Luận Văn Nâng cao lợi thế cạnh tranh theo cách tiếp cận chuỗi cung ứng cho mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất kh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Nâng cao lợi thế cạnh tranh theo cách tiếp cận chuỗi cung ứng cho mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17


    MỤC LỤC
    NHẬN XÉTCỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
    XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY
    QUYẾT ĐỊNHGIAO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
    LỜI CẢM ƠN i
    MỤC LỤC .ii
    DANH MỤC BẢNG vi
    DANH MỤC HÌNH . vii
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CHUỖI CUNG
    ỨNG . 4
    1.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh 4
    1.1.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh theo quan điểm của Michael E. Porter 4
    1.1.2. Chuỗi giá trị 5
    1.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng . 7
    1.2.1. Định nghĩa về chuỗi cung ứng . 7
    1.2.2. Cấu trúc của chuỗi cung ứng . 7
    1.2.3. Lợi ích của chuỗi cung ứng . 9
    1.2.4. Mối quan hệ giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng . 10
    1.3. Ngành thủy sản Việt Nam với vấn đề chuỗicung ứng toàn cầu 11
    1.3.1. Khái quát ngành thủy sản Việt Nam 11
    1.3.2. Kim ngạch xuất khẩu 16
    1.3.3. Đặc điểm chuỗi cung ứng toàn cầu của sản phẩm thủy sản Việt Nam 18
    1.4. Bài học kinh nghiệm . 19
     Thứ nhất: Gia tăng sự hợp tác dọc trong chuỗi cung ứng thủy sản 19
     Thứ hai: Xây dựng thương hiệu 21
     Thứ ba: Ứng dụngcông nghệ vào hoạt động truy xuất nguồn gốc xuất xứ 21
     Thứ tư: Thực hiện nuôi trồng theo tiêu chuẩn quốc tế . 22
    iii
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ
    ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
    SEAFOODS F17 24
    2.1.Giới thiệu chung về công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 24
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 24
    2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty . 28
    2.1.2.1. Chức năng 28
    2.1.2.2. Nhiệm vụ 28
    2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý . 29
    2.1.4. Cơ cấu tổ chức sản xuất 35
    2.1.5. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian
    tới 37
    2.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua 39
    2.2. Tổng quan nuôi tôm thẻ 42
    2.2.1. Nguồn gốc và đặc điểm tôm thẻ 42
    2.2.2. Sản xuất và xuất khẩu . 43
    2.2.3. Quy trình nuôi tôm thẻ 44
    2.3. Tình hình xuất khẩu mặt hàng tôm thẻ tại công ty Cổ phần Nha Trang
    Seafoods F17 47
    2.3.1. Cơ cấu mặt hàng tôm thẻ . 47
    2.3.2. Cơ cấu thị trường 50
    2.4. Phân tích chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty
    cổ phần Nha Trang Seafoods F17 . 53
    2.4.1. Nguồn cung ứng dịch vụ đầu vào 53
    2.4.1.1. Con giống . 54
    2.4.1.2. Thức ăn và thuốc 55
    2.4.2. Các hộ nuôi . 57
    2.4.2.1. Đặc điểm chung 57
    2.4.2.2. Vấn đề tiêu thụ 59
    2.4.3. Các trung gian . 61
    2.4.4. Nhà chế biến sản xuất . 64
    2.4.5. Nhà nhập khẩu 74
    iv
    2.4.6. Bảo quản, lưu kho thành phẩm 75
    2.4.7. Vận chuyển . 75
    2.4.7.1. Vận chuyển từ nhà cung cấp đến công ty 75
    2.4.7.2. Vận chuyển từ công ty đến cảng . 76
    2.4.8. Giao hàng 76
    2.4.9. Hệ thống thông tin 77
    2.5. Phân tích chi phí –lợi ích của các thành viên trong chuỗi cung ứng mặt hàng
    tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty cổphần Nha Trang Seafoods F17 . 78
