Thạc Sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh cảu Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Từ Đại hội Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986) đến nay, Đảng ta luôn khẳng định nhất quán mục tiêu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần (kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) và nhấn mạnh các thành phần kinh tế đó đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Có thể nói đây là quá trình đổi mới tư duy của Đảng có tầm quan trọng đặc biệt, nó tạo điều kiện cho mọi cá nhân, đơn vị, tập thể khai thác phát huy tiềm năng, nội lực, tạo ra một tổng hợp lực thật sự cho việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xá hội chủ nghĩa. Những thành phần kinh tế này có diện mạo riêng nhưng đều nằm trong sự thống nhất của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa lâu dài, vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh góp phần phát triển vững mạnh nền kinh tế nước ta trong điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
    Hưởng ứng nghị quyếtcủa Đảng, được sự đồng tình tích cực của nhân dân, các thành phần kinh tế tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước, các doanh nghiệp trong nước không ngừng nâng cao hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh, tạo thêm nhiều việc làm, đầu tư nhiều hơn vào khu vực sản xuất, tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động công ích, hợp tác liên doanh với nhau để phát triển.
    Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường được thành lập từ năm 1984 khởi đầu từ một xí nghiệp vận tải thủy, đến nay đã trở thành một tập đoàn kinh tế tư nhân với quy mô 30 đơn vị thành viên, nhân sự khoảng 5.000 người, tổng mức vốn điều lệ hơn 20.000 tỷ đồng, hoạt động trên các lĩnh vực chính là: Xây dựng cơ bản; Kinh doanh bất động sản; Thương mại; Khách sạn du lịch. Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và được tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại trên thế giới, hiện nay Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường đang trên đà ổn định và phát triển, thực hiện các dự án tại nhiều tỉnh thành nhưu Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Kiên Giang . để góp phần xây dựng kinh tế xã hội của đất nước ngày càng giàu mạnh.
    Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội là sự hình thành nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận cho mình. Các doanh nghiệp này không ngừng nâng cao chất lượng các nguồn lực, đổi mới công nghệ để mong chiếm được vị thế tốt trên thị trường. Do vậy mà môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và phức tạp hơn.
    Trước những cơ hội và thách thức đó, Tập đoàn Nam Cường cần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế của mình trên thị trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Để tìm được phần nào câu trả lời cho vấn đề trên, cần có phương pháp nghiên cứu sâu sắc về lý luận cũng như thực tiễn để đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất. Đây là lý do tác giả chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh cảu Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường” làm đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ kinh tế.

    1. Tình hình nghiên cứu
    Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trên toàn thế giới quan tâm. Đối với Việt Nam, vấn đề cạnh tranh bắt đầu được nhắc đến nhiều khi Việt Nam chuyển đổi nên kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đã có nhiều cuộc hội thảo, công trình nghiên cứu, luận văn . nghiên cứu vấn đề này. Một số nghiên cứu tiêu biểu như: 1) Nguyễn Vĩnh Thanh, 2009, Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 143-03. 2) PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa, 2009, Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. 3)TS. Lê Đăng Doanh, 2003, Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam .
    Các nghiên cứu trên đã hệ thống được cơ sở lý luận về cạnh tranh và những kinh nghiệm thực tế quý báu. Tuy nhiên nghiên cứu về đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp tư nhân chưa được chú trọng, và đặc biệt là đề tài nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường vẫn chưa được thực hiện. Chính vì vậy, tác giả mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu theo hướng này .

    1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

    • Mục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường, đánh giá những thành công đã đạt được trong những năm qua, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng, từ đó chỉ ra định hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn trong thời gian tới, đặc biệt trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
    • Nhiệu vụ nghiên cứu:

    • Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về năng lực canh tranh của doanh nghiệp
    • Nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế và kinh nghiệm của các tập đoàn kinh tế khác của Việt Nam, rút ra bài học về năng lực cạnh tranh.
    • Làm rõ năng lực cạnh tranh của Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường, đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó
    • Đưa ra các định hướng, tìm kiếm và đề xuất giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường trong thời gian tới

    1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường
    • Phạm vi nghiên cứu: Các lĩnh vực chính của Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường là: Xây dựng cơ bản; Kinh doanh bất động sản: Thương mại; Khách sạn du lịch. Do thời gian có hạn nên trong phạm vi đề tài này, luận văn đi sâu nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tập đoàn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
    Phạm vi thời gian: Luận văn chọn mốc thời gian từ năm 2005 đến nay.

    1. Phương pháp nghiên cứu
    Luận băn sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học kinh tế là phương pháp duy vật biên chứng và phương pháp duy vật lịch sử, kết hợp giữa logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp. Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp thông kê, so sánh định lượng nhằm tạo một phương pháp tiếp cận phù hợp với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu.

