Luận Văn Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam
    Hoà chung dòng chảy của thế giới, chúng ta đã mở cửa nền kinh tế từ đại hội lần thứ VII. Phương châm phát triển kinh tế của đảng ta là thúc đẩy phát triển mạnh những ngành kinh tế mũi nhọn kết hợp với các ngành nghề hướng về xuất khẩu .Dệt may là một ngành công nghiệp truyền thống,đó là một trong những ngành trọng điểm của nước ta .Tại đại hội lần thứ IX của đảng đã vạch ra là: trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ năm 2000 đến 2010 chúng ta phát triển những ngành công nghiệp phát huy lợi thế cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu như: nông, lâm, thuỷ sản, dệt may Ngành Dệt may đã thu hút được nhiều sự quan tâm không chỉ riêng gì Việt Nam mà còn với các nước khác đặc biệt là những nước đang phát triển.
    Mặc dù đã phát triển từ lâu nhưng chỉ từ thập niên 90 trở lại đây,ngành dệt may mới thực sự chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Từ 1995 đến nay , với những lợi thế so sánh về lao động, chi phí, hàng dệt may của Việt Nam đã từng bước chiếm lĩnh được thị trường quốc tế (thị trường EU, Nhật Bản, Thị trường Mỹ ) và có tốc độ tăng trưởng cao. Theo tài liệu thống kê, giá trị hàng dệt may xuất khẩu tăng với tốc độ nhanh từ 850 triệu USD (1995) lên 2,7ỷ USD (2002). Theo quy định phát triển ngành dệt may đă được phê duyệt tại quyết định 55/2001/QĐ-TTg ngày 23-4-2001 mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào năm 2005 sẽ tăng lên 4-5 tỷ USD ( trong đó thị trường mỹ là 2tỷ USD , EU 1 tỷ USD , Nhật Bản 700 triệu USD ) và đạt mức 8-10 tỷ USD vào năm 2010.
     
Đang tải...