    2.6. Đánh giá tình hình quản lý của các cơ quan hữu quan trong việc thúc đẩy sự
    phát triển chuỗi cung ứng thủy sản nuôi trồng 86
    2.6.1. Chức năng của các cơ quan hữu quan có liên quan trong ngành thủy sản 86
    2.6.2. Tình hình quản lý của các cơ quan hữu quan và tổ chức đối với việc phát
    triển chuỗi cung ứng thủy sản nuôi trồng nói chung và tôm thẻ nói riêng . 87
    2.6.2.1. Những mặt đạt được . 87
    2.6.2.2. Những mặt tồn tại . 90
    2.7. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của chuỗi cung ứng tôm
    thẻ tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 . 93
    2.7.1. Điểm mạnh, điểm yếu . 93
    2.7.2. Cơ hội, thách thức . 93
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ
    HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ ĐÔNG LẠNH
    XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS F17 99
    3.1. Biện pháp 1: Thiết lập sự hợp tác dọc trong chuỗi cung ứng tôm thẻ của công
    ty. 99
     Cơ sở lý luận 99
     Cơ sở thực tiễn . 100
     Phương thức tiến hành . 101
    3.2. Biện pháp 2: Liên kết các hộ nuôi nhỏ lẻ để tạo nên sức mạnh của tập thể và
    thực hành nuôi trồng theo tiêu chuẩn quốc tế 102
     Cơ sở lý luận 102
     Cơ sở thực tiễn . 104
     Phương thức tiến hành . 105
    v
    3.3. Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng các yếu tố đầu vào cho nuôi tôm thẻ 106
     Cơ sở lý luận 106
     Cơ sở thực tiễn . 107
     Phương thức tiến hành . 108
    3.4. Biện pháp 4: Mở rộng hình thức xuất khẩu 109
     Cơ sở lý luận 109
     Cơ sở thực tiễn 111
     Phương thức tiến hành . 112
    3.5. Biện pháp 5: Áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động truy xuất nguồn
    gốc . 112
     Cơ sở lý luận 112
     Cơ sở thực tiễn . 113
     Phương thức tiến hành . 115
    3.6. Biện pháp khác 116
    KẾT LUẬN 118
    KIẾN NGHỊ . 119
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 123
    PHỤ LỤC . 125


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Ngày nay, khi kinh tế thế giới không ngừngphát triển, chất lượng cuộc sống
    ngày càngđược nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng những thực phẩm đảm bảo chất lượng
    cả về dinh dưỡng lẫn an toàn vệ sinh đang trở nên vô cùng phổ biến. Trong đó, nhu
    cầu tiêu dùng thủy sản là rất lớn, đang tạo ra không ít cơ hội cho tất cả các doanh
    nghiệp thủy sản trên thế giới. Riêng đối với Việt Nam, ngành thủy sản trong những
    năm gần đâyđã đạt được nhiều thành quảđáng ghi nhận.Theo bộ công thương, ngành
    thủy sản đã đóng góp 4% cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 8% cho giá trị hàng hoá
    xuất khẩu và 10% việc làm trên cả nước. Ước tính, nước ta có khoảng 4 triệu người
    làm việc thường xuyên trong ngành thủy sản vàkhoảng 8,5 triệu người (tương đương
    10% dân số) có nguồn thu nhập chính trực tiếp hoặc gián tiếp từ lĩnh vực thuỷ sản [8].
    Năm 2009giá trịkimngạch xuất khẩuthủy sản Việt Nam đạt gần 4,3 tỷ USD, với ưu
    thế lớn nhất thuộc vềmặt hàng tôm, đạt sản lượng hơn 210 nghìn tấn và giá trị trên
    1,67 tỉ USD [11].Trong đó, tôm sú đang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực và tôm thẻ có
    xu hướng ngày càng gia tăng. Những điều này đã góp phần khẳng định tầm quan trọng
    của sản phẩm thủy sản xuất khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam cũng như vị thế của sản
    phẩm tôm xuất khẩu trong ngành thủy sản cả nước.
