Tiến Sĩ Nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ xây dựng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài luận án: Nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ xây dựng
    Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

    Mã số: 62.34.01.02
    Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Sinh
    Người hướng dẫn: GS.TS Trần Thọ Đạt; PGS.TS Lê Trung Thành

    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

    Lợi thế cạnh tranh (LTCT) của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc nâng cao kết quả kinh doanh (KQKD) của doanh nghiệp, vì vậy việc nghiên cứu và tìm ra các nhân tố nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt lý thuyết. Sử dụng lý thuyết các nguồn lực và mô hình VRIN, tác giả đã xây dựng mô hình thể hiện mối quan hệ giữa các nguồn lực hữu hình và vô hình tác động tới lợi thế cạnh tranh và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua số liệu khảo sát thông qua điều tra 43 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, tác giả đã kiểm định được vai trò của hai nguồn lực vô hình là Định hướng học hỏi (ĐHHH) và Định hướng thị trường (ĐHTT) đối với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và mối quan hệ cùng chiều giữa Lợi thế cạnh tranh và Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    Hai mối quan hệ này thể hiện như sau:
    LTCT = 1,007 + 0,363 x ĐHHH + 0,356 x ĐHTT và KQKD = 1,368 + 0,414 x LTCT

    Như vậy, điểm đóng góp mới của luận án là phát hiện và kiểm chứng vai trò của nguồn lực vô hình là ĐHHH và ĐHTT đối với việc nâng cao LTCT của doanh nghiệp. Các nguồn lực vô hình này đáp ứng các điều kiện của mô hình VRIN: có giá trị, hiếm, khó bắt chiếc, không thay thế được cho nên những sẽ giúp doanh nghiệp có được LTCT bền vững và qua đó nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh trên thị trường.

    Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

    Các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở bốn lĩnh vực sản xuất kính, sứ vệ sinh, gạch ốp lát và gạch ngói và các sản phẩm đất sét nung thuộc Bộ Xây dựng có LTCT khá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành, trong đó nổi trội là về phương diện giao hàng theo yêu cầu của khách hàng, chất lượng sản phẩm và đổi mới sản phẩm; hai phương diện khác của LTCT cần cải tiến là thời hạn cung ứng sản phẩm mới ra thị trường và khả năng giảm giá bán sản phẩm.

    Nguồn lực hữu hình nói chung, đặc biệt là Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp này ở mức trung bình so với các doanh nghiệp nhà nước. Nguồn lực về tài chính thông qua chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu trong Tổng tài sản giảm đi rõ rệt từ năm 2012 trở lại đây; có nhiều doanh nghiệp giá trị tồn kho hàng hóa gần bằng vốn chủ sở hữu. Kết quả là lợi nhuận của các doanh nghiệp này không ổn định và có xu hướng giảm trong thời gian qua.
    Các doanh nghiệp được khảo sát có nguồn lực vô hình là ĐHHH và ĐHTT ở mức cao hơn trung bình so với các doanh nghiệp trong ngành. Đối với nguồn lực ĐHHH, phương diện cam kết học hỏi là cao nhất; Chia sẻ tầm nhìn có mức điểm thấp nhất và vì thế cần cải tiến nhiều. Đối với nguồn lực ĐHTT, hai phương diện cần tập trung cải tiến là định hướng cạnh tranh nhân viên và định hướng đối thủ cạnh tranh. Phương diện có điểm cao nhất là định hướng nhân viên thể hiện những nét đặc trưng của các doanh nghiệp nhà nước.
     
Đang tải...