Thạc Sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC BẢNG .ii
    DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ . iii
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP
    TỈNH (PCI) . 6
    1.1. Cơ sở lý luận về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) . 6
    1.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
    tỉnh . 6
    1.1.2. Quy trình xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 9
    1.1.3. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh . 12
    1.1.4. Đặc điểm của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 20
    1.2. Tổng quan về chỉ số chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của các tỉnh, thành phố
    qua các năm 20
    1.2.1. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2014 26
    1.2.2. PCI của một số tỉnh, thành năm 2014 27
    1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Vĩnh Phúc . 32
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
    2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết . 34
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP
    TỈNH CỦA VĨNH PHÚC 36
    3.1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Vĩnh Phúc 36
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên . 36
    3.1.2. Môi trường kinh tế - xã hội 37
    3.1.3. Những thuận lợi khó khăn . 38
    3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc . 39

    3.2.1. Phân tích quá trình diễn biến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 39
    3.3. Đánh giá nội các nội dung của PCI dưới góc độ của doanh nghiệp. 42
    3.3.1 Đánh giá chi phí thời gian thực hiện các thủ tục hành chính trong quá
    trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 43
    3.3.2 Đánh giá môi trường phát triển đối với doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Vĩnh
    Phúc 48
    3.3.3 Đánh giá thực trạng hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Vĩnh Phúc 58
    3.3.4 Đánh giá về phát triển cơ sở hạ tầng ở tỉnh Vĩnh Phúc . 65
    3.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc 66
    3.4.1 Kết quả đạt được 66
    3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 67
    CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP
    TỈNH CỦA VĨNH PHÚC 71
    4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của
    tỉnh Vĩnh Phúc 71
    4.2. Định hướng và quan điểm về cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh . 72
    4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh củaVĩnh
    Phúc 74
    4.3.1. Giải pháp cho chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh . 74
    4.3.2. Giải pháp cho chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin . 76
    4.3.3. Giải pháp Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai 89
    4.3.4. Giải pháp về đào tạo lao động 99
    4.3.5. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp và nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ
    trợ doanh nghiệp; tăng cường tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp, giải
    quyết các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp 105
    4.3.6. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra 110
    4.4. Các điều kiện để thực hiện giải pháp 111
    KẾT LUẬN . 112
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 114 i

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
    2 CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức
    3 CCHC Cải cách hành chính
    4 CCN Cụm công nghiệp
    5 CNTT Công nghệ thông tin
    6 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
    7 GPXD Giấy phép xây dựng
    8 GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư
    9 GPMB Giải phóng mặt bằng
    10 DN Doanh ngiệp
    11 KCN Khu công nghiệp
    12 TTHC Thủ tục hành chính
    13 PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
    14 UBND Ủy ban nhân dân









    ii

    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 1.1: Bảng chỉ số PCI qua các năm 22
    Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả chỉ số PCI 2008-2014 của tỉnh Vĩnh Phúc . 40
    Bảng 3.2: Bảng tổng hợp so sánh các chỉ số thành phần của chỉ số năng lực cạnh
    tranh cấp tỉnh của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 – 2014 41
    Bảng 3.3: Bảng tổng các chỉ số thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
    của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008 – 2014 42
    Bảng 3.4: Các chỉ tiêu đánh giá chỉ số chi phí gia nhập thị trường của Vĩnh Phúc 44
    Bảng 3.5: Các chỉ tiêu đánh giá chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định
    của Nhà nước 46
    Bảng 3.6: Các chỉ tiêu đánh giá chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin tỉnh
    Vĩnh Phúc 49
    Bảng 3.7: Các chỉ tiêu đánh giá chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng
    đất tỉnh Vĩnh Phúc . 52
    Bảng 3.8: Các chỉ tiêu đánh giá chi phí không chính thức của tỉnh Vĩnh Phúc . 54
    Bảng 3.9: Các chỉ tiêu đánh giá chỉ số thiết chế pháp lý của tỉnh Vĩnh Phúc 57
    Bảng 3.10: Các chỉ tiêu đánh giá tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh
    Vĩnh Phúc 59
    Bảng 3.11: Các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc . 60
    Bảng 3.12: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo lao động tỉnh Vĩnh Phúc . 63


    iii

    DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
    HÌNH
    Hình 3.1: kết quả 9 chỉ số thành phần PCI 2013 – 2014 . 40