    Tuy nhiên, bên cạnh những bước tiến đã đạt được, một vấn đề ngày càng được
    quan tâm nhiều hơn đối với các sản phẩm thủy sản hiện nay chính là việc đảm bảo chất
    lượng an toàn vệ sinh, truy xuất nguồn gốc và sản xuất thân thiện với môi trường. Việc
    cần phải nhận biết chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, đặc biệt là
    thực phẩm, đang và sẽ là xu hướng mới trong yêu cầu của người tiêu dùng trên thế
    giới. Đây là thách thức chung cho các doanh nghiệp Việt Nam, phải làm thế nào tìm ra
    phương pháp quản lý hiệu quả hơn chất lượng sản phẩm thủy sản, vượt qua những rào
    cản khắt khe từ nhiều thị trường xuất khẩu và nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình
    trong vai trò là một nhân tố của chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu.
    Chuỗi cung ứng là một khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam,nhưng thực sự
    nó đã phát triển mạnh mẽ và rất phổ biến trên thế giới hơn 10 năm nay. Là ngành kinh
    tế có thị trường tiêu thụ sản phẩm đa dạng, sôi động, qua nhiều “mắt xích” và mang
    2
    thuộc tính của thị trường hoàn hảo tương đối cao nhưng thị trường thủy sản đến nay
    hoạt động vẫn chưa theo một hệ thống thống nhất, giá cả không ổn định, gây ảnh
    hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của các đơn vị sản xuất cũng như sự thừa thiếu
    nguyên liệu cho chế biến.Bên cạnh đó, trong chuỗi cung ứng ngành hàng thủy sản
    Việt Nam nói chung và mặt hàng tôm thẻ nói riêng vẫn còn thiếu sự hợp tác gắn kết
    mật thiết giữa các bên liên quan. Điều này đã dẫn đến nhiều bất lợi cho các doanh
    nghiệp xuất khẩu như chưa đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng về
    chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, thiếu công bằng
    trong phân phối lợi ích giữa các bên liên quan trong chuỗi Mặt khác, vai trò của các
    cơ quan quản lý trong việc kiểm tra, định hướng cho sự phát triển bền vững của chuỗi
    cung ứng các ngành hàng thủy sản vẫn còn khá mờ nhạt.
    Những thay đổi trong nông nghiệp vài thập niên vừa qua đã cho thấy hợp tác
    dọc là rất cần thiết cho sự thành công về mặt kinh tế của các sản phẩm nông nghiệp và
    xây dựng chuỗi cung ứng gắn kết chặt chẽ các bên liên quan là phương thức tối ưu để
    đạt được sự hợp tác dọc vì mục tiêu chung là tối đa hóa giá trị và giá cả cho tất cả các
    bên liên quan trong chuỗi cung ứng.
    Từ nhiều năm nay, Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 luôn là một trong
    những công ty hàng đầu ở lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Các sản
    phẩm của công ty cũng đã có mặt ở nhiều thị trường khác nhau trên thế giới. Trong số
    các mặt hàng xuất khẩu, tôm thẻ đang là mặt hàng chủ lực và chiếm ưu thế cao nhất
    (chiếm 58,37% tổng giá trị xuất khẩu của công ty). Không nằm ngoài những điềukiện
    hoạt động chung của ngành, công ty cũng cần phải tìm ra cách thức để tiếp tục duy trì
    và nâng cao lợi thế cạnh tranh, khẳng định vị thế vượt trội của mình trong kinh doanh.
    Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên, cùng với mong muốn giúp công ty có
    được cái nhìn toàn diện và cải thiện các hoạt động trong chuỗi cung ứng của mình, cụ
    thể là đối với mặt hàng tôm thẻ, em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao lợi thế cạnh tranh
    theo cách tiếp cận chuỗi cung ứng cho mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại
    công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17”. Hoàn thiện chuỗi cung ứng và tìm ra
    biện pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh thật sự không chỉ là vấn đề riêng của Công ty Cổ
    phần Nha Trang Seafoods F17 mà còn là v ấn đề chung của rất nhiều doanh nghiệp
    trong ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam hiện nay. Do vậy,việc nghiên cứu đề tài
    này trong bối cảnh môi trường kinh doanh và hiện trạng của các doanh nghiệp Việt
    3
    Nam hiện nay hy vọng sẽgóp một phầnnào đóvào việc thay đổi nhận thức quản lý và
    nâng cao lợi thế cạnh tranhcủa các doanh nghiệp thủy sản trong tương lai.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
    - Phân tích đặc điểm của các bên có liên quan trong chuỗi cung ứng về các vấn
    đề: quyết định giá cả, tính hợp tác dọcvà ngang, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất
    nguồn gốc xuấtxứ sản phẩm.
