Luận Văn Nâng cao khả năng nhận thức và tư duy của học sinh trung học phổ thông qua hệ thống bài tập Hóa vô c

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Môn Hóa học là môn học trong nhóm môn khoa học tự nhiên. Môn Hóa học ở phổ thông cung cấp cho học sinh (HS) những tri thức hóa học phổ thông tương đối hoàn chỉnh về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ giữa công nghệ hóa học, môi trường và con người.
    Để học giỏi môn hoá học, HS cần có những phẩm chất và năng lực như: có hệ thống kiến thức hoá học cơ bản vững vàng, sâu sắc; có trình độ tư duy hóa học phát triển (năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát, suy luận logic, ) có kỹ năng thực hành và vận dụng linh
    hoạt sáng tạo kiến thức hoá học đã có để giải quyết các vấn đề trong hóa học cũng như trong thực tiễn Vì vậy, phát triển năng lực nhận thức và rèn luyện các kỹ năng là những yêu cầu cơ bản, quan trọng nhất của quá trình bồi dưỡng HS.
    Trong dạy học hoá học, bài tập hóa học (BTHH) vừa là mục đích, vừa là nội dung và cũng vừa là phương pháp dạy học, vừa là phương tiện dạy học hiệu quả. Hiêṇ nay, HS đươc̣ tiếp xúc với mô ̣ t khố i lượng lớn các BTHH thông qua sách vở , báo, internet. Vì thế người giáo viên (GV) cần nghiên cứ u BTHH trên cơ sở tư duy của HS, áp dụng hệ thống bài tập trong dạy học hóa học một cách linh hoạt, khéo léo, hợp lý nhằm phát triển tối đa khả năng nhận thức và tư duy của HS.
    Trên cơ sở đó tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao khả năng nhận thức và tư duy của học sinh trung học phổ thông qua hệ thống bài tập Hóa vô cơ 11 chương trình cơ bản” và áp dụng vào quá trình dạy và học môn Hóa học ở trường THPT Phương Nam - Hà Nội.
    2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
    2.1. Mục đích
    - Lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập Hóa vô cơ chương trình lớp 11
    - Sử dụng hệ thống bài tập đó nhằm nâng cao khả năng nhận thức và tư duy cho học sinh trung học phổ thông (THPT).
    2.2. Nhiệm vụ của đề tài
    Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đề ra như sau:
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhận thức, tư duy; về nâng cao khả năng nhận thức và tư duy của HS trong quá trình dạy, học Hóa học; về BTHH và quan hệ giữa BTHH với việc nâng cao khả năng nhận thức và tư duy.
    - Nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực; về đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Hóa học.
    - Điều tra thực trạng sử dụng BTHH ở trường phổ thông hiện nay.
    - Lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập Hóa vô cơ lớp 11 chương trình cơ bản theo các mức độ nhận thức và tư duy.
    - Sử dụng hệ thống bài tập theo các mức độ nhận thức và tư duy vào dạy học các bài Hóa vô cơ lớp 11 trong chương trình Hóa học phổ thông.
    - Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá chất lượng, tính hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng nhằm nâng cao khả năng nhận thức và tư duy hóa học của HS. Đối chứng kết quả giữa lớp sử dụng bài tập giúp nâng cao khả năng nhận thức và tư duy với lớp sử dụng bài
    tập hóa học thông thường, rút ra kết luận về khả năng ứng dụng những nội dung và biện pháp đã nêu ra vào quá trình dạy học Hóa học.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Hoàng Chúng. Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục. Nxb Giáo dục,1982.
    2. Nguyễn Cương - Nguyễn Mạnh Dung - Nguyễn thị Sửu. Phương pháp dạy học Hóa học tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục, 2000.
    3. Nguyễn Văn Cường. Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự án phát triển giáo dục THPT. Tài liệu Hội thảo tập huấn.
    4. Cao Cự Giác. Hướng dẫn giải nhanh bài tập hóa học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
    5. Cao Cự Giác. Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy và học hóa học. Nxb Giáo dục, 2009.
    6. Phạm Minh Hạc - Lê Khanh - Trần Trọng Thủy. Tâm lý học tập 1. Nxb Giáo dục, 1998.
    7. Trần Bá Hoành. “Lí luận cơ bản về dạy và học tích cực” (Những vấn đề chung). Tạp chí thông tin khoa học giáo dục, 2003.
    8. Trần Bá Hoành - Cao Thị Thặng - Phạm Thị Lan Hương. Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Hóa học. Dự án Việt Bỉ, 2003.
    9. Đặng Thị Oanh - Trần Trung Ninh. Câu hỏi lý thuyết và bài tập hóa học THPT tập 1. Nxb Giáo dục, 2006.
    10. Nguyễn Ngọc Quang. Lý luận dạy học hóa học tập 1. Nxb Giáo dục, 1994.
    11. Cao Thị Thặng - Phạm Thị Lan Hương. Áp dụng dạy học tích cực. bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự án Việt Bỉ đào tạo giáo viên các trường sư phạm 7 tỉnh miền Bắc – Việt Nam.
    12. Lê Xuân Trọng (Tổng Chủ biên) - Nguyễn Hữu Đĩnh (Chủ biên) - Lê Chí Kiên - Lê Mậu Quyền. Hóa học 11 nâng cao. Nxb Giáo dục, 2007.
    13. Lê Xuân Trọng (Chủ biên) - Từ Ngọc Ánh - Phạm Văn Hoan - Cao Thị Thặng. Bài tập Hóa học 11 nâng cao. Nxb Giáo dục, 2007.
    14. Lê Xuân Trọng (Tổng Chủ biên) - Trần Quốc Đắc - Phạm Tuấn Hùng - Đoàn Việt Nga - Lê Trọng Tín. Sách giáo viên hoá học 11 nâng cao. Nxb Giáo dục, 2007.
    15. Nguyễn Xuân Trường. Bài tập hóa học ở trường phổ thông. Nxb Đại học sư phạm, 2003.
    16. Nguyễn Xuân Trường. Sử dụng bài tập trong dạy học hoá học ở trường phổ thông. Nxb ĐHSP, 2006.
    17. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên) - Lê Mậu Quyền (Chủ biên) - Phạm Văn Hoan - Lê Chí Kiên. Hóa học 11. Nxb Giáo dục, 2010.
    18. Nguyễn Xuân Trường - Nguyễn Thị Sửu - Đặng Thị Oanh - Trần Trung Ninh. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT. Chu kỳ III, 2004 – 2007.
    19. Nguyễn Xuân Trường. 1430 câu hỏi trắc nghiệm hóa học 11. Nxb ĐHQG TP.HCM, 2007.
    20. Vũ Anh Tuấn - Nguyễn Hải Châu - Đặng Thị Oanh - Cao Thị Thặng. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn hóa học lớp 11. Nxb Giáo dục, 2009.
    21. Nguyễn Sỹ Tỳ. Cải tiến phương pháp dạy và học nhằm phát huy trí thông minh cho học sinh. Nghiên cứu giáo dục (3).
    22. A.G.Covalop. Tâm lý học cá nhân. Nxb Giáo dục Hà Nội, 1971.
    23. I.F.Kharlamop. Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào. Nxb Giáo dục, 1978.
    24. M.N.Sacđacov. Tư duy của học sinh. Nxb Giáo dục, 1970.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...