    BIỂU ĐỒ
    Biểu 1.1: Chỉ số PCI qua các năm của tỉnh Lào Cai . 27
    Biểu 1.2: Chỉ số PCI qua các năm của Đà Nẵng 30

    1

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nước ta đang trong quá trình hội nhập, phát triển kinh tế, việc thu hút đầu tư
    từ nước ngoài có ý nghĩa hết sức quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất
    nước. Nhưng các các doanh nghiệp đầu tư vẫn còn hết sức quan ngại về triển vọng
    phát triển trong tương lai vì các doanh nghiệp không dự đoán được các biến động
    khác quan của nền kinh tế. Trong bối cảnh như vậy, các doanh nghiệp rất cần có
    những chính sách, quy định rõ ràng, mình bạch và công bằng là hết sức cần thiết,
    giúp cho các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng, có một môi trường kinh doanh
    năng động và phát triển. Để giúp cho cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt hơn
    công tác của mình, năm 2005, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
    và dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) hợp tác xây dựng chỉ số
    năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhằm đánh giá và xếp hạng môi trường kinh
    doanh của 42 tỉnh, thành, sau đó tiếp tục mở rộng ra, từ năm 2010 đến nay là 63 tỉnh.
    Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thể hiện tiếng nói của các doanh nghiệp tư
    nhân trong cả nước đánh giá chất lượng điều hành kinh tế và môi trường thể chế của
    các tỉnh, thành trong cả nước. Do vậy, việc nghiên cứu chỉ số năng lực cạnh tranh
    cấp tỉnh là rất cần thiết, nhằm mục tiêu hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, trở ngại cho các
    doanh nghiệp tư nhân hoạt động kinh doanh và thực hiện các quy định, chính sách
    của nhà nước. Quan trọng hơn là qua chỉ số này, cơ quan lãnh đạo tỉnh, thành xác
    định lĩnh vực cần ưu tiên cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thu hút đầu tư, giải
    quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
    Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đông bắc bộ, từ khi
    tái lập tỉnh ( năm 1997) đến nay, Vĩnh Phúc có nhiều bước phát triển kinh tế vượt
    bậc, từ một tỉnh nghèo so với mặt bằng chung của cả nước, đến năm 2010 thu ngân
    sách của Vĩnh Phúc đạt 14.550 tỷ đồng, năm 2014 trên 21.990 tỷ đồng. Trong
    những năm qua tỉnh Vĩnh Phúc đã đổi mới nhiều cơ chế, chính sách, thực hiện cải
    cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh, bãi bỏ nhiều
    giấy phép, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển. Tính đến hết năm
    2010 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 4.079 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký là 2

    20.670 tỷ đồng. Với những đóng góp của mình đang ngày càng tăng đã đưa khu
    vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế tỉnh. Tuy nhiên,
    đánh giá cảm nhận của doanh nghiệp thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
    về môi trường kinh doanh đã mang lại nhiều thông tin quan trọng đối với cơ quan
    quản lý nhà nước, đối với doanh nghiệp, đối với các tổ chức và đối với cá nhân
    quan tâm xem xét. Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đang là vấn đề
    được các tỉnh quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Vĩnh Phúc là một trong những
    tỉnh rất coi trọng vấn đề này. Từ năm 2008 đến năm 2011 Vĩnh Phúc luôn là một
    trong những tỉnh được đánh giá cao về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (năm
    2008 xếp thứ 3; Năm 2009 xếp thứ 6; Năm 2010 xếp thứ 15; Năm 2011 xếp thứ
    17). Tuy nhiên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc đang có xu thế tụt
    giảm, và giảm khá sâu trong năm 2012 (năm 2012 xếp thứ 43). Bởi vậy nâng cao
    chỉ số năng lực cạnh tranh nhằm cải thiện môi trường đầu tư đang là vấn đề đặt ra
    cho tỉnh Vĩnh Phúc, đưa Vĩnh Phúc trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư,
    và trở lại vị trí trong top 10 tỉnh dẫn đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Vì
    những lý do nêu trên, qua nghiên cứu lý luận và từ thực tế công việc, học viên chọn
    đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc”.
    2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
    Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là chỉ số đánh giá chất lượng điều
    hành kinh tế cấp tỉnh được xem là lớn nhất và toàn diện nhất ở Việt Nam cho đến
    nay và cũng là một trong những mối quan tâm của các tỉnh thành trong cả nước, có
    tác động tích cực đến lãnh đạo các địa phương trong việc đề ra các giải pháp chỉ đạo
    nhằm thúc đẩy hơn nữa quá trình cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh nhằm
    giúp các doanh nghiệp phát triển đầu tư, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất.
    Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được công bố thí điểm lần đầu tiên vào
    năm 2005 cho 47 tỉnh, thành. Đây là dự án hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương
    mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt
    Nam (do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID tài trợ). Từ năm 2006 trở đi
    tất cả các tỉnh đều được đưa vào xếp hạng. Trong bảng xếp hạng, các tỉnh, thành
    phố được chia thành 6 nhóm từ Rất tốt (có số điểm PCI trên 65), Tốt (từ 60-65), 3

