Thạc Sĩ Nâng cao khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn tỉnh thá

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN

    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn . ii
    Mục lục . iii
    Danh mục các bảng vii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài . 2
    2. Mục tiêu nghiên cứu 4
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 4
    4. Ý nghĩa khoa học của luận văn 5
    5. Bố cục của luận văn 5
    Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
    NGHIÊN CỨU . 6
    1.1. Cơ sở lý luận . 6
    1.1.1. Quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
    về thanh niên 6
    1.1.1.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin về giáo dục thanh niên 6
    1.1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng
    cho đời sau 8
    1.1.1.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam với việc phát huy vai
    trò thanh niên trong xây dựng đất nước . 11
    1.1.2. Quan điểm cơ bản của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Đại
    hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII về phát triển nông
    nghiệp nông thôn . 12
    1.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực trẻ và các tổ chức thanh niên trong sự
    nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn . 14
    1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan 17
    Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    iv
    1.2.1. Trong nước 17
    1.2.2. Ngoài nước 19
    1.3. Phương pháp nghiên cứu 20
    1.3.1. Thiết kế nghiên cứu . 20
    1.3.2. Địa điểm nghiên cứu 20
    1.3.3. Mô tả đối tượng tiếp cận nghiên cứu 20
    1.3.4. Tổng thể, m ẫu và phương pháp chọn mẫu 21
    1.3.5. Quá trình thu thập dữ liệu 22
    1.3.6. Sử lý thống kê 22
    Chương II: ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ
    CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG
    THANH NIÊN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN 23
    2.1. Khái quát chung về tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên
    trong những năm gần đây 23
    2.2. Khái quát về tình hình thanh niên nông thôn và Đoàn thanh niên trong
    việc phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn
    trong 5 năm qua 25
    2.2.1. Một vài nét khái quát về tình hình thanh niên nông thôn những
    năm qua 25
    2.2.2. Một số kết quả của Đoàn thanh niên trong việc phổ biến tiến bộ
    khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn trong 5 năm qua . 28
    2.3. Thực trạng trình độ văn hóa, chuyên môn và trình độ khoa học kỹ thuật
    của thanh niên nông thôn Thái Nguyên qua điều tra, khảo sát . 29
    2.3.1. Trình độ văn hóa 29
    2.3.2. Trình độ chuyên môn . 30
    2.3.3. Trình độ khoa học kỹ thuật của thanh niên và vấn đề áp dụng vào
    sản xuất . 31
    Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    v
    2.3.3.1. Mức độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật của thanh niên . 31
    2.3.3.2. Các nội dung, chương trình về khoa học kỹ thuật thanh niên
    được tiếp cận, tập huấn . 34
    2.3.3.3. Tần suất tập huấn, tiếp cận với các nội dung, chương trình
    khoa học kỹ thuật 38
    2.3.3.4. Đánh giá về nội dung hình thức hoạt động chuyển gia o tiến
    bộ khoa học 40
    2.3.3.5. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và hiệu quả của nó
    trong sản xuất nông nghiệp . 41
    2.3.3.6. Những yếu tố hạn chế hiệu quả ứng dụng chuyển giao khoa học
    kỹ thuật trong thanh niên nông thôn hiện nay 46
    2.3.3.7. Vai trò của các tổ chức đoàn thể, chính quyền và các cơ quan
    thông tin đại chúng trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa
    học kỹ thuật 47
    2.3.3.8. Những yếu tố có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế hộ
    gia đình của thanh niên nông thôn . 53
    2.3.3.9. Nguyên nhân khó khăn trong tham gia phát triển kinh tế của
    thanh niên nông thôn . 55
    2.3.3.10. Hỗ trợ của Đoàn thanh niên trong chuyển giao tiến bộ
    khoa học kỹ thuật 56
    Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG
    NGHỆ,CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN . 60
    3.1. Chủ trương của tỉnh Thái Nguyên về phát triển nông nghiệp trong thời
    gian tới 60
    3.2. Quan điểm chung . 61
    3.3. Những nhiệm vụ và giải pháp về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
    nghiệp và nông thôn 62
    Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    vi
    3.4. Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ trong sự phát triển nông nghiệp,
    nông thôn trong thời gian tới . 63
    3.5. Giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và
    công nghệ vào sản xuất cho thanh niên nông thôn Thái Nguyên . 64
    3.5.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ
    thuật và công nghệ cho nông dân . 64
    3.5.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn, Hội trong chuyển giao KHKT
    và công nghệ, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn . 65
    3.5.2.1. Tổ chức triển khai sâu rộng các phong trào khuyến khích động viên thanh
    niên thi đua học tập, tiến quân vào khoa học công nghệ 65
    3.5.2.2. Triển khai có hiệu quả chương trình Phổ cập tin học - Nối
    mạng tri thức cho thanh niên nông thôn 66
    3.5.2. 3. Triển khai, thực hiện phong trào thanh niên nông thôn thực
    hiện 4 mới trong thanh niên nông thôn, bao gồm: "Kỹ thuật
    mới, ngành nghề mới, mô hình mới, thị trường mới" 66
    3.5.2.4. Tiếp tục nhân rộng các mô hình hoạt động đã đạt được hiệu quả
    trên thực tế 67
    3.5.2.5. Tạo cơ chế, hành lang pháp lý cho hoạt động chuyển giao tiến bộ
    khoa học kỹ thuật và công nghệ, giải quyết việc làm trong thanh
    niên nông thôn . 68
    3.5.2.6. Xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn vững mạnh, mở rộng mặt trận đoàn k ết,
    tập hợp thu hút rộng rãi thanh niên vào tổ chức Đoàn 68
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
    1.Kêt luận . 69
    2. Kiến nghị 69

    MỞ ĐẦU
    Chúng ta đang cùng với cả nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công
    nghiệp hoá, hiện đại hoá; cùng với giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ
    được xác định là động lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã
    hội. Trong đó, công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn là một
    trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Những chủ trương chính sách
    đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua đã tạo cơ chế, đưa tiến bộ
    khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần vào tăng
    trưởng trong kinh tế liên tục nhiều năm liền.
