. Định hướng phát triển các NHTMCP 51
    3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP tại TPHCM trong thời kỳ hội nhập
    3.2.1. Tăng năng lực tài chính 52
    3.2.2. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 55
    3.2.3. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, phát triển mạng lưới hoạt động bền vững 56
    3.2.4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực . 57
    3.2.5. Tăng cường liên kết giữa các ngân hàng trong nước với nhau 58
    3.2.6. Liên doanh liên kết với các ngân hàng nước ngoài .6 1
    3.2.7. Xây dựng chiến lược kinh doanh trong dài hạn 63
    3.3. Giải pháp hỗ trợ từ phía NHNH
    3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng . 64
    3.3.2. Nâng cao năng lực NHNN về điều hành chính sách tiền tệ 65
    3.3.3. Nâng cao năng lực NHNN về thanh tra, giám sát ngân hàng 66
    3.4. Giải pháp hỗ trợ từ chính quyền Thành phố . 67
    Kết luận chương 3
    KẾT LUẬN
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục

    CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHTMCP & CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
    1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTMCP:
    1.1.1. Bản chất của NHTMCP:
    Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh về tiền tệ với họat động thường xuyên là huy động vốn, cho vay, chiết khấu và cung cấp các dịch vụ tài chính.
    NHTMCP là ngân hàng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước.
    Về bản chất, NHTMCP cũng là một loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế, có các đặc điểm giống như những doanh nghiệp khác như được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật nhưng do hàng hoá kinh doanh là loại hàng hoá đặc biệt: tiền tệ, kim loại quý, giấy tờ có giá trị . có tính lưu chuyển cao và chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của Nhà nước nên NHTMCP được xem là loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực kinh tế tổng hợp.
    Xét về hoạt động kinh doanh, NHTMCP có một số đặc trưng là: (i) hàng hoá kinh doanh là tiền tệ, là loại hàng hoá có tính xã hội hóa cao, dễ chuyển đổi thành các loại hàng hoá khác; loại hàng hoá đặc biệt này được kiểm soát lưu hành với số lượng có hạn; (ii) hoạt động của ngân hàng được đặt trên nền tảng của sự tín nhiệm và hết sức mẫn cảm với những biến động của nền kinh tế; (iii) khách hàng có thể vừa là nhà cung cấp đầu vào (gửi tiền) cho ngân hàng vừa là người sử dụng sản phẩm (tín dụng, dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại hối, giấy tờ có giá .) của ngân hàng; (iv) thị trường kinh doanh có tính chất của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo; (v) kinh doanh ngân hàng luôn đòi hỏi phải tiếp cận ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại nhằm tăng cường tính an toàn và tiện nghi cho khách hàng; (vi) công nghệ ngân hàng là công nghệ đặc biệt: công nghệ biến đổi cơ cấu thời hạn của
    Trang 2
    Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập
    các đồng tiền; (vii) hoạt động ngân hàng mang tính quốc tế do phải thực hiện các quan hệ giao dịch với nước ngoài và phải thực hiện các thông lệ, tập quán quốc tế . nên cũng chịu ảnh hưởng của các diễn biến, tác động thay đổi của nền kinh tế thế giới; (viii) là thành phần thuộc "trung tâm biến đổi và tiếp nhận rủi ro" trong nền kinh tế ;(ix) là phương tiện nối dài tác động đến sự tăng trưởng của nền kinh tế nên bị Nhà nước kiểm soát chặt chẽ thông qua hệ thống các văn bản pháp quy nhằm thực thi các chính sách của Nhà nước như mức vốn tối thiểu, giới hạn lĩnh vực kinh doanh, ấn định lãi suất, tỉ giá hối đoái, tỉ lệ DTBB, hạn mức tín dụng .
    1.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHTMCP (Hình 1a):
    NHTMCP được thành lập và được điều phối bởi Luật các Tổ chức Tín dụng, Luật Doanh nghiệp và các quy định khác có liên quan của pháp luật VN. Theo đó, Đại hội đồng (đại biểu) cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của NHTCMP; bên dưới là các cơ quan: HĐQT, BKS, BĐH và hệ thống tổ chức các đơn vị chức năng, nghiệp vụ: Sở giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Công ty trực thuộc, đơn vị sự nghiệp . hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ .
    1.1.3. Chức năng, vai trò của NHTMCP:
    1.1.3.1. Các chức năng của NHTMCP:
    ã Trung gian tín dụng: là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của ngân hàng; đóng vai trò "đi vay để cho vay" nhằm thực hiện huy động, tập trung tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho vay các nhu cầu trong xã hội nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
    ã Trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán: trong việc quản lý tiền tại tài khoản của các chủ tài khoản thanh toán, NHTMCP đã đảm bảo cho khách hàng tiền được cất giữ an toàn, việc thu chi thanh toán được tiện lợi, nhanh chóng thông qua việc cung cấp các công cụ lưu thông tín dụng: séc, uỷ nhiệm chi/thu, thẻ thanh toán . tiết kiệm cho khách hàng rất nhiều chi phí và thời gian.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...