Thạc Sĩ Nâng cao khả năng nhận thức và tư duy của học sinh Trung học phổ thông qua hệ thống bài tập hoá vô c

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 4/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhận thức, tư duy; về nâng cao khả năng
    nhận thức và tư duy của học sinh trong quá trình dạy, học Hóa học; về bài tập hóa
    học (BTHH) và quan hệ giữa BTHH với việc nâng cao khả năng nhận thức và tư
    duy. Nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực; về đổi mới
    phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Hóa học. Điều tra thực trạng sử dụng
    BTHH ở trường phổ thông hiện nay. Lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập Hóa vô cơ
    lớp 11 chương trình cơ bản theo các mức độ nhận thức và tư duy. Sử dụng hệ thống
    bài tập theo các mức độ nhận thức và tư duy vào dạy học các bài Hóa vô cơ lớp 11
    trong chương trình Hóa học phổ thông. Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá chất
    lượng, tính hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng nhằm nâng cao khả năng nhận
    thức và tư duy hóa học của học sinh. Đối chứng kết quả giữa lớp sử dụng bài tập
    giúp nâng cao khả năng nhận thức và tư duy với lớp sử dụng bài tập hóa học thông
    thường, rút ra kết luận về khả năng ứng dụng những nội dung và cách thức đã nêu ra
    vào quá trình dạy học Hóa học.
    Keywords. Hóa học; Phương pháp giảng dạy; Khả năng nhận thức; Tư duy; Bài tập
    Content
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Môn Hóa học là môn học trong nhóm môn khoa học tự nhiên. Môn Hóa học ở phổ
    thông cung cấp cho học sinh (HS) những tri thức hóa học phổ thông tương đối hoàn chỉnh về
    các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ giữa công nghệ hóa học, môi trường và con người.
    Để học giỏi môn hoá học, HS cần có những phẩm chất và năng lực như: có hệ thống kiến
    thức hoá học cơ bản vững vàng, sâu sắc; có trình độ tư duy hóa học phát triển (năng lực phân
    tích, tổng hợp, so sánh, khái quát, suy luận logic, ) có kỹ năng thực hành và vận dụng linh
    hoạt sáng tạo kiến thức hoá học đã có để giải quyết các vấn đề trong hóa học cũng như trong
    thực tiễn Vì vậy, phát triển năng lực nhận thức và rèn luyện các kỹ năng là những yêu cầu
    cơ bản, quan trọng nhất của quá trình bồi dưỡng HS.
    Trong dạy học hoá học, bài tập hóa học (BTHH) vừa là mục đích, vừa là nội dung và
    cũng vừa là phương pháp dạy học, vừa là phương tiện dạy học hiệu quả. Hiê ̣ n nay , HS đươ ̣ c
    tiê ́ p xuc vơi mô ̣ t khô ́ i lươ ̣ ng lơn cac BTHH thông qua sach vơ , báo, internet. Vì thế người
    giáo viên (GV) câ ̀ n nghiên cưu BTHH trên cơ sơ ̉ tư duy cua HS, áp dụng hệ thống bài tập
    trong dạy học hóa học một cách linh hoạt, khéo léo, hợp lý nhằm phát triển tối đa khả năng
    nhận thức và tư duy của HS.
    Trên cơ sở đó tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao khả năng nhận thức và tư duy của học
    sinh trung học phổ thông qua hệ thống bài tập Hóa vô cơ 11 chương trình cơ bản” và áp
    dụng vào quá trình dạy và học môn Hóa học ở trường THPT Phương Nam - Hà Nội.
    2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
    2.1. Mục đích
    - Lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập Hóa vô cơ chương trình lớp 11
    - Sử dụng hệ thống bài tập đó nhằm nâng cao khả năng nhận thức và tư duy cho học
    sinh trung học phổ thông (THPT).
    2.2. Nhiệm vụ của đề tài
    Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đề ra như sau:
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhận thức, tư duy; về nâng cao khả năng nhận thức và
    tư duy của HS trong quá trình dạy, học Hóa học; về BTHH và quan hệ giữa BTHH với việc
    nâng cao khả năng nhận thức và tư duy.
    - Nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực; về đổi mới
    phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Hóa học.
    - Điều tra thực trạng sử dụng BTHH ở trường phổ thông hiện nay.
    - Lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập Hóa vô cơ lớp 11 chương trình cơ bản theo các
    mức độ nhận thức và tư duy.
    - Sử dụng hệ thống bài tập theo các mức độ nhận thức và tư duy vào dạy học các bài
    Hóa vô cơ lớp 11 trong chương trình Hóa học phổ thông.
    - Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá chất lượng, tính hiệu quả của hệ thống bài tập
    đã xây dựng nhằm nâng cao khả năng nhận thức và tư duy hóa học của HS. Đối chứng kết
    quả giữa lớp sử dụng bài tập giúp nâng cao khả năng nhận thức và tư duy với lớp sử dụng bài
    tập hóa học thông thường, rút ra kết luận về khả năng ứng dụng những nội dung và biện pháp
    đã nêu ra vào quá trình dạy học Hóa học.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Hệ thống bài tập Hóa vô cơ lớp 11 chương trình cơ bản nhằm rèn luyện khả năng
    nhận thức và tư duy của học sinh trung học phổ thông
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu nên đề tài tập trung nghiên cứu phần
    Hóa học vô cơ trong chương trình lớp 11 cơ bản với cả hai dạng bài tập là bài tập trắc nghiệm
    và bài tập tự luận.
    5. Vấn đề nghiên cứu
    Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hóa vô cơ lớp 11 chương trình cơ bản như thế
    nào để nâng cao khả năng nhận thức và tư duy của học sinh trung học phổ thông ?
    6. Giả thuyết nghiên cứu
    Xây dựng hệ thống bài tập Hóa vô cơ lớp 11 chương trình cơ bản theo các mức độ
    nhận thức và tư duy; sau đó lựa chọn, sắp xếp và sử dụng bài tập phù hợp cho từng giờ học sẽ
    giúp nâng cao khả năng nhận thức và tư duy của học sinh trung học phổ thông
    7. Phương pháp nghiên cứu
    Để chứng minh giả thuyết trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
    - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài
    - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, quan sát, phỏng vấn .
    - Phương pháp thực nghiệm sư phạm và áp dụng phương pháp thống kê toán học
    trong khoa học giáo dục để xử lý kết quả, đánh giá chất lượng, tính khả thi của đề tài
    8. Đóng góp của đề tài
    Lựa chọn, xây dựng và sử dụng hợp lý hệ thống bài tập Hóa vô cơ lớp 11 chương
    trình cơ bản nhằm nâng cao khả năng nhận thức và tư duy của học sinh trung học phổ thông.
    9. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn
    được trình bày trong 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
    Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập Hóa vô cơ lớp 11 theo các mức độ nhận thức và
    tư duy
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
     
Đang tải...