    Tuy nhiên, thực tế cho thấy trình độ và kỹ thuật canh tác của nông dân
    trong đó có thanh niên nông thôn vẫn còn lạc hậu; chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    vẫn mang nặng tính chất thuần nông, độc canh, tự túc, tự cấp, phân tán, qui
    mô nhỏ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Do vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp
    thấp, thời gian nông nhàn chiếm tỉ lệ cao, đời sống người nông dân vẫn còn
    gặp nhiều khó khăn.
    Đối với thanh niên, là lực lượng xã hội to lớn, có vai trò vị trí đặc biệt quan
    trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện hoá đất nước. Thanh niên đang là lực
    lượng tiên phong trong việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
    sản xuất và đời sống, tiến quân vào khoa học công nghệ, tham gia vào các chương
    trình phát triển kinh tế xã hội, đóng góp to lớn vào phát triển nông nghiệp, nông
    thôn. Đặc biệt là thanh niên nông thôn Thái Nguyên, chiếm 1/3 trong tổng số dân
    số, là lực lương chủ chốt đi đầu trong các hoạt động đưa các tiến bộ khoa học,
    công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, làm
    giàu cho gia đình và xã hội. Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình thanh niên làm
    kinh tế giỏi, là chủ trang trại, doanh nghiệp trẻ, góp phần giải quyết việc làm cho
    hàng vạn thanh niên trong tỉnh.
    Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    2
    Tôi tập trung nghiên cứu nhằm tìm tìm ra những giải pháp đưa nhanh tiến
    bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khắc phục những hạn chế trong việc chuyển
    giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Phát huy vai trò xung kích, sáng
    tạo của Đoàn Hồ Chí Minh và tuổi trẻ tỉnh Thái Nguyên, góp phần đẩy nhanh
    tiến trình công nghiệp hoá nông nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn, thực hiện
    thắng lợi mục tiêu của Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVIII đề ra.
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Thành tựu của 25 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng cộng sản
    Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đưa nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh
    công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đảng ta xác định: “Công nghiệp hoá nông
    nghiệp, hiện đại hoá nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng
    hàng đầu trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
    Thái Nguyên đang cùng với cả nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công
    nghiệp hoá, hiện đại hoá; khoa học và công nghệ được xác định là động lực
    quan trọng, then chốt trong phát triển kinh tế, xã hội. Mục tiêu Đại hội Đảng
    bộ Tỉnh lần thứ XVIII đề ra là: “Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo,
    khoa học - công nghệ; bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa; tiế p tục giảm tỷ
    lệ hộ nghèo ."
    Trong những năm qua, Tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát
    triển nông nghiệp nông thôn, ưu tiên đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
    xuất nông nghiệp, tiến hành dồn ghép ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi
    cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh theo h ướng sản xuất hàng hoá.
    Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho nhân dân, giải quyết việc làm cho
    nhân dân lao động. Do vậy đã đạt được những thành tựu quan trọng trong
    phát triển nông nghiệp, bộ mặt nông thôn Thái Nguyên có sự thay đổi rõ nét.
    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình công nghiệp hoá
    nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn còn gặp nhiều khó kh ăn là: Sản xuất
    Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    3
    nông nghiệp vẫn mang nặng tính thuần nông ở nhiều vùng miền trong tỉnh,
    chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp chậm, sản xuất mang tính độc canh, tự
    túc, tự cấp, phân tán qui mô nhỏ Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên
    là do trình độ khoa học kỹ thuật của một bộ phận nhân dân còn thấp, ch ưa
    quan tâm đến đầu tư cho khoa học công nghệ, cơ sở vật chất cho sản xuất
    nông nghiệp nông thôn. Chính vì vậy thời gian nông nhàn, thiếu việc làm của
    người lao động trong sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao.
