Luận Văn Nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    trang
    - Lời mở đầu 2
    - Nội dung 4
    Chương I Những vấn đề cơ bản về 4
    1.1 Lý thuyết về cạnh tranh trong thương mại quốc tế. .4
    1.1.1 Tính tất yếu của cạnh tranh trong thương mại quốc tế 4
    1.1.2 Bản chất của cạnh tranh. .5
    1.1.3 Vai trò của cạnh tranh 5
    1.2. Cạnh tranh sản phẩm trong thương mại quốc tế 6
    1.2.1 Khái niệm và phân loại cạnh tranh .6
    1.2.2 Nội dung và công cụ cạnh tranh sản phẩm 8
    1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh sản phẩm 9
    Chương II Thực trạng khả năng cạnh tranh .11
    2.1 Khái quát về tình hình xuất khẩu gạo 11
    2.1.1 Tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới. 11
    2.1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 14
    2.2 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo .24
    2.3. Những hạn chế trong khả năng cạnh tranh .38
    Chương III Một số biện pháp 42
    3.1. Biện pháp đối với thị trường trong nước 42
    3.2 Biện pháp đối với thị trường ngoài nước .43
    3.3 Biện pháp đối với việc sản xúât gạo. 44
    3.4. Xây dựng thương hiệu .44
    - Kết luận .46
    .
    LỜI MỞ ĐẦU
    Cây lúa luôn giữ vị trí trung tâm trong nông nghiệp và kinh tế Việt Nam. Hình ảnh đất Việt thường được mô tả như một chiếc đòn gánh khổng lồ với hai đầu là hai vựa thóc lớn là ĐBSH và ĐBSCL. Đây là hai Châu thổ có mật độ dân cư và thâm canh sản suất nông nghiệp thuộc loại cao nhất trên thế giới. Điều kiện thời tiết khí hậu và địa lý thích hợp đã tạo một môi trường lý tưởng cho sản xuất lúa gạo tại hai châu thổ này. Nhờ những điều kiện thuận lợi này mà trong sự nghiệp đổi mới kinh tế, Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thắng lợi khả quan trong nông nghiệp nhất là bước ngoặt phát triển về sản xuất và xuất khẩu gạo.
    Từ một nước nông nghiệp thiếu đói kéo dài, Vịêt Nam không chỉ tự túc được lương thực ổn định, mà còn vươn lên đẩy mạnh xuất khẩu và trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới, chỉ sau Thái Lan. Đó là một kỳ tích kinh tế mà cả thế giới đều biết đến ở thập niên cuối của thế kỷ này. Thành tựu đó chứng minh đường lối đổi mới nông nghiệp của Đảng nói chung, định hướng chiến lược sản xuất và xuất khẩu gạo nói riêng là đúng đắn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vấn đề sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam cũng còn nhiều khó khăn như công nghệ còn lạc hậu, chất lượng gạo xuất khẩu chưa cao,
    cơ sở hạ tầng còn thiếu, giá gạo còn ở mức thấp nên khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam so với các nước khác còn kém.
    Đặc biệt khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, trong điều kiện tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực có nhiều biến đổi, cuộc chạy đua và cạnh tranh kinh tế toàn cầu diễn ra hết sức gay gắt, thì vấn đề sản xuất và xuất khẩu một sản phẩm nào đó, đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển khôn ngoan, có sự tính toán kỹ càng, cẩn trọng trong một tổng thể chiến lược phát triển chung mới giành được thắng lợi và đạt được hiệu quả tối ưu. Do đó để xuất khẩu gạo nước ta giữ vững được vị trí thứ hai, không những thế mà còn vươn lên đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo thì vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh cuả gạo xuất khẩu Việt Nam là vấn đề vô cùng quan trọng, chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...