Luận Văn Nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng nông sản XK tại Cty XNK Tổng hợp 1

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng nông sản XK tại Cty XNK Tổng hợp 1

    LỜI NÓI ĐẦU

    Ngày nay thị trường thế giới đang mở ra nhiều triển vọng lớn, cùng với chính sách mở cửa của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng xuất khẩu phát triển và đủ khả năng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Kinh nghiệm của các nước đi trước cộng với lợi thế của mình, Việt nam đã chọn xuất khẩu nông sản là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Xét tương quan trong toàn nghành nông nghiệp, xuất khẩu nông sản chiếm một vị trí quan trọng về tổng sản lượng, nộp ngân sách và đặc biệt đã thu hút hơn 70% lực lượng lao động của cả nước.
    Bên cạnh những thuận lợi cũng như những thời cơ nói trên, xuất khẩu nông sản cũng gặp nhiều thách thức, khó khăn. Các đơn vị kinh doanh xuất khẩu nông sản luôn luôn mất ổn định và trải qua những thăng trầm diễn biến của thị trường. Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I với tên giao dịch quốc tế “ GENERALEXIM” cũng trải qua những thách thức đó.
    Trong thời gian qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước Châu Á và lan rộng ra một số nước phương Tây cũng làm thu hẹp thị trường hàng nông sản xuất khẩu của công ty. Trong thời gian tới đất nước gia nhập AFTA đặt ra cho công ty bài toán làm sao để khỏi bị loại khỏi thị trường quốc tế, đứng vững và kinh doanh có lãi. Cả thị trường trong nước và ngoài nước đều có những vấn đề khó khăn cho công ty khi tiếp cận. Đối với thị trường nước ngoài người tiêu dùng là người khó tính, họ có nhiều khả năng lựa chọn từ lựa chọn chủng loại đến kiểu cách tiêu chuẩn chất lượng . nhưng họ là những người có vai trò quan trọng. Bên cạnh đó việc xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước làm cho cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn.
    Tình hình đó đòi hỏi nhà quản lý công ty phải làm sao giữ được bạn hàng cũ, mở rộng quan hệ tìm kiếm khách hàng mới tiềm năng. Muốn đạt được điều đó, công ty phải hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng, vận chuyển giao hàng đúng thời hạn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng ở từng khu vực. Điều đó có nghĩa là công ty phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong nước và trên thị trường thế giới.
    Chính vì vậy trong quá trình thực tập tại công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn Đinh Ngọc Quyên cùng ban giám đốc, cán bộ phòng tổ chức và phòng nghiệp vụ em đã đi sâu nghiên cứu đề tài:
    “Các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng nông sản xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I ”
    Mục đích nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ căn cứ luận, phương pháp luận và thực tiễn nội dung của các khâu từ thu mua chế biến, bảo quản, đóng gói .để đảm bảo chất lượng và có thể cạnh tranh với hàng hoá thế giới. Trên cơ sở đó phân tích thực trạng nhằm đưa ra những kiến nghị nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu đặc biệt là hàng xuất khẩu chủ yếu ở công ty như cà phê, điều nhân , cao su, lạc nhân, gạo .
    Bài viết được chia làm 3 phần chính:
    Phần I: Những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
    Phần II Thực trạng khả năng cạnh tranh mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu ở Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I
    Phần III Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng nông sản xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I
    Trong quá trình thực hiện viết chuyên đề, bài viết sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em mong rằng sẽ nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để hoàn thành chuyên đề tốt hơn. Em xin gửi lơi cảm ơn chân thành đến cô giáo hướng dẫn Đinh Ngọc Quyên và các cô chú trong ban giám đốc, phòng tổng hợp và các phòng nghiệp vụ.
    Sinh viên thực hiện: Trân Nam Trung

