Luận Văn Nâng cao khả năng cạnh tranh của các liên doanh ô tô Việt Nam trong tiến trình gia nhập AFTA

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài: Nâng cao khả năng cạnh tranh của các liên doanh ô tô VN trong tiến trình gia nhập AFTA

    Trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá để tiến lên chủ nghĩa xã hội cùng với xu thế hội nhập nền kinh tế của mỗi nước với khu vực và toàn thế giới Việt Nam đang hết sức nỗ lực để cùng hội nhập và phát triển với kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới.

    Việc tham gia vào tiến trình của hiệp định khu vực ưu đãi thuế quan(AFTA) của khối ASEAN sẽ buộc chính phủ Việt Nam phải có những bước đi và chính sách thích hợp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng được với tiến trình hội nhập và đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam khi tiến trình hội tham gia AFTA của Việt Nam hoàn tất vào năm 2006.

    Mặc dù là một ngành công nghiệp còn rất non trẻ, ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam sẽ phải đối đầu với rất nhiều thách thức trong lộ trình tham gia AFTA. Có thể nói ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam mới khởi đầu từ năm 1991 với sự thành lập của hai liên doanh ôtô đầu tiên của Việt Nam là Liên doanh ôtô Mekong và Xí nghiệp sản xuất ôtô Hoà Bình(VMC) cho đến nay đã có 14 Liên doanh ôtô tại Việt Nam và hiện chính thức có 11 liên doanh đang hoạt động. Mặc dù số lượng liên doanh ôtô của Việt nam nhiều như vậy nhưng ngành công nghiệp hiện mới chỉ dừng lại ở công nghệ lắp ráp(CKD), chưa có nhà máy lớn sản xuất xe ôtô dạng IKD. Vì vậy có thể thấy trước rằng các liên doanh ôtô Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức trong tiến trình tham gia AFTA.
    Do đó trong một khuôn khổ thời gian ngắn là 5 năm(từ nay đến năm 2006) Các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam cần phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của các nước trong khối ASEAN. Đồng thời Chính phủ Việt Nam cũng cần phảit nghiên cứu và đưa ra các chính sách hỗ trợ đúng đắn và kịp thời trợ giúp cho các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam.

    Với kiến thức học được và thực tiễn công tác, em đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các liên doanh lắp ráp ôtô Việt Nam trong tiến trình tham gia AFTA” làm khoá luận tốt nghiệp.

    Mục đích nghiên cứu của đề tài: xem xét khả năng cạnh tranh của các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ôtô sản xuất tại Việt Nam khi tham gia AFTA. Đề tài gồm 3 phần:
    +Phần I: Xu hướng tất yếu của toàn cầu hoá.
    +Phần II: Sự hình thành, hiện trạng hoạt động và khả năng cạnh tranh của các liên doanh ôtô tại Việt Nam.
    +Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các liên doanh ôtô Việt Nam trong tiến trình tham gia AFTA.

    Đây là một đề tài mang tính thời sự nóng bỏng và do có những hạn chế về trình độ và thời gian nên chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn bè để Bài khoá luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

    Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình và chu đáo của Thầy giáo Thạc sỹ. Nguyễn Văn Hồng đã giúp em hoàn thành bài khoá luận này.
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 2

    CHƯƠNG I: XU HƯỚNG TẤT YẾU CỦA TOÀN CẦU HOÁ 4
    I/ Tính tất yếu của toàn cầu hoá
    1) Hội nhập là xu hướng tất yếu của kinh tế Thế Giới và Việt Nam
    2) ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hoá đối với ngành công nghiệp ôtô Thế Giới 7
    3) Nhứng kinh nghiệm thành công trong ngành công nghiệp ôtô của một số nước 17
    khi tham gia hội nhập

    CHƯƠNG II: SỰ HÌNH THÀNH, HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC LIÊN DOANH ÔTÔ TẠI VIỆT NAM. 19
    I/ Kinh tế Việt Nam trước khi thực hiện chính sách mở cửa.
    1) Tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1986
    2) Tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 1986 đến nay và đIều kiện hình thành các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam 21
    3) Sự hình thành các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam 24

    II/ Tình hình hoạt động của các liên doanh ôtô tại Việt Nam 32
    1) Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 1995
    2) Giai đoạn từ năm 1996 đến nay 34

    III/ Khả năng cạnh tranh của các liên doanh ôtô Việt Nam 37
    1) Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh
    2) Khả năng cạnh tranh của các liên doanh ôtô tại Việt Nam 39

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC LIÊN DOANH ÔTÔ VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH THAM GIA AFTA 44
    I/ Dự báo tình hình thị trường ôtô của Việt Nam và các nước Asean
    1) Dự báo tình hình thị trường ôtô các nước Asean
    2) Dự báo tình hình thị trường ôtô Việt Nam

    II/ Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các liên doanh ôtô Việt Nam trong tiến trình gia nhập AFTA. 47
    1) Lịch trình gia nhập AFTA của Việt Nam
    2) Một số giải pháp 48

    KẾT LUẬN 57
     
Đang tải...