Luận Văn Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần nông sản Đất Việt

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN CÓ 92 TRANG

    LỜI MỞ ĐẦU


    Với xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực.Thương mại quốc tế giữa các quốc gia nói chung, giữa Việt Nam nói riêng ngày càng gia tăng.Nền kinh tế nước ta những năm đổi mới mở cửa đã đạt được nhiều thành tựu. Đặc biệt trong thời gian tới Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của WTO. Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải mở rộng các hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế nhằm từng bước duy trì, nâng cao vị thế và thị phần của mình trên thương trường quốc tế. Do đó trong điều kiện mở cửa và hội nhập ngày càng mở ra nhiều cơ hội và thách thức to lớn. Cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau, do đó đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của Đảng, Nhà nước nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng để tận dụng và phát huy triệt đề các cơ hội, đồng thời hạn chế các tiêu cực do những thách thức đưa đến phải đối đầu với cạnh tranh ngày càng gay gắt.

    Do vậy việc nâng cao khả năng cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và đất nước nói chung. Mọi doanh nghiệp khi tham gia thị trường trong nước hay quốc tế đều phải đối đầu với cạnh tranh. Điều này cũng không nằm ngoài phạm vi của Công ty cổ phần nông sản Đất Việt trong xu hướng mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới.

    Nhận thức được tầm quan trọng trên trong quá trình thực tập tại công ty em đã chọn đề tài: “Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần nông sản Đất Việt” làm đề tài nghiên cứu của mình.

    Bài viết luận văn của em gồm 3 chương:

    Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

    Chương II: Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần nông sản Đất Việt.

    Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần nông sản Đất Việt.

    Do điều kiện thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các anh chị nơi thực tập để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Phạm Công Đoàn cùng với các anh chị phòng kinh doanh của công ty cổ phần nông sản Đất Việt đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

    CHƯƠNG I

    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO

    KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP


    I. Cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

    1. Khái niệm và bản chất của cạnh tranh.

    1. 1 Khái niệm.

    Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh diễn ra rất khốc liệt, ở đó các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau để giành cho mình những phần có lợi nhất. Những chủ thể kinh tế nào khi tham gia thi trường đều mong muốn điều đó. Vậy ta có thể hiểu: Cạnh tranh là gì?

    Cạnh tranh xuất hiện trong điều kiện trao đổi thông qua vật ngang giá chung là tiền. Cạnh tranh phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội và mỗi một thời kỳ biểu hiện của cạnh tranh là khác nhau. Dưới thời kỳ chủ nghĩa tư bản, theo Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu phần lợi nhuận siêu nghạch”. Và quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên sự chêch lệch giữa giá trị và chi phí sản xuất.

    Trong nền kinh tế thị trường: “Cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua của các thành viên của một thị trường hàng hoá, sản phẩm cụ thể nhằm lôi kéo về phía mình ngày càng nhiều khách hàng, thị trường và thị phần của một thị trường”. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và là yếu tố kích thích kinh doanh, là động lực để thúc đẩy sự phát triển xã hội nói chung. Mỗi chủ thể kinh tế vì lợi ích kinh tế và sự tồn tại của mình buộc các chủ thể kinh tế phải cạnh tranh với nhau. Cạnh tranh là động lực, là một trong những nguyên tắc cơ bản, tồn tại khách quan và không thể thiếu được trong nền sản xuất hàng hoá. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường thường tập trung vào cạnh tranh chất lượng hàng hoá, cạnh tranh về giá cả, cạnh tranh về phương thức bán, cạnh tranh về chất lượng phục vụ khách hàng . Trong đó cạnh tranh về chất lượng và giá cả đóng vai trò quan trọng nhất. Cạnh tranh thúc đẩy sự đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tạo sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc hơn. Cạnh tranh là động lực quan trọng giúp các chủ thể trong nền kinh tế tự mình vươn lên bằng chính sức lực của mình và nếu không tự đổi mới thì sẽ bị đào thải.

    1. 2. Bản chất của cạnh tranh.

    Cạnh tranh là hiện tượng gắn liền với nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm dành phần lợi cho mình về việc thu hút khách hàng, thị trường, thị phần Như vậy về phương diện kinh tế cạnh tranh được hình thành trên cơ sở: có sự hiện diện của các thành viên, có sự ganh đua về mục tiêu kinh tế giữa các thành viên và chúng đều diễn ra trên một thị trường cụ thể.

    Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế cạnh tranh: Kinh tế học định nghĩa cạnh tranh là sự tranh giành thị trường để tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp. Như vậy đã là kinh tế thị trường thì đương nhiên có cạnh tranh, và cạnh tranh theo nghĩa là tranh giành khách hàng, thị phần thì chỉ có trong khuôn khổ của kinh tế thị trường. Vì cạnh tranh là hiện tượng phổ biến trong nền kinh tế thị trường và để đạt được mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, cạnh tranh thị trường không phải bao giờ cũng dễ dàng. Cạnh tranh có tính hai mặt: Mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực của cạnh tranh là thúc đẩy các doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh vừa đáp ứng nhu cầu thị trường vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mặt tiêu cực của cạnh tranh là phát triển sản xuất kinh doanh chạy theo lợi nhuận đơn thuần làm cạn kiệt tài nguyên, phá huỷ môi trường sinh thái, vi phạm pháp luật gia tăng. Những mặt trái của nó được khái quát lại trong thuật ngữ “thất bại thị trường” với một trong những biểu hiện rõ rệt nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính chu kỳ. Ngoài ra, theo như sự phân tích của kinh tế chính trị Macxit, cuộc cạnh tranh trong điều kiện của kinh tế thị trường TBCN còn theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé”.

    Ngày nay, với biết bao thăng trầm của hệ thống kinh tế thị trường TBCN và cả sự đổ vỡ của kinh tế kế hoạch hoá tập trung trong hệ thống XHCN từng tồn tại gần một thế kỷ thì trên thực tế không có một thị trường nào ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo hoặc hoàn toàn độc quyền. Mọi nền kinh tế thị trường đều có trạng thái cạnh tranh không hoàn hảo, ở đâu đó giữa hai cực này cả hai lực lượng độc quyền và cạnh tranh kết hợp với nhau trong việc xác định giá cả. Vì vậy, việc xác định một nền kinh tế có tính cạnh tranh hay độc quyền trở nên có ý nghĩa tương đối. Về nguyên tắc, người ta có thể coi một nền kinh tế có nhiều yếu tố cản trở sự cạnh tranh là một nền kinh tế thiếu tính cạnh tranh, và ngược lại.

    2. Các loại hình cạnh tranh.

    2. 1 Căn cứ vào chủ thể tham gia cạnh tranh.

    * Cạnh tranh giữa người bán và người mua:

    Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật “mua rẻ, bán đắt”. Cả hai bên đều mong muốn đạt lợi ích tối đa của mình. Người bán muốn bán với giá cao nhất để tối đa hoá lợi nhuận của mình, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất để tối đa hoá lợi ích của mình nhưng chất lượng phải tốt. Như vậy ai cũng mong muốn giành phần lợi về mình. Giá cả cuối cùng là mức giá thuận mua vừa bán giữa hai bên. Người bán vừa có lợi và người mua hài lòng về việc chi trả của mình phù hợp với lợi ích mà họ nhận được từ việc tiêu dùng sản phẩm.

    * Cạnh tranh giữa người bán với nhau:

    Đây là cuộc cạnh tranh quyết liệt nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải luôn đua nhau, loại trừ lẫn nhau để dành những ưu thế về khách hàng và thị trường nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển. Cuộc cạnh tranh này diễn ra trong trường hợp cung lớn hơn cầu. Có nghĩa là sản phẩm được tung ra thị trường vượt quá nhiều so với nhu cầu hiện tại. Khi đó sẽ có rất nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh một loại sản phẩm. Và để bán được sản phẩm của mình buộc doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau về chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán Và khi đó khách hàng sẽ được lợi còn doanh nghiệp thì gặp nhiều khó khăn. khách hàng sẽ được mua hàng với giá rẻ hơn và được cung cấp dịch vụ tốt hơn.

    * Cạnh tranh giữa người mua với nhau:

    Diễn ra khi cung nhỏ hơn mức cầu hay “sự tranh mua”. Điều này có nghĩa là cung không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Lúc này hàng hoá trên thị trường trở nên khan hiếm, người mua sẵn sàng mua với giá cao để có được sản phẩm mình cần. Mức độ cạnh tranh giữa người mua trở nên gay gắt hơn, giá cả hàng hoá sẽ tăng lên cao hơn so với giá trị thực tế của sản phẩm và kết quả là những người bán sẽ thu được mức lợi nhuận lớn do việc bán được nhiều sản phẩm, trong khi đó những người mua tự làm hại chính mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...