Thạc Sĩ Nâng cao năng lực biên tập viên của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    3

    MỤC LỤC
    Trang
    Danh mục các từ viết tắt . 6
    Danh mục các bảng biểu 7
    Danh mục các hình vẽ 8
    PHẦN MỞ ĐẦU 9
    1.Tính cấp thiết của đề tài . 9
    2. Mục tiêu nghiên cứu . 11
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu . 11
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 12
    5. Ý nghĩa khoa học của luận văn . 12
    6. Kết cấu luận văn . 12
    Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG
    LỰC BIÊN TẬP VIÊN NHÀ XUẤT BẢN 13
    1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu . 13
    1.2. Cơ sở lý luận về năng lực biên tập viên NXB . 16
    1.2.1.Biên tập viên NXB . 16
    1.2.2. Năng lực biên tập viên NXB 21
    1.2.3. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực biên tập viên . 34
    1.3. Kinh nghiệm và bài học rút ra của một số NXB nước ngoài về nâng cao
    năng lực biên tập viên trong hoạt động xuất bản . 35
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 38
    2.1. Khung logic nghiên cứu . 38
    2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu . 39
    2.3. Quy trình nghiên cứu . 39
    2.4. Phương pháp thu thập số liệu . 40 4

    2.4.1. Nguồn thông tin thứ cấp 40
    2.4.2. Nguồn thông tin sơ cấp . 40
    2.5. Xử lý số liệu 42
    Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC BIÊN TẬP VIÊN CỦA
    NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA . 43
    3.1. Giới thiệu về NXB Chính trị quốc gia . 43
    3.1.1. Sơ lược quá trình hình thành NXB Chính trị quốc gia 43
    3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức NXB Chính trị
    quốc gia 44
    3.1.3. Kết quả hoạt động xuất bản của NXB Chính trị quốc gia
    giai đoạn 2011-2014 . 48
    3.2. Thực trạng đội ngũ biên tập viên của NXB Chính trị quốc gia . 52
    3.3.1. Về số lượng 52
    3.3.2. Về cơ cấu 53
    3.3.3 Về chất lượng . 54
    3.3. Khung năng lực yêu cầu đối với biên tập viên của NXB
    Chính trị quốc gia . 55
    3.4. Thực trạng năng lực biên tập viên của NXB Chính trị quốc gia . 58
    3.4.1 Thực trạng về kiến thức . 58
    3.4.1 Thực trạng về kỹ năng 60
    3.4.2. Thực trạng về thái độ đối với công việc 61
    3.5. Đánh giá chung về năng lực của biên tập viên NXB Chính trị
    quốc gia 63
    3.5.1. Điểm mạnh về năng lực biên tập viên NXB Chính trị quốc gia . 63
    3.5.2. Điểm yếu trong năng lực biên tập viên NXB Chính trị quốc gia 63
    3.5.4. Nguyên nhân của những điểm yếu . 65
    Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
    NĂNG LỰC BIÊN TẬP VIÊN CỦA NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC
    GIA ĐẾN NĂM 2020 72 5

    4.1. Bối cảnh phát triển và yêu cầu nâng cao năng lực biên tập viên của NXB Chính
    trị quốc gia đến năm 2020 72
    4.1.1. Bối cảnh phát triển của lĩnh vực xuất bản sách lý luận chính trị trong
    những năm tới 72
    4.1.2. Dự báo nhu cầu về nhân lực của NXB Chính trị quốc gia năm
    2020 . 74
    4.2. Phương hướng nâng cao năng lực biên tập viên của NXB
    Chính trị quốc gia đến năm 2020 76
    4.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực biên tập viên của NXB
    Chính trị quốc gia đến năm 2020 . 79
    4.3.1. Cơ cấu lại nhân lực của NXB Chính trị quốc gia 79
    4.3.2. Đổi mới công tác tuyển dụng và sử dụng . 79
    4.3.3. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực 83
    4.3.4. Hoàn thiện công tác đánh giá, bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ . 86
    4.3.5. Các giải pháp khác . 89
    4.4. Điều kiện để thực hiện các giải pháp . 90
    KẾT LUẬN 91
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
    PHỤ LỤC 95









    6

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

















    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 BTV Biên tập viên
    2 NXB Nhà xuât bản
    3 SXKD Sản xuất kinh doanh
    4 XDKHĐT Xây dựng kế hoạch đề tài 7

