Luận Văn Nâng cao khả năng thanh toán tại công ty TNHH thương mại và sản xuất Tân Phú Vinh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 24/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Nâng cao khả năng thanh toán tại công ty TNHH thương mại và sản xuất Tân Phú Vinh
    Định dạng file word


    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    a. Về mặt lý luận
    Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự dịch chuyển này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Tuy vậy, điều đó cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường.
    Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính. Tuy vậy, trong khả năng hạn hẹp của mình, em chỉ xin phép được trình bày một phần nhỏ nhưng cũng chiếm vai trò khá quan trọng trong hoạt động phân tích tài chính. Đó là phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
    Việc thường xuyên phân tích khả năng thanh toán sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng tình hình thanh toán của doanh nghiệp mình, lường trước được những rủi ro xảy đến trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp.
    b. Về mặt thực tiễn
    Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Tân Phú Vinh, trực tiếp tìm hiểu khả năng thanh toán của công ty, em nhận thấy khả năng thanh toán của công ty chưa được tốt. Vì vậy em quyết định lựa chọn đề tài:
    “Nâng cao khả năng thanh toán tại công ty TNHH thương mại và sản xuất Tân Phú Vinh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Tuy không phải là lĩnh vực mới mẻ, song mục tiêu của đề tài là tập trung giải quyết các vấn đề lý luận, tình hình thực tế về khả năng thanh toán của công ty TNHH thương mại và sản xuất Tân Phú Vinh, nhằm góp phần làm hoàn thiện công tác quản lý và nâng cao khả năng thanh toán của công ty.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    Nội dung đề tài là tập trung nghiên cứu khả năng thanh toán của doanh nghiệp để thấy rõ thực trạng, tình hình thanh toán của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị giúp cải thiện tình hình tài chính và giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
    3. Phương pháp nghiên cứu.
    Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu thực tế thu thập được trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp. Các số liệu trên báo cáo tài chính và các thông tin có được từ việc phỏng vấn trực tiếp các nhân viên ở phòng kế toán để xác định xu hướng phát triển, mức độ biến động của các số liệu cũng như các chỉ tiêu, và từ đó đưa ra nhận xét. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp phân tích tỷ số, phương pháp liên hệ,
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Tân Phú Vinh là một doanh nghiệp hoạt động với nhiều lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, đề tài của em chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình tài chính mà cụ thể ở đây là khả năng thanh toán của toàn công ty chứ không đi sâu phân tích tài chính từng lĩnh vực hoạt động.
    5. Kêt cấu khóa luận.
    Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
    Chương I. Những vấn đề cơ bản về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
    Chương II. Thực trạng về khả năng thanh toán tại công ty TNHH thương mại và sản xuất Tân Phú Vinh
    Chương III. Một số kết luận và giải pháp nâng cao khả năng thanh toán của công ty TNHH Thương mại và sản xuất Tân Phú Vinh.


    CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

    1.1. Doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
    1.1.1. Khái niệm.
    Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.
    Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân. Có nhiều hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện được bởi các doanh nghiệp.
    Ở Việt Nam, theo luật doanh nghiệp 2005: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh- tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
    Các doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.
    Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với quy mô và trình độ phát triển nhất định. Hầu hết các doanh nghiệp lớn hoạt động với tư cách là các công ty. Đây là loại hình phát triển nhất của doanh nghiệp.
    1.1.2. Hoạt động của doanh nghiệp.
    Để đạt được mức doanh lợi như mong muốn, doanh nghiệp phải có những quyết định về tổ chức hoạt động sản xuất và vận hành quá trình trao đổi. Mọi quyết định đều phải gắn kết với môi trường xung quanh. Bao quanh doanh doanh nghiệp là một môi trường kinh tế - xã hội phức tạp và luôn biến động. Có thể kể đến một số yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp.
    Doanh nghiệp luôn phải đối đầu với công nghệ. Sự phát triển của công nghệ là một yếu tố góp phần thay đổi phương thức sản xuất, tạo ra nhiều kỹ thuật mới dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong quản lý tài chính doanh nghiệp.
    Doanh nghiệp là đối tượng quản lý của Nhà nước. Sự thắt chặt hay nới lỏng hoạt động của doanh nghiệp được điều chỉnh bằng luật và các văn bản quy phạm pháp luật, bằng cơ chế quản lý tài chính.
    Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phải dự tính được khả năng xảy ra rủi ro, đặc biệt là rủi ro tài chính để có cách ứng phó kịp thời và đúng đắn. Doanh nghiệp, với sức ép của thị trường cạnh tranh, phải chuyển dần từ chiến lược trọng cung cổ điển sang chiến lược trọng cầu hiện đại. Những đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã, giá cả hàng hoá, về chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn, tinh tế hơn của khách hàng buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi chính sách sản phẩm, đảm bảo sản xuất – kinh doanh có hiệu quả và chất lượng cao.
    Doanh nghiệp thường phải đáp ứng được đòi hỏi của các đối tác về mức vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn. Sự tăng, giảm của vốn chủ sở hữu có tác động đáng kể đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt trong các điều kiện kinh tế khác nhau.
    Muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải làm chủ và dự đoán trước được sự thay đổi của môi trường để sẵn sàng thích nghi với nó. Trong môi trường đó, quan hệ tài chính của doanh nghiệp được thể hiện rất phong phú và đa dạng.
    Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu bao gồm:
    - Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước.
    Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp.
    - Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – PGS. TS. Lưu Thị Hương,NXB Thống kê.
    2. Quản trị tài chính doanh nghiệp – PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS.TS.Vũ Duy Hào, NXB Tài chính.
    3. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh – T.S. Phạm Văn Dược, NXB Thống kê.
    4. Phân tích kinh tế doanh nghiệp – T.S. Nguyễn Năng Phúc, NXB Tài chính.
    5. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp – PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...