    Nghị quyết số 25 - NQ/TƯ ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành Trung
    ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ
    đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã xác định mục tiêu chung là " .Cổ
    vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ
    khoa học - công nghệ tiên tiến, vươn lên ngang tầm thời đại. Hình thành một
    lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự
    nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; phấn đấu cho mục tiêu ''dân giàu,
    nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh .''
    Hiện nay lực lượng thanh niên (từ 16 – 30 tuổi) có khoảng 350.144
    người trong độ tuổi thanh niên, chiếm khoảng 31% dân số toàn tỉnh. Đây là
    lực lượng tiên phong trong việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
    sản xuất và đời sống. Trong những năm vừa qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh
    đã không ngừng tổ chức các phong trào hành động cách mạng tiến quân vào
    khoa học công nghệ, huy động đoàn viên thanh niên tham gia vào các ch ương
    trình phát triển kinh tế xã hội, đóng góp to lớn vào phát triển nông nghiệp,
    nông thôn ở Thái Nguyên.
    Song bên cạnh đó, nhiều thanh niên không qua đào tạo, trình độ khoa
    học kỹ thuật thấp; việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông
    thôn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là lao động phổ thông. Những năm gần đây,
    Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh các cấp đã chủ động phối hợp với các
    Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    4
    ngành có liên quan, tổ chức nhiều hoạt động chuyển giao các tiến bộ khoa học
    kỹ thuật, giới thiệu nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong sản xuất nông
    nghiệp để thanh niên tham khảo, học tập, đồng thời nhằm nâng cao trình độ,
    kiến thức về khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn, nhưng chưa tổng
    kết đánh giá đầy đủ việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên
    nông thôn.
    Việc nghiên cứu đánh giá thực trạng, tìm ra những giải pháp nhằm nâng
    cao kiến thức khoa học kỹ thuật góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên
    nông thôn là vấn đề bức thiết hiện nay. Vì vậy đề tài nghiên cứu là cần thiết.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Điều tra thu thập thông tin nhằm đánh giá thực trạng nhận thức và trình
    độ Khoa học công nghệ của thanh niên nông thôn Thái Nguyên cũng như thực
    trạng hoạt động chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản
    xuất trong thanh niên nông thôn ở Thái Nguyên;
    Tìm ra những hạn chế, yếu kém, bất cập trong việc chuyển giao tiến bộ
    khoa học kỹ thuật và công nghệ;
    Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao trình độ, nhận thức về khoa học
    công nghệ cho thanh niên nông thôn cũng như tìm ra những phương pháp đưa
    nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất từ đó giúp cho thanh niên nâng
    cao chất lượng sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng, góp
    phần đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn
    theo nghị quyết của Bộ chính trị đề ra
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng: Thanh niên nông thôn tuổi đời từ 16 – 30
    * Phạm vi nghiên cứu: Quy mô thực hiện đề tài tại địa bàn tỉnh Thái
    Nguyên; chọn lọc điều tra thực trạng tại 15 xã của 5 huyện, thị xã trong tỉnh,
    đại diện theo 3 khu vực: Thanh niên nông thôn khu vực phía Nam (chọn
    Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    5
    huyện Phú Bình), thanh niên nông thôn khu vực phía Bắc (chọn huyện Phú
    Lương và Định Hóa) và thanh niên nông thôn khu vực Trung tâm (chọn các
    xã của Thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công). Tiến hành lấy 450
    phiếu điều tra về trình độ, nhận thức về khoa học kỹ thuật của thanh niên.
    4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
    Đề tài giúp cho cấp ủy, chính quyền và tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí
    Minh tỉnh hoạch định chính sách phù hợp trong việc tổ chức các chuyển giao
    khoa học công nghệ cho thanh niên nông thôn Thái Nguyên cũng như việc
    xác định các nội dung và hình thức chuyển tải phù hợp.
    Nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật cho thanh niên
    Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hoạt động sản xuất nông
    nghiệp, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho thanh niên nông thôn.
    Góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn Thái Nguyên
    5. Bố cục của luận văn
    Bố cục của luận văn bao gồm 3 chương
    Chương I: Tổng quan tài nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
    Chương II: Điều tra thực trạng hoạt động và hiệu quả chuyển giao tiến
    bộ khoa học công nghệ trong thanh niên nông thôn Thái Nguyên
    Chương III: Giải pháp nâng cao trình độ khoa học và công nghệ cho
    thanh niên nông thôn Thái Nguyên
    Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    6
    Chương I
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
    NGHIÊN CỨU
    1.1. Cơ sở lý luận
    1.1.1. Quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
    về thanh niên
    1.1.1.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin về giáo dục thanh niên
    a. Quan điểm của Mác và Ăngghen
    Về giáo dục thanh niên, Mác đã nhấn mạnh: "Việc giáo dục mang lại
    cho thanh niên khả năng nhanh chóng lắm vững trên thực tế toàn bộ hệ thống
    sản xuất". Quan điểm của Mác là cần quan tâm giáo dục thanh niên để họ
    nắm vững kỹ năng, kỹ xảo, quy trình, quản lý quá trình sản xuất và nó phải
    làm thường xuyên, liên tục, giáo dục ở trường lớp và giáo dục ở thực tế.
    Trong bản cương lĩnh đầu tiên của Liên minh cộng sản những nguyên
    lý của chủ nghĩa Cộng sản do Mác và Ăngghen chuẩn bị có viết: "Việc giáo
    dục mang lại cho thanh niên khả năng nhanh chóng nắm vững trên thực tế
    toàn bộ hệ thống của sản xuất trong thực tiễn, làm cho họ có thể lần lượt
    chuyển từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác tuỳ theo nhu cầu của
    xã hội hoặc tuỳ theo sở thích của bản thân họ".
    Như vậy Các Mác và Ăng ghen đã chỉ rõ vai trò của giáo dục thực tế
    qua lao động để làm cho thanh niên nắm được toàn bộ hệ thống sản xuất, bộ
    lộ và phát huy khả năng của mình phục vụ cho xã hội. Mặt khác, xã hội phải
    chăm lo, bồi dưỡng, đáo tạo thanh niên để họ có thể đáp ứng sự chuyển dịch
    lao động và đáp ứng với nhu cầu tự do lựa chọn việc làm của thanh niên.
    b. Tư tưởng của V.I. Lênin về thanh niên
    Thứ nhất, Lênin chỉ ra cho thanh niên phải ra sức học tập và phải coi
    nhiệm vụ học tập là suốt đời. Lênin đã chỉ rõ nhiệm vụ của người thanh niên là
    Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    7
    phải học tập để nắm vững và hiểu biết những của cải và di của nhân loại, V.I.
    Lênin nhấn mạnh: "Chỉ có thể trở thành người cộng sản khi đã làm giàu trí nhớ
    của mình bằng sự hiểu biết toàn bộ những của cải mà nhân loại đã có ", Lênin
    đã đưa ra lời kêu gọi thanh niên: "Học tập! Học tập nữa! Học tập mãi".
    Thứ hai, Cần tăng cường giáo dục thanh niên thông qua thực tế, thực tế
    đó là trong hoạt động sản xuất, học tập, công tác, chiến đấu, trong các phong
    trào cách mạng.
    Nói chuyện với đoàn viên Đoàn TNCS, V.I. Lênin đã nhấn mạnh:
    "Trước mắt các đồng chí là nhiệm vụ xây dựng và các đ ồng chí có thể giải
    quyết được nhiệm vụ đó, nếu nắm được toàn bộ những kiến thức mới, biết
    biến CNCS từ những công thức, những lời khuyên, những phương thức,
    những mệnh lệnh, những cương lĩnh thành một hiện thực sinh động, thống
    nhất toàn bộ hoạt động trực tiếp của các đồng chí". Tư tưởng của V.I Lênin
    cho chúng ta thấy đoàn viên và thanh niên phải học tập trong thực tiễn để đưa
    những kiến thức học được vào cuộc sống.
    Thứ ba, V.I. Lênin nhận thấy rõ vai trò to lớn của Đoàn thanh niên
    cộng sản trong việc giáo dục thực tế cho thanh niên. Lênin đã chỉ rõ những
    công việc Đoàn thanh niên phải làm là: "Chỉ khi nào Đoàn thanh niên cộng
    sản gắn liền từng bước học tập, huấn luyện và giáo dục của mình với cuộc
    đấu tranh chung của tất cả những người lao động chống lại bóc lột thì lúc đó
    mới xứng đáng với danh hiệu là đoàn thể của thế hệ trẻ cộng sản chủ nghĩa".
    Thứ tư, Lênin coi trọng giáo dục toàn diện cho nhan dân lao động,
    trong đó có thanh niên. Tư tưởng của Lênin là giáo dục nhằm làm cho người
    lao động tự hiểu, tự thấy, tự biết phương thức và mức độ làm việc và nghỉ
    ngơi một cách có hiệu quả. Tư tưởng này được Lênin chỉ rõ: "Trong quá trình
    giáo dục phải làm cho những người lao động dần dần biết tự mình hiểu và nhìn
    thấy phương thức và mức độ làm việc, phương thức và mức độ nghỉ ngơi".
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...