Thạc Sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong những năm gần đây, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã phát triển cả về quy mô sản xuất, khối lượng, giá trị xuất khẩu. Sản phẩm gỗ Việt Nam đã có mặt tại hơn 120 quốc gia trên thế giới, trong đó Mỹ, Nhật Bản và EU là 3 thị trường chính. Ngoài ra, các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông . cũng đầy tiềm năng. Tuy nhiên, với việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO, bên cạnh lợi thế là không ít khó khăn nếu không có sự chuẩn bị chu đáo. Là một trong mười mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước, nhưng sự tăng trưởng của mặt hàng gỗ xuất khẩu được đánh giá là thiếu bền vững và dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài. Gia nhập WTO là cơ hội lớn để vươn tới các thị trường tiềm năng. Các doanh nghiệp sẽ dễ dàng thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư công nghệ chế biến tiên tiến, hiện đại; được hưởng thuế ưu đãi từ các nước thành viên . Bên cạnh đó cũng đặt ra cho các doanh nghiệp nhiều thách thức lớn như chưa có khả năng tiếp nhận những đơn hàng lớn, mẫu mã sản phẩm chưa phong phú, đa dạng, công nghệ chế biến còn thô sơ và mang nặng tính thủ công, giá thành sản phẩm cao, áp lực cạnh tranh nặng nề .

    Do thực hiện một số chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ, sự quan tâm chỉ đạo điều hành của các ngành và địa phương, sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc sản xuất và tìm kiếm thị trường, các doanh nghiệp chế biến gỗ Quảng Ngãi những năm qua đã có bước phát triển mới; vươn lên thành một ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu đáng kể của tỉnh; góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, tiêu thụ sản phẩm cho nghề rừng. Tuy vậy, những hạn chế mà ngành đang đối mặt đã tác động không nhỏ đến khả năng cạnh tranh: năng lực cung ứng sản phẩm gỗ cho xuất khẩu chưa cao; nguồn nguyên liệu trong nước chưa ổn định, mới đáp ứng được ở mức độ thấp cả về số lượng và chất lượng; qui mô sản xuất, chế biến còn nhỏ, phân tán; máy móc, thiết bị và công nghệ lạc hậu; trình độ tổ chức quản lý kinh doanh và tay nghề yếu của đội ngũ lao động; sản phẩm, mẫu mã chưa đa dạng; công tác thị trường, xúc tiến thương mại, tổ chức quản lý, phân công, hợp tác trong lĩnh vực này còn yếu

    Trong một môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp chế biến gỗ Quảng Ngãi phải có sự chuẩn bị về lực và định hướng chiến lược phát triển. Nếu doanh nghiệp không có đủ lực, thờ ơ với cạnh tranh thì sẽ bị loại bỏ ra khỏi thị trường. Do đó đặt ra yêu cầu cần phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh, nghiên cứu những nhân tố đã và đang tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp. Xuất phát từ nhận thức lý luận và thực tiễn như vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...