    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

    STT Bảng Tên bảng/biểu Trang
    1 Bảng 1.1
    Bảng tiêu chí đánh giá năng lực BTV NXB Chính trị quốc
    gia
    29
    2 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động xuất bản giai đoạn từ năm 2011-2014 50
    3 Bảng 3.2 Doanh thu hoạt động SXKD xuất bản giai đoạn 2011-2014 51
    4 Bảng 3.3
    Cơ cấu phân bổ biên tập viên Nhà xuất bản Chính trị Quốc
    gia
    53
    5 Bảng 3.4
    Cơ cấu giới tính biên tập viên Nhà xuất bản Chính trị Quốc
    gia
    54
    6 Bảng 3.5
    Cơ cấu về độ tuổi biên tập viên Nhà xuất bản Chính trị
    Quốc gia
    54
    7 Bảng 3.6 Trình độ chuyên môn của BTV Nhà xuất bản năm 2014 55
    8 Bảng 3.7 Khung yêu cầu năng lực BTV NXB Chính trị quốc gia 57
    9 Bảng 3.8 Khoảng cách về kiến thức của BTV NXB Chính trị quốc gia 59
    10 Bảng 3.9 Khoảng cách về kỹ năng của BTV NXB Chính trị quốc gia 61
    11 Bảng 3.10 Khoảng cách về thái độ của BTV NXB Chính trị quốc gia 62
    12 Bảng 3.11
    Số lượng đề tài đăng ký và đề tài đã xuất bản giai đoạn
    2011-2014 tại NXB Chính trị quốc gia
    65
    13 Bảng 3.12
    Tình hình công tác đào tạo giai đoạn 2011-2014 tại NXB
    Chính trị quốc gia
    67



    8

    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

    STT Hình vẽ Tên hình vẽ Trang
    1 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của NXB Chính trị quốc gia 47
    2 Hình 3.2
    Số lượng sách xuất bản của NXB Chính trị quốc gia giai
    đoạn 2011-2014
    50
    3 Hình 3.3
    Doanh thu hoạt động xuất bản của NXB Chính trị quốc
    gia giai đoạn 2011-2014

    51

















    9

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Từ trước đến nay, trên thế giới hoạt động xuất bản luôn giữ vị trí và vai trò
    quan trọng trong đời sống văn hoá, tinh thần của con người và có tác động thúc
    đẩy sự phát triển của xã hội. Hoạt động xuất bản ở Việt Nam cũng không nằm
    ngoài xu thế đó, vai trò của hoạt động xuất bản càng thể hiện rõ hơn trong việc xây
    dựng nhân sinh quan, thế giới quan cách mạng cho cán bộ, đảng viên và quần
    chúng nhân dân, phổ biến, truyền bá kiến thức khoa học, kinh tế, chính trị, văn hoá
    nghệ thuật; bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
    quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra,
    hoạt động xuất bản còn góp phần xây dựng nền tảng tư tưởng của xã hội, ổn định
    chính trị - xã hội và phát triển đất nước; giáo dục, nâng cao trình độ và ý thức
    chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; đấu tranh phản bác các quan điểm sai
    trái, thù địch của các thế lực phản động, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây
    dựng và phát triển đất nước.
    Để thực hiện thực hóa vai trò của hoạt động xuất bản phải kể đến những đóng
    góp rất to lớn của đội ngũ những người làm công tác xuất bản, phát hành sách lý
    luận chính trị, đó là những người trực tiếp góp phần quan trọng để các ấn phẩm
    sách lý luận chính trị ra đời và đến với đông đảo bạn đọc.
    Nhà xuất bản (NXB) Chính trị quốc gia - Sự thật (sau đây gọi tắt là Nhà xuất
    bản Chính trị quốc gia) được thành lập theo Quyết định số 53-QĐ/TW ngày 20-
    11-1992 của Ban Bí thư, là cơ quan trực thuộc Ban Bí thư, chịu sự quản lý của
    Nhà nước trong hệ thống xuất bản chung theo pháp luận. NXB Chính trị quốc gia
    có nhiệm vụ tổ chức biên tập, xuất bản các sách chính trị, lý luận và pháp luật,
    góp phần làm cho thế giới quan Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí
    chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội; phổ biến đường lối, chủ trương, chính
    sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nâng cao kiến thức của nhân dân về chính 10