    - Phân tích sự phân phối lợi ích giữa các bên liên quan trong chuỗi cung ứng.
    - Đánh giá tình hình quản lý của các cơ quan hữu quan trong việc thúc đẩy thực
    hiện chuỗi cung ứng.
    - Phân tích những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức, trên cơ sở đóđề xuất
    các giải pháp cải tiếnhệ thống chuỗi cung ứng tôm thẻ.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài này tập trung nghiên cứu đặc điểm của chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ
    tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17.
    Phạm vi nghiên cứu: chỉ phân tích đánh giá chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ
    của công ty đến nhà chế biến, trọng tâm thực hiện phân tích đặc điểm của các bên về
    tính hợp tác và khả năng truy xuất nguồn gốc.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp mô tả: mô tả hoạt động hiện tại của Công ty cổ phần Nha
    Trang Seafoods F17.
    - Phương pháp thống kê, phân tích: phân tích chuỗi cung ứng hiện tại của công
    ty, từ đó rút ra điểm mạnh, điểm yếu của vấn đề cung ứng đối với mặt hàng tôm thẻ
    đông lạnh xuất khẩu tại công ty.
    - Phương pháp điều tra (phỏng vấn hộ nuôi,đại lý).
    5. Kết cấu của đề tài :
    Nội dung chính của đề tài bao gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến lý thuyết về lợi thế cạnh tranh và chuỗi
    cung ứng.
    Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu
    tại Công ty cổ phầnNha Trang Seafoods F17.
    Chương 3: Một số giải pháp cải tiến hệ thống chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ
    tại Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17.


    CHƯƠNG1: LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ
    CHUỖI CUNG ỨNG
    1.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh
    1.1.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranhtheo quan điểm của Michael E. Porter
    Theo Michael Porter trong cuốn sách Lợi thế cạnh tranh (1990), “sự thịnh
    vượng của một quốc gia được tạo ra chứ không phải kế thừa. Nó không phát triển từ sự
    sẵn có tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động,lãi suất hay giá trị tiền tệ của một quốc
    gia giống như điều mà kinh tế học cổ điển khăng khăng khẳng định. Sự thịnh vượng
    phụ thuộc vào việc tạo dựng một môi trường kinh doanh cùng với những thiết chế hỗ
    trợ cho phép một quốc gia sử dụng hiệu quả và nângcấp nguồn lực đầu vào của nó”.
    Đưa ra lý thuyết về lợi thế cạnh tranh như nguồn gốc của sự giàu có, Porter
    ngầm bác bỏ vai trò của lợi thế so sánh (dựa vào tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao
    động hay vốn tài chính) vốn đã phổ biến trong tư duy về cạnh tranh quốc tế. Ông cho
    rằng những yếu tố đầu vào này ngày càng trở nên ít có giá trị trong nền kinh tế ngày
    càng toàn cầu hóa, nơi mà tất cả đều có thể chuyển dịch. Theo ông, khả năng cạnh
    tranh của một quốc gia ngày nay lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạovà sự năng động
    của ngành của quốc gia đó. Các quốc gia thành công ở một số ngành trên thị trường
    toàn cầu vì môi trường trong nước của họ năng động, đi tiên phong và nhiều sức ép
    nhất. “Lợi thế cạnh tranh về cơ bản chỉ có thể hình thành và duy trì thông qua cải tiến,
    đổi mới và thay đổi không ngừng”.