    1. Dự kiến đóng góp mới của luận văn

    • Về lý luận: Khái quát những vấn đề cơ bản về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hiện nay. Trên cơ sở đó chỉ ra cách thức vận dụng các lý luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong thời gian tới.
    • Về thực tiễn:

    • Khái quát một số bài học về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó chỉ ra những vấn đề quan tâm khi xây dựng chiến lược cạnh tranh một sản phẩm nào đó cho doanh nghiệp
    • Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn cho thấy toàn cảnh nội dung về năng lực cạnh tranh của Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường, những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của thực trạng đó.
    • Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường.

    1. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
    Chương 2:Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường
    Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường.
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 3
    CHƯƠNG 1. 8
    NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH (NLCT) VÀ KINH NGHIỆM NÂNG CAO NLCT CỦA DOANH NGHIỆP. 8
    1.1. Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh doanh nghiệp. 8
    1.1.1. Khái niệm và phân loại cạnh tranh. 8
    1.1.2. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp. 15
    1.1.3. Vai trò của cạnh tranh. 23
    1.2. Năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 26
    1.2.1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 28
    1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 33
    1.2.2.1.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 33
    1.3. Kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của một số tập đoàn kinh tế. 44
    1.3.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần xây dựng XNK Việt Nam Vinaconex 44
    1.3.2. Kinh nghiệm của Công ty cổ phần VINCOM 45
    CHƯƠNG 2. 48
    THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN NAM CƯỜNG 48
    2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường. 48
    2.1.1. Quá trình hình thành phát triển, cơ cấu tổ chức và lĩnh vực kinh doanh. 48
    2.1.2. Hoạt động kinh doanh của TTĐKTTN Nam Cường trong thời gian gần đây. 52
    2.1.2.1. Tình hình chung. 52
    2.1.2.2. Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản. 54
    2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường. 55
    2.2.1.Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của TĐKTTN Nam Cường. 55
    2.2.1. 1.Năng lực tài chính của Nam Cường. 55
    2.2.1.2. Nguồn vốn huy động cho các dự án. 56
    2.2.1.3. Đội ngũ lãnh đạo và đội ngũ triển khai 58
    2.2.1.4. Marketing và thương hiệu. 59
    2.2.2.Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của TĐKTTN Nam Cường. 61
    2.2.2.1. Diễn biến chính sách tiền tệ. 61
    2.2.2.2. Nguồn cung hàng trong tương lai 63
    2.2.2.3.Tính chu kỳ của thị trường bất động sản. 64
    2.2.2.4. Sự thiếu đồng bộ và hạn chế trong khâu đào tạo ngành bất động sản. 65
    2.2.3. Phân tích năng lực cạnh tranh của tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường. 66
    2.2.3.1.Gia tăng năng lực cạnh tranh nhờ phát huy tốt hiêu quả hoạt động kinh doanh của TĐKTTN Nam Cường 66
    2.2.3.2. Xây dựng lợi thế cạnh tranh nhờ quỹ đất sạch. 67
    2.2.3. 3.Cạnh tranh nhờ chiến lược định giá thấp hơn mức trung bình của ngành. 69
    2.2.3.4. Chiến lược phân phối trực tiếp, công khai, minh bạch thông qua sàn giao dịch bất động sản của Nam Cường đã tạo ra thành công vang dội. 70
    2.3 Đánh giá tổng quát về năng lực cạnh tranh của Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường. 71
    2.3.1.Ma trận đánh giá các yếu tô bên trong củaTĐKTTN Nam Cường. 72
    2.3.2.Ma trận đánh giá các yếu tô bên ngoài của TĐKTTN Nam Cường. 73
    2.3.3. SWOT TĐKTTN Nam Cường. 75
    2.3.4. Những hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra. 77
    CHƯƠNG 3. 79
    NHỮNG GIAI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰCCẠNH TRANH CHO TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN NAM CƯỜNG 79
    3.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh và yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn kinh tế Nam Cường 79
    3.1.1.Bối cảnh hiện nay và yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn. 79
    3.1.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn 85
    3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tập đoàn. 88
    3.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển TĐKTTN Nam Cường tới năm 2020. 88
    3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sự đa dạng của các dịch vụ cung cấp. 89
    3.2.3. Xây dựng chính sách giá bất động sản mang tính cạnh tranh cao. 90
    3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 91
    3.2.6. Xây dựng cho mình một hình tượng tốt đẹp với công chúng. 93
    3.2.7. Giải pháp tài chính. 94
    3.2.8.Hoàn thiện cơ cấu tổ chức. 97
    3.2.9. Một số khuyến nghị và tóm lược giải pháp. 97
    3.3. Một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước. 99
    3.1.1 Kiến nghị đối với Nhà nước. 99
    3.1.2. Kiến nghị đối với Bộ xây dựng. 100
    KẾT LUẬN 101
    PHỤ LỤC 1. 102
    PHỤ LỤC 2. 104
    PHỤ LỤC 3. 106
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...