Luận Văn Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm xi măng ở Công ty xi măng Bỉm Sơn (chương II)

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm xi măng ở Công ty xi măng Bỉm Sơn (chương II)


    PHẦN II

    THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM XI MĂNG Ở CÔNG TY XI MĂNG BỈM SƠN.



    I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xi măng Bỉm Sơn

    1. Chủ trương về xây dựng của Đảng và Nhà nước.

    Cuối thập kỷ 60, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc đang đi vào giai đoạn ác liệt, thì Đảng và Nhà nước ta đã hoạch định một chiến lược xây dựng, để ngay sau khi thống nhất nước nhà, dân tộc ta có thể bắt tay vào công cuộc xây dựng kiến thiết đất nước. Cũng trong thời gian này, với sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Liên Xô, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định xây dựng một nhà máy sản xuất xi măng hiện đại, có công suất lớn nhất nước ta tại khu Bỉm Sơn, nhằm đáp ứng nhu cầu xi măng cho công cuộc xây dựng đất nước ngay sau khi kết thúc chiến tranh.

    Xây dựng nhà máy xi măng Bỉm Sơn Đảng và Nhà nước ta có chủ trương như sau:

    Thứ nhất: Sau khi xây dựng xong, nhà máy đi vào hoạt động sản xuất sẽ đem lại hiệu quả to lớn về kinh tế, quốc phòng cho đất nước, mở ra một khu công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng lớn nhất ở khi vực bắc miền Trung. Cung cấp vật liệu xi măng xây dựng cho cả nước, phục vụ các công trình trọng điểm quốc gia như thuỷ điện Hoà Bình, cầu Thăng Long, nhiệt điện Phả Lại

    Thứ hai: Giải quyết việc làm cho hàng vạn người lao động góp phần xây dựng đội ngũ công nhân hiện đại, nắm bắt khoa học kỹ thuật tiên tiến tiếp thu công nghệ và kỹ thuật sản xuất do Liên Xô giúp đỡ.

    Thứ ba: Nhà máy xi măng Bỉm Sơn là khu công nghiệp lớn, tạo nên một khu trung tâm kinh tế phía bắc tỉnh Thanh Hoá, đồng thời thu hút nguồn nhân lực dồi dào của tỉnh và các tỉnh phía bắc miền Trung, góp phần nhanh chóng đô thị hoá vùng đồi núi Bỉm Sơn.

    Thứ tư: Nhà máy xi măng Bỉm Sơn còn là công trình mang ý nghĩa lịch sử lớn trong chiến tranh và trong xây dựng, thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân Liên Xô và nhân dân Việt Nam.

    Với nhận thức đó, Đảng và Nhà nước ta đã nhanh chóng chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà máy xi măng Bỉm Sơn.

    * Quá trình phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty xi măng Bỉm Sơn.

    Cùng với cuộc cách mạng dân tộc - dân chủ ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã đồng thời tiến hành cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nhằm đưa dân tộc ta, đất nước ta thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu. Và thế là nhà máy xi măng Bỉm Sơn được ra đời là một chủ trương từng bước xây dựng nền công nghiệp hiện đại và thực hiện công nghiệp hoá ở Việt Nam, nhằm đáp ứng vật liệu xây dựng, kiến thiết đất nước ngay sau khi chiến tranh chống Mỹ xâm lược kết thúc, thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh "Xây dựng đất nước ta đoàng hoàng hơn, to đẹp hơn".

    Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được xây dựng và tiến hành sản xuất vào ngày 4 tháng 3 năm 1980 trong bối cảnh đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, lại nằm trong thời kỳ bao cấp nhất là từ năm 1982 đến năm 1990 khi mà nền kinh tế đất nước đang trải qua những khó khăn, thử thách vói một cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, với sự khủng hoảng kinh tế về giá cả, tiền lương đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn, sản xuất đình trệ ách tắc. Trong bối cảnh lịch sử xã hội lúc đó Nhà máy xi măng Bỉm Sơn với một đội ngũ cán bộ công nhân trẻ trung đầy nhiệt huyết, với sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự giúp đỡ nhiệt thành của Đảng - nhân dân Liên Xô, nhà máy đã vượt lên muôn ngàn khó khăn, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất xi măng, cung cấp cho đất nước một khối lượng vật liệu xây dựng lớn, góp phần tái kiến thiết đất nước, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hạng mục công trình khác của đất nước. Có thể thấy trong giai đoạn này, nhà máy xi măng Bỉm Sơn thực sự là một khu công nghiệp đầu đàn trong ngành xây dựng ở Việt Nam và nhà máy đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình ở thời kỳ cơ chế bao cấp.

    Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh doanh từ năm 1991 đến nay, Công ty xi măng Bỉm Sơn lại một lần nữa đi tiên phong trong việc thể nghiệm hạch toán sản xuất kinh doanh, độc lập tự chủ trong việc sản xuất vật liệu xây dựng.

    Những năm 1991 - 1992 khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông âu tan rã, các chuyên gia Liên Xô rút về nước, nhà máy gặp muôn vàn khó khăn về trang thiết bị, dây chuyền, chuyên gia kỹ thuật Đây là giai đoạn đầy thử thách gay go của nhà máy. Trước thực trạng đó cán bộ công nhân nhà máy Công ty xi măng Bỉm Sơn lại từng bước tháo gỡ khó khăn, vượt qua thử thách trong sản xuất vững vàng bằng đôi chân công nghiệp của mình trong cơ chế thị trường và đã hoàn toàn làm chủ trong việc sản xuất kinh doanh, đưa Công ty tiến vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

    Hơn 20 năm qua, Công ty xi măng Bỉm Sơn với những thành tựu đạt được, đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh hiệu như: Huân chương lao động hạng hai năm 1989, bộ XD tặng cờ Đơn vị xuất sắc năm 1999 và nhiều huy hiệu cao quý khác.

    Công ty xi măng Bỉm Sơn với những thành tựu đạt được trong hơn 20 năm qua đã chứng minh đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, vai trò to lớn của cán bộ công nhân Công ty. Đồng thời còn thể hiện sức mạnh, sự trưởng thành vững vàng của Công ty trong cơ chế thị trường. Hơn nữa những thành tựu, những kết quả vê kinh tế - xã hội mà Công ty đạt được đã và đang là tiền đề cho sự hội nhập kinh tế của cả nước nói chung và Công ty nói riêng trong khu vực ASEAN và các nước trên thế giới.

    II. Thực trạng đầu tư và khả năng cạnh tranh của Công ty xi măng Bỉm Sơn.

    1. Thực trạng đầu tư của Công ty xi măng Bỉm Sơn.

    1.1. Giai đoạn 1982 đến 1996.

    Với chủ trương xây dựng Công ty xi măng Bỉm Sơn của Đảng và Nhà nước thì công việc tiến hành đầu tư sửa chữa, xây dựng lại, được Công ty tiến hành một cách thường xuyên, cũng trong giai đoạn này thì Công ty xi măng Bỉm Sơn không hề có đầu tư chiều sâu hau đầu tư mở rộng quy mô.

    Đối với kế hoạch đầu tư hàng năm của Công ty thì được chia làm ba bộ phận như sau:

    - Đầu tư cho xây lắp

    - Đầu tư mua sắm thiết bị

    - Đầu tư cho chi phí khác.

    Trong giai đoạn này công việc lập kế hoạch và quản lý đầu tư là do ban kiến thiết của Công ty đảm nhiệm. Trải qua thời gian dài khi xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp và trước tình hình mới thì ban kiến thiết không còn phát huy được chức năng của mình vì vậy dẫn đến giải tán ban này.

    Cho đến nay, việc thu thập và xử lý những số liệu về đầu tư của Công ty trong giai đoạn 1982 - 1996 là rất khó khăn do các nguyên nhân sau:

    - Khi giải tán ban kiến thiết thì việc lưu trữ các báo cáo về đầu tư được tiến hành một cách thiêú thận trọng gây lộn xộn trong kho lưu trữ hồ sơ.

    - Hàng năm Công ty vẫn tiến hành thiêu huỷ những báo cáo theo quy định của Nhà nước.

    - Khi người phụ trách về đầu tư chuyển sang công tác khác thì không bàn giao lại cho nhân sự mới.

    - Số liệu về đầu tư trong giai đoạn này còn thấp nên chưa có sự quan tâm đúng mức.

    1.2. Giai đoạn 1996 - đến nay.

    Giai đoạn này được đánh dấu bằng cơn sốt xi măng cuối năm 1995. Vì vậy Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tiêu thụ. Mặt khác các thiết bị công nghệ của Công ty đã trải qua 15 năm sản xuất, vận hành bị hư hỏng nhiều, thiếu thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của Công ty trước sự cạnh tranh của xi măng ngoại nhập và sản phẩm xi măng của liên doanh nước ngoài.
     
Đang tải...