    Lợi thế cạnh tranh giúp cho nhiều doanh nghiệp có được “quyền lực thị trường”
    để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh phải là khả
    năng cung cấp giá trị gia tăng cho các đối tượng có liên quan như: khách hàng, nhà
    đầu tư hoặc các đối tác kinh doanh và tạo giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp.
    Theo Porter (1985), “trong môi trường cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh cơ bản
    không chỉ là giá trị mà một công ty tạo ra cho khách hàng của nó mà chính là tổng số
    tiền người mua sẵn lòng chi cho cái mà công ty cung cấp cho họ”. Một cách cụ thể,
    Porter cho rằng lợi thế cạnh tranh được tạo ra bằng việc sử dụng các nguồn lực và
    năng lực để đạt được một cấu trúc chi phí thấp hoặc phải tạo ra sản phẩm có sự khác
    biệt hóa. “Để đạt được lợi thế cạnh tranh, công ty phải thực hiện một hoặc nhiều hoạt
    5
    động tạo ra giá trị mà theo cách đó nó tạo ra tổng giá trị nhiều hơn đối thủ cạnh tranh.
    Giá trị vượt trội được tạo ra thông qua việc đạt được chi phí thấp hơn hoặc lợi ích cao
    hơn cho người tiêu dùng”.
    Đặc biệt, Michael Porter chỉ rõ “lợi thế cạnh tranh không chỉ nằm ở bản thân
    mỗi hoạt động, mà còn ở cả mối liên kết giữa các hoạt động với nhau, với các hoạt
    động của nhà cung cấp và cả các hoạt động của khách hàng nữa”. Điều này tạo thêm
    cơ hội để các doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh bằng cách làm nổi bật vai trò
    của những mối liên kết dọc, đồng thời cho phép công ty xác định rõ hơn lợi ích tiềm
    ẩn của sự liên kết khi tiếp cận với chuỗi giá trị.
    1.1.2. Chuỗi giá trị
    Theo Michael Porter, chuỗi giá trị là tổng hợp các hoạt động có liên quan đến
    công ty có thể tạo ra giá trị hoặc làm tăng giá trị. Hay nói cách khác, chuỗi giá trị của
    một doanh nghiệp bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế
    cạnh tranh khi được cấu hình một cách thích hợp.
    - Các hoạt động chính là những hoạt động hướng đến việc chuyển đổi về mặt
    vật lý và quản lý sản phẩm hoàn thành để cung cấp cho khách hàng. Hậu cần đến và
    hậu cần ra ngoài là các thành tố quan trọng vàthen chốt của chuỗi giá trị, đây chính là
    yếu tố tạo ra giá trị cho khách hàng của doanh nghiệp và mang lại lợi ích tài chính cho
    công ty. Việc tích hợp sâu rộng các chức năng sản xuất, bán hàng, marketing với hậu
    cần cũng là một tiêu thức quan trọng của chuỗi giá trị.
    - Các hoạt động bổ trợ cho phép hoặc hỗ trợ các hoạt động chính cũng như các
    tiến trình chính.
    Porter phân biệt và nhóm gộp thành năm hoạt động chính:
    ● Hậu cần đến (inbound logistics):những hoạt động này liên quan đến việc
    nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trị nguyên
    vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà
    cung cấp.
    ● Sản xuất:các hoạt động tương ứng với việc chuyển đổi đầu vào thành sản
    phẩm hoàn thành như vận hành máy móc thiết bị, bao gói, lắp ráp, bảo dưỡng và kiểm
    tra thiết bị.
    ● Hậu cần ra ngoài (outbound logistics):là những hoạt động kết hợp với việc
    thu thập, lưu trữ và phân phối hàng hóa vật chất, sản phẩm đến người mua chẳng hạn


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TIẾNG VIỆT
    1. Bùi Thị Minh Nguyệt (2007), Định hướng và giải pháp xây dựng mô hình quản trị
    chuỗi cung ứng nội bộ tại công ty Scavi, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế
    TP.HCM.
