Tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong chiến lược phát triển nền kinh tế quốc dân của Việt Nam, nông nghiệp và nông thôn luôn là mối quan tâm hàng đầu trong các chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Trong các thời kỳ khác nhau, tuy tỷ trọng GDP Nông nghiệp trong tổng GDP toàn quốc và cơ cấu đầu tư của nền kinh tế có khác nhau, nhưng nông nghiệp luôn được xác định là chỗ dựa vững chắc để giải quyết hàng loạt các vấn đề lớn của toàn xã hội như: an ninh lương thực quốc gia, xoá bỏ đói nghèo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác, tạo thêm việc làm và ổn định xã hội, tăng nguồn tích lũy và tạo tiền đề cho việc thực hiện công nghiệp hóa đất nước.

    Thời đại ngày nay trong xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa, các nước đều thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế thì ngoại thương có vai trò quan trọng. Đối với Việt Nam xuất khẩu đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế: xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong GDP cả nước, thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế xã hội. Việt Nam là một nước nông nghiệp, trong cơ cấu xuất khẩu thì hàng nông sản mặc dù cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn thấp kém, nhưng chúng ta còn nhiềm tiềm năng chưa được khai thác hợp lý, nhất là đất đai, lao động, điều kiện khí hậu, thời tiết và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cùng với trình độ quản lý yếu kém, chính sách thương mại chưa hợp lý, kinh nghiệm uy tín trên thị trường còn non yếu. Do vậy mà khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và hàng nông sản xuất khẩu nói riêng còn rất thấp mà chúng ta phải chịu nhiều thua thiệt. Do vậy, chiến lược phát triển ngành nông nghiệp hướng xuất khẩu, hợp tác khoa học - công nghệ với bên ngoài, tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu nâng cao vị thế của hàng nông sản trên thị trường thế giới là tất yếu khách quan và cũng là yêu cầu cấp bách trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta trong trước mắt cũng như lâu dài. Việt Nam cần chủ động và đón đầu quá trình chuyển động lớn lao này nhằm tranh thủ những cơ hội tốt nhất cho chiến lược phát triển kinh tế đất nước.

    Ý thức được điều đó, em đã tâm đắc lựa chọn đề tài “Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu ” làm chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề này được kết cấu theo 3 chương như sau:

    Chương I: Khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu - các nhân tố ảnh hưởng - nội dung và phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong hoạt động kinh doanh.

    Chương II: Phân tích khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khảu Việt Nam thời gian qua.
    Chương III: Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu trong tình hình hiện nay.

    MỤC LỤC

    Chương I. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu - Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh - Nội dung và phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong hoạt động kinh doanh
    I. Tổng quan về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh 3
    1. Quan niệm về khả năng cạnh tranh và cạnh tranh . 3
    2. Khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu . 4
    II. Các nhân tố ảnh hưởng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông sản xuất khẩu 7
    1. Chất lượng nông sản phẩm: . 7
    2. Công nghệ và quản trị công nghệ: 8
    3. Hình ảnh và uy tín sản phẩm trên thị trường: 11
    4. Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa: . 12
    5. Trình độ tổ chức, quản lý: 13
    6. Cơ chế vận hành . 14
    7. Hoạt động xúc tiến thương mại 16
    III. Nội dung và phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu
    1. Nội dung: . 17
    2. Phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu: 20
    Chương II. Phân tích khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam thời gian qua 25
    I. Tổng quan chung về tình hình sản xuất, tiêu thụ hàng nông sản Việt Nam 25
    1. Tình hình sản xuất nông nghiệp của Việt Nam thời gian qua: 25
    2. Tình hình hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam 40
    II. Chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới: 50
    1. Mặt hàng gạo xuất khẩu: 50
    2. Cà phê xuất khẩu: 55
    3. Nhân điều xuất khẩu: . 60
    4. Cao su: . 62
    5. Mặt hàng chè xuất khẩu: 65
    6. Mặt hàng thủy sản: 65
    7. Sản phẩm chăn nuôi: 67
    III. Đánh giá chung qua nghiên cứu tình hình cạnh tranh mặt hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam 68
    1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các mặt hàng nông sản dựa vào các chỉ tiêu DRC, RCA . 68
    2. Những lợi thế chung: 73
    3. Những bất lợi ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu . 75
    IV. Cạnh tranh hàng nông sản của các nước trong khu vực - Kinh nghiệm đối với Việt Nam . 77
    1. Quan hệ thương mại Việt Nam - ASEAN . 78
    2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong xuất khẩu nông sản: 81
    Chương III.Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam 85
    I. Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của Việt Nam 85
    1. Điều chỉnh cơ cấu sản xuất, phát triển nông nghiệp hàng hóa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các vùng 85
    2. Định hướng về cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu 90
    II. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 . 93
    1. Giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam . 93
    2. Giải pháp về thị trường: . 100
    3. Giải pháp về tổ chức quản lý lưu thông: 111
    4. Một số khuyến nghị về mặt chính sách: . 115
    Kết luận . 119
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...