    trị, lý luận và pháp luật, phục vụ sự nghiệp đổi mới và hai nhiệm vụ chiến lược
    xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
    Trải qua quá trình hình thành và phát triển, NXB Chính trị quốc gia luôn nêu
    cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ được giao,
    số lượng và chất lượng các xuất phẩm xuất bản ngày càng tăng. Để có được
    thành tích như ngày hôm nay là nhờ sự phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ, công
    nhân NXB, trong đó có đội ngũ những người làm công tác biên tập sách lý luận,
    chính trị, pháp luật không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để trở
    thành nhịp cầu nối quan trọng đưa đến bạn đọc những tác phẩm có giá trị.
    Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được trong thời gian qua, đứng
    trước xu thế hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế, hoạt động biên tập xuất bản sách
    lý luận chính trị của NXB Chính trị quốc gia còn nhiều tồn tại, bất cập, chưa thích
    ứng kịp thời, chưa thật sự phù hợp với cơ chế thị trường và yêu cầu của xã hội. Một
    trong những nguyên nhân của tính trạng trên là do năng lực cảu đội ngũ những
    người làm công tác biên tập, xuất bản sách lý luận chính trị còn chưa thực sự đáp
    ứng yêu cầu về chuyên môn, bản lĩnh chính trị và ý thức trách nhiệm đối với nghề
    nghiệp.
    Mặt khác, NXB Chính trị quốc gia là đơn vị sự nghiệp họat động theo Nghị
    định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ. Theo đó thì các đơn vị
    sự nghiệp có thu như: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Nhà xuất bản
    Tư Pháp, Nhà xuất bản Thống kê, được quyền tự chủ thực hiện các hoạt động
    sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong chức năng và nhiệm vụ được giao. Vì vậy, tại
    các nhà xuất bản này, hiện nay đang thực hiện song song hai nhiệm vụ là:
    + Thực hiện việc xuất bản các ấn phẩm mà Nhà nước giao cho.
    + Thực hiện xuất bản, in ấn các ấn phẩm phù hợp với quy định của pháp
    luật mà đơn vị tự tổ chức để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Điều này có nghĩa là, các NXB trong đó có NXB Chính trị quốc gia – Sự
    thật, ngoài việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước
    giao phó còn là các đơn vị sản xuất, kinh doanh mà sản phẩm cung ứng cho xã 11

    hội chủ yếu là các xuất bản phẩm. Các xuất bản phẩm chính là hàng hóa, đội ngũ
    những người làm công tác xuất bản nói chung và đội ngũ biên tập viên (BTV)
    nói riêng là những người tham gia vào quá trình tạo nên giá trị của hàng hóa đó.
    Hơn thế, các NXB hiện nay cũng phải giải bải toán về lợi ích kinh tế, cân đối thu
    - chi khi xuất bản một cuốn sách. Để có được lợi nhuận từ xuất bản đòi hỏi phải
    có các xuất bản phẩm hay, có giá trị về nội dung và hình thức, điều này đòi hỏi
    đội ngũ BTV – lực lượng nòng cốt của NXB phải không ngừng nâng cao trình độ
    chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề
    nghiệp.
    Thực tiễn trên đặt ra việc nâng cao năng lực biên tập, xuất bản sách lý luận chính
    trị ở nước ta nói chung, ở NXB Chính trị quốc gia nói riêng là vấn đề vừa có tính
    chiến lược lâu dài, vừa có tính cấp bách trước mắt, nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt
    động xuất bản trong tình hình mới. Với mong muốn đóng góp cho công tác xuất bản
    sách lý luận chính trị ở NXB Chính trị quốc gia ngày càng phát triển, tôi mạnh dạn
    chọn đề tài “Nâng cao năng lực biên tập viên của Nhà xuất bản Chính trị quốc
    gia” làm luận văn thạc sĩ của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về
    năng lực BTV, đánh giá năng lực BTV, từ đó đề xuất định hướng nhằm nâng cao
    năng lực BTV của NXB góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của công tác
    xuất bản.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực BTV của NXB Chính trị quốc
    gia để làm khung lý luận nghiên cứu đề tài.
    - Đánh giá thực trạng năng lực BTV của NXB Chính trị quốc gia, chỉ ra
    những điểm mạnh, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực BTV của NXB
    Chính trị quốc gia đến năm 2020. 12

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: năng lực BTV của NXB.
    - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi luận văn này tác giả nghiên
    cứu về năng lực BTV của NXB bao gồm: kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc.
    - Về không gian: NXB Chính trị quốc gia – Sự thật
    - Về thời gian: phân tích số liệu thứ cấp về thực trạng chất lượng nhân lực
    của giai đoạn 2011-2014, số liệu sơ cấp thu thập được vào tháng 12 năm 2014 và
    khuyến nghị giải pháp đến năm 2020.
    5. Ý nghĩa khoa học của luận văn
    - Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nội dung
    năng lực của đội ngũ nhân lực làm công tác biên tập nói chung và BTV của NXB
    Chính trị quốc gia nói riêng
    - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đặt ra mục tiêu nhằm nâng cao hơn nữa năng
    lực của đội ngũ BTV của NXB Chính trị quốc gia góp phần tạo sự chuyển biến
    rõ rệt trong việc nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất bản trong
    điều kiện các đơn vị sự nghiệp ngày cang được mở rộng quyền tự chủ về tài
    chính.
    6. Kết cấu luận văn:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 4 chương:
    Chương 1: Một số vần đề lý luận và thực tiễn về năng lực biên tập viên Nhà
    xuất bản Chính trị quốc gia
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu luận văn.
    Chương 3: Thực trạng năng lực biên tập viên của Nhà xuất bản Chính trị quốc
    gia – Sự thật
    Chương 4: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao năng lực biên tập
    viên của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật đến năm 2020.
     
Đang tải...