    2. Michael.E.Porter (1985), Lợi thế cạnh tranh -tạo lập và duy trì thành tích vượt
    trội trong kinh doanh, dịch giả Nguyễn Phúc Hoàng – Ngọc Hà – Quế Nga –
    Thanh Hải, Nhà xuất bản trẻ.
    3. Michael.E.Porter (1990), Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia, dịch giảNguyễn
    Ngọc Toàn, Nhà xuất bản trẻ.
    4. Nguyễn Ngọc Duy (2009), Bài giảng quản trị kinh doanh quốc tế.
    5. TS. Nguyễn Thanh Liêm và các cộng sự (2009), Quản trị chuỗi cung ứng -tài liệu
    học tập, Khoa kinh tế - Trường Đại học Đà Nẵng.
    6. Nguyễn Thị Trâm Anh (2009), “Hợp tác trong chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản –
    công cụ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa trong bối cảnh toàn cầu hóa”,
    Tạp chí Khoa học công nghệ thủy sản, số 1.
    7. Phạm Thị Hồng Vân và các cộng sự (2008), Tổng quan chuỗi cung ứng thủy sản ở
    Việt Nam, Báo cáo chuyên đề của Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản.
    8. TS. Vũ Tiến Dũng và ông Don Griffiths (2009), GAP và BMP trong nuôi tôm tại
    Việt Nam: Chính sách, hiện trạng và phương hướng thực hiện.
    9. VASEP (08/01/2010), “Xuất khẩu tôm Việt Nam –Dấu ấn năm 2009 và triển vọng
    2010”, BẢN TIN THƯƠNG MẠI THỦY SẢN, số 01, tr. 5.
    10. VASEP (29/01/2010), “Xuất khẩu thủy sản năm 2009 –Những mảng tối và sáng”,
    BẢN TIN THƯƠNG MẠI THỦY SẢN, số 04, tr. 3-4.
    11. VASEP (29/01/2010), “Xuất khẩu tôm Việt Nam, một năm nhìn lại”, BẢN TIN
    THƯƠNG MẠI THỦY SẢN, số 04, tr. 6.
    TIẾNG ANH
    12. Ganeshan & Harrison (1995), An introduction to Supply Chain Management.
    13. Lee & Billington (1995), The evolution of Supply Chain Management Model and
    Practice.
    124
    14. Lambert, Stock và Ellram (1998), Fundamental of Logistics Management.
    15. Ms. Le Thanh Loan, Mr. Dang Hai Phuong, Dr. Vo Hung (2006), Cashew nuts
    supply chains in Vietnam, a case study in Dak Nong and Binh Phuoc provinces.
    WEBSITE
    16. Tổng cục Thống kê Việt Nam, http://www.gso.gov.vn
    17. Tổng cục Hải quan Việt Nam, http://www.customs.gov.vn
    18. http://www.agro.gov.vn/news/newsdetail.asp?targetID=14200
    19. http://www.vietlinh.com.vn/dbase/VLTTShowContent.asp?ID=9998
    20. http://www.baomoi.com/Info/Doanh-nghiep-VN-trong-chuoi-cung-ung-toan-cauBa-tieu-chi-de-vung-vang/45/2870262.epi
    21. http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ur=dothiloi&ids=2691
    22. http://www.nongnghiep.vn/nongnghiepvn/viVN/61/158/45/69/69/39377/Default.aspx
    23. http://www.vietfish.com/vn/detail.php?id=6&&actitle=1789
    24. http://dardqnam.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=987&Item
    id=296
    25. http://www.thuysanvietnam.com.vn/index.php?act=news&idroot=16&idcat=50&id
    =3575&stt=1
    26. http://vifep.com.vn/NewsViewItem.aspx?Id=418
    27. Đào Hữu Hòa, Liên kết trong chính sách thu hút đầu tư phát triển công nghiệp của
    các địa phương vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thực trạng và giải pháp, Tạp
    chí Khoa học công nghệ số 6(29).2008, Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng,
    www.kh-sdh.udn.vn
    28. http://www.sacomjsc.com.vn/index.php?module=news&act=detail&id=116
    29. http://niengiamnongnghiep.vn/index.php?self=article&id=3691
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...