Tiến Sĩ Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các siêu thị tại tp. Hồ chí minh giai đoạn 2011 - 2020

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 4/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    Nhằm xây dựng cơ sở khoa học nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp áp dụng cho trường hợp các siêu thị tại TP. HCM, nghiên cứu đã tổng kết, đánh giá các lý thuyết về lợi thế cạnh tranh và các nghiên cứu có liên quan đến các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp (Michael E. Porter, 1985, 1996; Philip Kotler, 2001; Zeithaml, 1988; Woodruff, 1997; Parasuraman & Grewal, 2000; Sweeney & Soutar, 1998, 2001; Petric, 2002 và nhiều nghiên cứu khác); đồng thời phân tích các đặc điểm kinh tế kỹ thuật của loại hình kinh doanh siêu thị. Kết quả cho thấy:
    Tiếp cận từ phía khách hàng để truy tìm các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh là khoa học và khuynh hướng phổ biến hiện nay; Các yếu tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp là các yếu tố tạo ra giá trị cho khách hàng (bao gồm: giá trị sản phẩm, dịch vụ; giá trị cảm xúc; giá trị tính theo giá cả và giá trị hình ảnh) vượt trội so với các đối thủ. Theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm đó là sáu lĩnh vực chất lượng (sản phẩm; thời gian; không gian; dịch vụ; thương hiệu; giá cả) liên kết tương hỗ với nhau [34, tr.119120].
    Trong khi đó, nghiên cứu cho lĩnh vực bán lẻ thực phẩm, Dirk Morschett et al cho rằng, ngoài chất lượng hàng hóa, dịch vụ là giá cả và sự thuận tiện [72]. Áp dụng cho siêu thị, nghiên cứu đề xuất mô hình sáu yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh cho loại hình siêu thị là: tập hàng hóa; không gian siêu thị; giá cả hàng hóa; nhân viên phục vụ; cơ sở vật chất và tin cậy.
    Tiếp theo, sau khi phân tích các đặc tính của khách hàng siêu thị tại TP. HCM, một nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu hai mươi khách hàng thường xuyên của các siêu thị được sử dụng để khám phá, điều chỉnh, bổ sung các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh cho các siêu thị tại TP. HCM và phát triển thang đo các yếu tố này. Kết quả của nghiên cứu định tính bổ sung yếu tố thứ bảy là hình ảnh siêu thị vào mô hình sáu yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh cho siêu thị được đề xuất trên đây. Nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết được đề xuất từ kết quả nghiên cứu định tính. Mẫu nghiên cứu gồm 500 khách hàng đã có những lần mua sắm ở các chợ và cửa hàng tạp hóa, các trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi, nhưng hiện tại họ là khách hàng thường xuyên của các siêu thị tại TP. HCM. Cơ cấu của mẫu nghiên cứu được thiết kế dựa theo kết quả điều tra 410 khách hàng của các siêu thị tại TP. HCM do tác giả thực hiện trước đó (phụ lục 3). Nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật định lượng: Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), phương pháp ước lượng bootstrap, phân tích cấu trúc đa nhóm.
    Kết quả kiểm định cho thấy, mô hình các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh cho các siêu thị tại TP. HCM gồm năm thành phần (tập hàng hóa, không gian gian siêu thị, giá cả, tin cậy và nhân viên phục vụ) được đo bằng 21 biến quan sát (bao gồm: 2 biến đo tập hàng hóa; 7 biến đo không gian siêu thị; 3 biến đo giá cả; 3 biến đo tin cậy; 6 biến đo nhân viên phục vụ). Đồng thời, giá trị vị thế (tầm quan trọng) của các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh cho các siêu thị có sự phân định thứ bậc rõ rệt ở bình diện tổng thể cũng như theo các loại hình kinh doanh (kinh doanh tổng hợp và chuyên doanh) và các loại hình sở hữu của siêu thị (siêu thị nhà nước, siêu thị tư nhân và siêu thị nước ngoài), thể hiện vai trò của các yếu tố này trong việc tạo lợi thế cạnh tranh cho các siêu thị tại TP. HCM là rất
    khác nhau.
    Tiếp theo, sau khi đánh giá năng lực tạo lợi thế cạnh tranh của các siêu thị tại TP. HCM; nghiên cứu sử dụng thang đo các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh (được phát triển và kiểm định trong nghiên cứu định lượng) đánh giá thực trạng các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh cho các siêu thị này. Kết quả cho thấy, ở thời điểm hiện tại, giá trị của các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh cho các siêu thị tại TP. HCM chỉ ở mức trên trung bình và có sự khác nhau không nhiều, đồng thời thiếu sự tương thích với giá trị vị thế của chúng. Chứng tỏ, chiến lược đầu tư và phân bố nguồn lực của các siêu thị còn mang tính “cào bằng”, nói cách khác, thiếu trọng tâm vào các yếu tố chủ lực tạo lợi thế cạnh tranh cho
    các siêu thị.
    Cuối cùng, dựa vào các kết quả nghiên cứu trên đây, kết hợp kết quả phân tích dự báo điều kiện nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các siêu thị tại TP. HCM và kinh nghiệm nâng cao lợi thế cạnh tranh của một số siêu thị trong nước và các tập đoàn bán lẻ trên thế giới, nghiên cứu hoạch định các quan điểm, mục tiêu và định vị các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh cho các siêu thị TP. HCM giai đoạn 2011 2020, cùng năng lực lõi của một số siêu thị, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các siêu thị tại TP. HCM giai đoạn 2011 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...