Tiểu Luận Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập ngành dệt - may việt nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP NGÀNH DỆT - MAY VIỆT NAM


    LỜI NÓI ĐẦU
    Chúng ta hiện nay đang sống trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, giai đoạn mà nền kinh tế ở đó có sự cạnh tranh hết sức mạnh mẽ và khoa học.
    Ngành Dệt - May Việt Nam cũng là một ngành kinh tế không thể tránh được sự đối mặt khốc liệt đi với thị trường quốc tế khi mà hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ. Khi đó chúng ta sẽ phải đối mặt với những ngành Dệt - May tiên tiến phát triển của những nước trong khu vực và thế giới.
    Liên ngành Dệt - May của Việt Nam có thể đúng vững được hay không ? đó chính là cơ hội và thách thức lơn của chúng ta.
    Vậy làm sao để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành Dệt - may Việt Nam .
    Trong bài tiểu luận này em cố gắng trình bày một số điểm mạnh và điểm còn yếu của ngành Dệt - May của chúng ta, t ừ đó rút ra một số biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành Dệt - may của ta.
    Bài viết gồm 3 phần chính :
    Phần I : Doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
    Phần II : Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành Dệt may của ta.
    Phần III : Các biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành Dệt - May của Việt Nam .
    Tuy rằng em đã hết sức cố gắng hoàn thành bài viết của mình, song cũng không tránh khỏi thiếu sót mong thầy cô chỉ bảo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn !
    PHẦN IDOANH NGHIỆP VÀ KHẢ NĂNG CANH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
    I. DOANH NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
    1. Doanh nghiệp và những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp.
    1.1- Khái niệm doanh nghiệp :
    Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo nhu cầu của thị trường và xã hội để đạt được lợi nhuận tối đa và đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Một doanh nghiệp tiến hành kinh doanh có hiệu quả là doanh nghiệp thoả mãn được tối đa nhu cầu của thị trường và xã hội về hàng hoá và dịch vụ trong giới hạn cho phép của nguồn lực hiện có và thu được lợi nhuận nhiều nhất, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.
    1.2- Phân loại doanh nghiệp :
    1.2.1- Theo ngành kinh tế kỹ thuật :
    Bao gồm các Doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng, lâm nghiệp, ngư nghiệp, Doanh nghiệp thương nghiệp, Doanh nghiệp giao thông vận tải, kinh doanh du lịch, kinh doanh tiền tệ v.v .
    1.2.2- Theo cấp quản lý :
    Ta có doanh nghiệp do trung ương quản lý và Doanh nghiệp do địa phương quản lý.
    1.2.3- Theo hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất :
    Ta có đa hình thức tổ chức kinh doanh : Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp công tư hợp doanh, Doanh nghiệp tập thể (Hợp tác xã), Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn v.v . Những năm gần đây ở nước ta đã phát triển các tổng công ty và các tập đoàn sản xuất. Trong đó Doanh nghiệp nhà nước có vị trí quan trọng nhất và là nòng cốt trong hệ thống Doanh nghiệp .
    1.2.4- Theo quy mô sản xuất kinh doanh :
    Bên cạnh những Doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, hiện nay doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa và nhỏ rất phổ biến ở nước ta. Với kỹ thuật, công nghiệp hiện đại và được đầu tư theo chiều sâu nên loại hình doanh nghiệp này có rất nhiều ưu điểm trong điều kiện đổi mới và phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay
    Có thể nói rằng việc nâng cao khả năng cạnh tranh để tiêu thụ sản phẩm hàng hoá không chỉ là vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp, của các chủ thể sản xuất kinh doanh mà nhà nước cũng cần phải có những đường lối chính sách phù hợp để tạo đà thúc đẩy khả năng cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy giao dịch buôn bán với nước ngoài ngày một mạnh hơn, góp phần tăng trưởng ổn định kinh tế đất nước.ư
    Song vấn đề đang quan tâm hàng đầu của bất cứ một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng thị trường. Chính vì vậy mà việc cạnh tranh mở rộng và duy trì thị trường tiêu thụ sản phẩm được coi là vấn đề rất cấp bách, là mấu chốt quyết định khả năng tăng trưởng của sản xuất kinh doanh .
    Các doanh nghiệp đều có quyền bình đẳng trước pháp luật trong sản xuất kinh doanh, được tổ chức và quản lý theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Các doanh nghiệp được thành lập, hoạt động và giải thể theo đúng qui định của pháp luật. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước thì thực hiện những nhiệm vụ kinh tế xã hội quan trọng nhất và mọi hoạt động từ thành lập đến giải thể được thực hiện theo luật doanh nghiệp nhà nước của từng quốc gia. Đối với các doanh nghiệp tư nhân do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp , là đơn vị kinh doanh có mức vốn không thấp hơn vốn pháp định, được thành lập, hoạt động và giải thể theo luật doanh nghiệp tư nhân của mỗi nước.
    Trong cơ chế thị trường hiện nay, chức năng của doanh nghiệp vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị phân phối sản phẩm.
    - Khi doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất : doanh nghiệp sản xuất ra các loại sản phẩm, của cải vật chất hoặc thực hiện dịch vụ cung cấp cho nhu cầu của thị trường nhằm thu lại lợi nhuận. Thực hiện chức năng là một đơn vị sản xuất, doanh nghiệp xuất hiện trên thị trường với tư cách là một chủ thể sản xuất kinh doanh. Tiến hành các quá trình hoạt động và xác lập những mối quan hệ cần thiết cho việc đạt được các mục tiêu đã đề ra.
    -Khi doanh nghiệp là một đơn vị phân phối : doanh nghiệp bán ra thị trường thành quả sản xuất là các sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Đổi lại doanh nghiệp sẽ thu về tiền hoặc các hình thức thanh toán khác của khách hàng. Về phía mình, doanh nghiệp cũng phải thanh toán các khoản phí, đóng thuế, trả lương cho cán bộ công nhân viên . Thực hiện chức năng phân phối, doanh nghiệp phân phối hợp lý thành quả nhằm tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời đảm bảo sự công bằng xã hội.
    Với chức năng mang tính hai mặt như vậy, doanh nghiệp luôn có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
    1.3. Những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp :
    Thực tế đã cho thấy rằng trong thời đại ngày nay để có thể tồn tại và phát triển bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là : Quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai.
    -Sản xuất cái gì ?
     
Đang tải...