    Phần I- Những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

    I-Cạnh tranh và các hình thức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
    Nền kinh tế thị trường là sự phát triển cao hơn của nền kinh tế hàng hoá, đặc trưng cơ bản nhất của kinh tế hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra với mục đích để bán chứ không phải dành cho tiêu dùng cá nhân người sản xuất, trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá thì giữa những người sản xuất luôn có sự ganh đua nhau nhằm giành lợi thế cho mình, trong nền kinh tế thị trường thì sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế diễn ra gay gắt hơn do tính chất và trình độ của nền kinh tế thị trường quyết định và đây chính là mầm mống của cạnh tranh. Cạnh tranh ra đời và phát triển trong lòng kinh tế thị trường và chỉ trong Kinh tế thị trường cạnh tranh mới có thể phát triển tới đỉnh điểm cả về quy mô, tính chất và trình độ. Khi nói tới cơ chế thị trường là nói tới môi trường cạnh tranh. Do đó bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường dù muốn hay không muốn đều ít nhiều chịu tác động của cạnh tranh ở các mức độ khác nhau. Các doanh nghiệp thành công trong cơ chế thị trường là các doanh nghiệp biết thích nghi với cạnh tranh và luôn cố gắng giành lấy thế chủ động cho mình trong các quan hệ kinh tế-xã hội bằng các yếu tố thích hợp. Một số doanh nghiệp để giành thắng lợi trong cạnh tranh ngoài việc sử dụng các kỹ năng và kinh nghiệm trong việc tạo ra các lợi thế cạnh tranh, họ đã không ngần ngại sử dụng cả những âm mưu và thủ đoạn tuy nhiên không phải các doanh nghiệp này lúc nào cũng thành công, điều kiện qua trọng dẫn tới thành công trong cạnh tranh chính là việc xây dựng và phát triển một cách đúng đắn và liên tục khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
    1. Khái niệm về cạnh tranh:
    Cạnh tranh ra đời và phát triển từ rất lâu và đã có rất nhiều nhà kinh tế đứng trên các giác độ khác nhau để nghiên cứu và đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh, trên mỗi giác độ các khái niệm đều có những ý nghĩa lý luận và thực tế nhất định. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng hệ thống lý luận nói chung và các khái niệm nói riêng về cạnh tranh ngày càng phong phú và hoàn thiện. Dưới CNTB C.Mác quan niệm rằng : “ Cạnh tranh TBCN là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà Tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch ”. Đây là định nghĩa mang tính khái quát chung nhất về cạnh tranh, nó đã nói lên được mục đích của cạnh tranh nhưng chưa nói lên được cách thức để dành được thắng lợi trong cạnh tranh. Bên cạnh đó có một số tác giả quan niệm rằng cạnh tranh như là một “ cuộc chiến ” thực sự mà ở đó người ta phải sử dụng đến tất cả những gì mình có để dành thắng lợi bằng mọi cách trong cả hai tình huống tấn công hay phòng thủ.
    Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận và coi cạnh tranh không những là môi trường và động lực của sự phát triển mà còn là một yếu tố quan trọng làm lành mạnh các quan hệ xã hội, nâng cao hiểu biết của dân cư. Nói tới cạnh tranh không thể không nói tới các nhân tố cấu thành cạnh tranh . Sự cạnh tranh chỉ diễn ra khi có đủ ba yếu tố sau
    Một là : Các chủ thể của cạnh tranh . Theo M.Porter thì trong ngành có 5 lực lượng cạnh tranh chính là : các đối thủ hiện tại, các đối thủ tiềm ẩn, người mua, người cung ứng và các nhà sản xuất sản phẩm thay thế .
    Hai là : Đối tượng của cạnh tranh . Đối tượng của cạnh tranh có thể là sản phẩm hàng hoá, dịch vụ hay khách hàng.
    Ba là : Môi trường cho cạnh tranh : là các yếu tố cần thiết cho qúa trình cạnh tranh như là cơ chế kinh tế , hệ thống luật pháp.
    Khi nghiên cứu về cạnh tranh ta thấy rằng giữa sự phát triển của nền kinh tế và sự phát triển của cạnh tranh có mối liên hệ tác động qua lại với nhau thể hiện ở chỗ cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, khi sản xuất phát triển tạo ra những thay đổi trong cạnh tranh cả về quy mô, hình thức và tính chất. Kết quả của cạnh tranh sẽ loại bỏ các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, đó là sự sàng lọc cần thiết, là quy luật của sự phát triển, là tiền đề cho sự thành công của mỗi quốc gia trên con đường phát triển.
    2. Đặc điểm cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
    Trong cạnh tranh bao giờ cũng có các chủ thể cạnh tranh cùng với công cụ cạnh tranh và môi trường cạnh tranh là tất cả các yếu tố có tác động tới cạnh tranh.
    2.1. Đặc điểm về môi trường cạnh tranh
    Môi trường cạnh tranh hiện nay ở Việt Nam có thể nói là lộn xộn và không lành mạnh do chưa có Luật về cạnh tranh và còn có một số doanh nghiệp hiện vẫn đang hoạt động sản xuất kinh doanh theo kiểu thương vụ mà chưa có chiến lược kinh doanh ổn định, chưa thực sự coi trọng lợi ích và vai trò của khách hàng. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh một cách lành mạnh và xâm phạm tới lợi ích của khách hàng . Trong thời gian tới đây Quốc Hội sẽ ban hành Luật cạnh tranh và khi đó tình hình sẽ được cải thiện một bước và khi đó các doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh thực sự sẽ bị đào thải.
    2.2. Đặc điểm về chủ thể cạnh tranh và công cụ cạnh tranh
    Xét trong phạm vi ngành kinh doanh thì cạnh tranh luôn có 5 lực lượng tham gia đó là các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, các đối thủ cạnh tranh hiện tại, các đối thủ sản xuất sản phẩm thay thế, người mua và các nhà cung ứng. Năm lực lượng này kết hợp với nhau xác định một phần cường độ cạnh tranh và tỷ suất lợi nhuận của ngành. Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay đã xuất hiện đầy đủ cả 5 lực lượng này và cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì các lực lượng này cũng có sự phát triển đáng kể : hàng năm có tới hàng nghìn doanh nghiệp mới ra đời, trình độ tổ chức quản lý của các doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, chủng loại hàng hoá ngày càng phong phú và có chất lượng cao hơn, trình độ dân trí và thu nhập của người dân ngày càng cao. Về công cụ cạnh tranh trước đây các doanh nghiệp thường chỉ sử dụng các lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối mà ít quan tâm tới việc tạo ra các lợi thế cạnh tranh . Nhưng ngày nay các doanh nghiệp đã quan tâm phần nào tới việc tạo ra các lợi thế cạnh tranh do họ nhận thức ra rằng các lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối thường có hiệu quả thấp và không bền.
    2.3. Đặc điểm về mục đích cạnh tranh
    Quá trình cạnh tranh hiện nay có khuynh hướng chuyển từ cạnh tranh người tiêu dùng sang cạnh tranh đối thủ. Cốt lõi của cạnh tranh là tạo ưu thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh để phục vụ tốt hơn phân đoạn thị trường xác định. Điều đó không có nghĩa là trong cạnh tranh doanh nghiệp không phải quan tâm tới việc cạnh tranh người tiêu dùng mà doanh nghiệp phải coi khách hàng cũng là một đối thủ, doanh nghiệp phải tạo được thế chủ động với người mua bằng cách gợi mở nhu cầu mới và hướng dẫn các nhu cầu.
     
Đang tải...