Luận Văn Nâng cao khả năng cạnh tranh ở Công ty cổ phần Mỹ nghệ xuất nhập khẩu Hà Nội (HANARTEX)

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Bống Hà, 13/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1
    Một số vấn đề lý luận cơ bản về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

    1. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường:

    Cạnh tranh là một quy luật tất yếu khách quan tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Trong mọi phương diện của cuộc sống ý thức vươn lên luôn là yếu tố chủ đạo, hướng suy nghĩ và hành động của con người. Hoạt động sản xuất kinh doanh là một mảng quan trọng trong đời sống xã hội, trong đó ý thức vươn lên không đơn thuần là trở thành người đứng đầu mà có thể là sự thành công trong một lĩnh vực nào đó hay là đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó. Suy nghĩ và hành động trong sản xuất kinh doanh luôn bị chi phối bởi tính kinh tế khắc nghiệt nhất là cạnh tranh. Cạnh tranh luôn gắn liền với thị trường vì cạnh tranh được hình thành và phát triển trong lòng thị trường. Vậy cạnh tranh là gì ?
    1.1. Khái niệm về cạnh tranh.
    Khái niệm về cạnh tranh được nhiều tác giả trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế xã hội. Vấn đề cạnh tranh kinh tế, về mặt lý luận, từ lâu đã được các nhà kinh tế học trước C.Mác và chính các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng đã đề cập đến.
    Khi đi nghiên cứu sâu về nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, C.Mác đã phát hiện ra quy luật cạnh tranh cơ bản là : Quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên sự chênh lệch giữa giá cả và chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận.
    Cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực trong nền kinh tế thị trường. Trong Văn kiện Đại hội VIII của Đảng cũng đã ghi rõ: “Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau”((1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.27. 1). Trong mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001-2005 Đảng ta khẳng định cần phải: “Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”((2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.261. 2).
    Thuật ngữ “Cạnh tranh” được dùng ở đây là cách gọi tắt của cụm từ cạnh tranh kinh tế – một dạng cụ thể của cạnh tranh.
    Cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Do đó, hoạt động cạnh tranh gắn liền với sự tác động của các quy luật thị trường, như quy luật giá trị, quy luật cung-cầu
    Do cách tiếp cận khác nhau, bởi mục đích nghiên cứu khác nhau, nên trong thực tế có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Kế thừa các quan điểm của các nhà nghiên cứu chúng ta có thể thấy rằng: cạnh tranh là quan hệ nhằm phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể của nền kinh tế thị trường cùng theo đuổi mục đích lợi nhuận tối đa. Đó là sự ganh đua giữa các chủ thể nhằm giành được những điều kiện thuận lợi nhất để thu được lợi nhuận siêu ngạch về phía mình. Cạnh tranh còn là phương thức giải quyết mâu thuẫn lợi ích kinh tế giữa các chủ thể của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh không quyết định bản chất kinh tế - xã hội của các chế độ xã hội. Tính chất cạnh tranh bị chi phối bởi bản chất kinh tế - xã hội của những chế độ xã hội đó.
    Với các quan niệm về cạnh tranh đã nêu trên, có thể rút ra khái niệm về cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: " Cạnh tranh của doanh nghiệp là một quá trình trong đó các doanh nghiệp luôn phải ganh đua với nhau, tìm mọi biện pháp - cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn - để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích. "
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...