Tiến Sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các khách sạn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2011


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    MỤC LỤC . ii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH . vii
    MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM
    QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH KHÁCH SẠN .
    11
    1.1. Đặc điểm của kinh doanh khách sạn .11
    1.2. Năng lực cạnh tranh khách sạn .14
    1.3. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh khách sạn .28
    1.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số tập đoàn khách sạn quốc tế 39
    Kết luận chương 1 47

    CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC KHÁCH SẠN VIỆT NAM 49
    2.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các khách sạn Việt Nam .49
    2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các khách sạn Việt Nam trên phạm vi ngành 62
    2.3. Hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của một số khách sạn tiêu biểu .70
    2.4. Đánh giá về năng lực cạnh tranh của các khách sạn Việt Nam 92
    Kết luận chương 2 99

    CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC KHÁCH SẠN VIỆT NAM .101
    3.1.Xu hướng phát triển của thị trường khách du lịch quốc tế 101
    3.2.Tác động của việc gia nhập WTO và những vấn đề đặt ra đối với năng lực cạnh tranh của các khách sạn Việt nam. 105
    3.3.Quan điểm, phương hướng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các khách sạn Việt Nam . 113
    3.4.Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các khách sạn Việt Nam . 118
    Kết luận chương 3 134
    PHẦN KẾT LUẬN .137
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 139

    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


    Trong gần hai thập kỷ của thời kỳ đổi mới, ngành kinh doanh khách sạn của Việt Nam đã có những bước tiến khá nhanh. Cùng với sự tăng trưởng của du lịch cả nước, các doanh nghiệp khách sạn cũng đang có những bước phát triển nhanh chóng. Nếu như đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, khi Việt Nam mới mở cửa, cả nước chỉ có 350 khách sạn với 1.700 buồng thì tại thời điểm tháng 3/2008 Việt Nam đã có 4.280 khách sạn với 97.833 buồng đạt tiêu chuẩn.
    Mặc dù vậy, các doanh nghiệp khách sạn Việt Nam vẫn còn có một khoảng cách về cả quy mô và năng lực cạnh tranh so với các khách sạn nước ngoài và được quản lý bởi các thương hiệu nổi tiếng quốc tế ở trong nước cũng như khu vực Đông Nam Á Phần lớn các khách sạn Việt Nam vẫn chưa thật sự năng động và mạnh dạn trong đầu tư, chưa có đủ điều kiện để tạo ra những sản phẩm thực sự hấp dẫn, khả năng cạnh tranh còn thấp. Nhiều khách sạn còn chưa có được một chiến lược lâu dài xây dựng những thương hiệu sản phẩm của mình, kỹ năng quản lý, thị trường còn rất hạn chế.
    Đối với thế giới, hình ảnh du lịch Việt Nam vẫn chưa có được vị trí vững chắc trên thị trường quốc tế. Ngoài yếu tố an toàn và thân thiện, môi trường vĩ mô chưa thật sự thuận lợi đối với khách du lịch. Vì những lý do đó, Việt Nam vẫn chưa phải là điểm đến quan trọng đối với hầu hết các thị trường gửi khách quốc tế chủ yếu.
    Những vấn đề cấp bách nhằm tăng cường năng lực quản lý điều hành, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn Việt Nam không chỉ đòi hỏi phải giải quyết bằng các hoạt động thực tiễn, mà chúng cần phải được hoàn thiện trước hết về cơ sở khoa học. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu và lý luận về năng lực cạnh tranh khách
    sạn vẫn còn tương đối hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là ngành kinh doanh khách sạn còn khá mới mẻ, phạm vi kinh doanh tương đối rộng và liên quan đến quá nhiều ngành, nội dung và hình thức kinh doanh luôn có nhiều thay đổi. Từ đó, hệ thống lý luận về hoạt động của các doanh nghiệp khách sạn chưa thật sự đầy đủ và mang tính khái quát cao. Hiểu biết về năng lực cạnh tranh, các phương pháp dựa trên cơ sở khoa học để đánh giá về năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khách sạn còn chưa được coi trọng và thiếu thống nhất. Nhận thức chưa đầy đủ về mặt lý luận đã dẫn đến việc vận dụng lý luận vào thực tiễn còn có nhiều khó khăn và lúng túng.
    Xuất phát từ những yêu cầu trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các khách sạn Việt Nam trong thời gian tới” làm luận án tiến sỹ khoa học kinh tế.

    2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

    2.1 Mục đích
    Luận án được thực hiện nhằm góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các khách sạn Việt Nam trong bối cảnh đất nước đang hội nhập quốc tế ngày một sâu và toàn diện.
    2.2 Nhiệm vụ
    Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung thực hiện 3 Nhiệm vụ chủ yếu sau:

    - Làm rõ những luận cứ khoa học về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trên các cấp độ cạnh tranh: quốc gia, ngành (Du lịch) doanh nghiệp (khách sạn) và sản phẩm cụ thể Luận án sẽ đưa ra nội dung, chỉ tiêu và phương pháp đánh giá NLCT khách sạn.
    - Phản ánh, phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của các khách sạn Việt Nam, làm rõ những khó khăn và thuận lợi, những điểm mạnh và điểm yếu về môi trường cạnh tranh trên phạm vi quốc gia.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...