    Khá (từ 53 đến dưới 60), Trung bình (từ 51 đến dưới 53), Tương đối thấp đến Thấp
    (từ 50 trở xuống).
    Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là một trong những điều tra xã hội học
    lớn và toàn diện (điều tra khoảng 7.000 doanh nghiệp trong nước và trên 1.000
    doanh nghiệp FDI của gần 50 quốc gia đầu tư tại Việt Nam). Chỉ số năng lực cạnh
    tranh cấp tỉnh cung cấp những thông tin hữu ích cho lãnh đạo tỉnh xác định lĩnh vực
    và cách thức cải cách điều hành kinh tế hiệu quả nhất. Chỉ số năng lực cạnh tranh
    cấp tỉnh được sử dụng như là một công cụ quan trọng để đo lường, đánh giá công
    tác quản lý và điều hành kinh tế của tỉnh trên 9 lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến sự
    phát triển của khu vực dân doanh, gồm: Chi phí gia nhập thị trường; Tiếp cận đất
    đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Chi phí
    thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước; Chi phí không chính thức; Tính
    năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Đào tạo
    lao động; Thiết chế pháp lý.
    Đã có một số nghiên cứ về lý thuyết cạnh tranh cũng như năng lực cạnh
    tranh cấp tỉnh như: Sách Cạnh tranh năm 1998 của Michael Porter, sách Chiến lược
    cạnh tranh năm 1980 của Michael Porter và nhiều công trình nghiên cứu khoa học
    về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nhưng chưa có luận văn nghiên cứu về năng lực
    cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc.
    3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Trên cơ sở lý luận về vai trò của năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, luận văn nghiên
    cứu về thực trạng năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua, những
    mặt đạt được, những tồn tại hạn chế, phân tích những nhân tố tác động những đòi hỏi
    khách quan để cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc thông qua chỉ số năng
    lực cạnh tranh cấp tỉnh cùng các chỉ số thành phần: Chi phí gia nhập thị trường;
    Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Tính minh bạch và tiếp cận thông
    tin; Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước; Chi phí không chính 4

    thức; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; Dịch vụ hỗ trợ doanh
    nghiệp; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lý.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của
    Vĩnh phúc từ năm 2008 đến năm 2014.
    5. Phương pháp nghiên cứu luận văn
    Đề tài được xây dựng dựa trên phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phân
    tích, nghiên cứu các tài liệu có liên quan về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, kết
    hợp với phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phân tích, xử lý thông tin từ nhiều kênh
    thông tin khác nhau, như: thông tin của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn
    tỉnh, thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia kinh tế, tham khảo,
    học hỏi từ các địa phương . từ đó phân tích đánh giá để đưa ra hướng giải quyết vấn
    đề của đề tài đề cập đến một cách khoa học, biện chứng. Trong đó:
    - Nghiên cứu tổng quan: từ các cơ sở lý luận và thực tiễn trong và ngoài nước.
    - Thống kê, xử lý, phân tích các số liệu thu thập được để tổng hợp, so sánh,
    đối chiếu, diễn giải và tư duy logic.
    - Dự báo, định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chỉ số năng lực
    cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo.
    6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
    Phân tích đánh giá về thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của
    tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua, từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao chỉ số
    năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc, nhằm thu hút đầu tư góp phần phát
    triển kinh tế của tỉnh.
    5. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo . đề tài gồm có 4
    chương như sau:
    Chương 1: Lý luận chung chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Vĩnh Phúc. Chương 4: Giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của
    Vĩnh Phúc.
    Do còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm cũng như về thời gian, nên bài viết
    không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy,
    cô để bài viết của tôi hoàn thiện hơn.
     
Đang tải...