Tiểu Luận Nâng cao khả năng cạnh tranh cho xuất khẩu hàng Thuỷ sản Việt Nam vào thị trường EU

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nâng cao khả năng cạnh tranh cho xuất khẩu hàng Thuỷ sản Việt Nam vào thị trường EU

    Sau hơn một thập kỷ thực hiện cải cách kinh tế, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, và hiện đang đứng trước ngưỡng cửa của một giai đoạn phát triển mới_ giai đoạn tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh đó, một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể có thể duy trì được nền kinh tế nước nhà ổn định và tạo đà cho phát triển? Tại Đại hội Đảng VIII và trong nghị quyết 01NQ/TƯ của Bộ chính trị đã đề xuất mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng, hướng về xuất khẩu. Để thực hiên chủ trương này, cùng với việc đẩy mạnh tiến trình CNH-HĐH, chúng ta phải tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt tập trung phát triển những ngành hàng xuất khẩu mà nước nhà có lợi thế về mọi mặt. Nhìn vào hiện trạng kinh tế Việt Nam ta thấy, trong số những mặt hàng có thuận lợi lớn trên thị trường xuất khẩu hiện nay phải kể tới là mặt hàng Thuỷ sản.
    Thuỷ sản với tiềm năng khai thác về nguồn lực, cũng như thị trường xuất khẩu, là một lĩnh vực sử dụng nhiều lao động với kỹ năng không cao, vốn đầu tư ít, công nghệ đơn giản là những yếu tố đặc trưng của một nền kinh tế đang phát triển trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá. Sự mở rộng của khu vực này đã không những thu được nguồn kim nghạch xuất khẩu lớn cho đất nước mà còn giúp giải quyết được nhiều công ăn việc làm- vốn là vấn đề căng thẳng trong điều kiện của nước ta hiện nay, và nhờ đó góp phần quan trọng vào việc đảm bảo nguồn thu nhập cho người lao động.
    Vì vậy việc tìm kiếm thị trường cho xuất khẩu thuỷ sản là một trong những việc cấp bách của các nhà xuất khẩu Việt Nam. Ngoài ra thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam như: Mỹ, Nhật Bản thì hiện nay EU cũng là một thị trường nhập khẩu thuỷ sản đầy tiềm năng.
    Việt Nam và EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào 22/10/1990. Mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU càng hiệu quả hơn sau khi Việt Nam và EU kí kết hiệp đinh thương mại-17/7/1995. Kể từ đó đến nay mối quan hệ này ngày càng phát triển mạnh mẽ.
    Thuỷ sản là một trong những lĩnh vực đầu tiên và hiệu quả nhất trong mối quan hệ thương mại giữa hai bên. Ngay từ những ngày đầu tiên của quá trình đổi mới ở Việt Nam, ngành Thuỷ sản Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng các sản phẩm để có thể cạnh tranh và thâm nhập vào cả thị trường khó tính nhất của thế giới trong đó có EU.
    Trong những năm gần đây, thị trường hàng Thuỷ sản thế giới có nhiều biến động và chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Mặc dù nhu cầu hàng Thuỷ sản có xu hướng tăng cao, đặc biệt là các nước phát triển lại mở rộng sản xuất và khai thác Thuỷ sản, đồng thời do áp dụng các thành tựu tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho nên năng suất nuôi trồng và khai thác Thuỷ sản được tăng lên đáng kể. Chính vì vậy, giá nhiều hàng Thuỷ sản có xu hướng giảm xuống, đã làm nhà sản xuất Thuỷ sản không đủ khả năng cạnh tranh và phải phá sản. Do vậy việc tìm kiếm phát triển thị trường xuất khẩu các hàng Thuỷ sản cũng gặp nhiều khó khăn.
    Để chiếm lĩnh thị trường buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao cạnh tranh cho hàng Thuỷ sản xuất khẩu. Đó cũng là lí do chính cho em thực hiện Đề tài “Nâng cao khả năng cạnh tranh cho xuất khẩu hàng Thuỷ sản Việt Nam vào thị trường EU”. Đề tài này gồm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh.
    Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng Thuỷ sản Việt Nam vào EU.
    Chương 3: Phương hướng, giải pháp đưa hàng Thuỷ sản Việt Nam vào EU.
    Trong quá trình làm đề tài này, Em đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo - PGS.TS. Lê Thị Anh Vân. Em xin chân thành cảm ơn cô đã tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành đề tài này.
    Em xin chân thành cảm ơn !

    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 1
    Chương 1: Lý luận về năng lực cạnh tranh 3

    I. Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh 3
    1. Khái niệm, vai trò năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 3
    2. Các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 4
    2.1. Tiêu chí định lượng 4
    2.2. Chỉ tiêu định tính 4
    3. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 7
    3.1. Môi trường kinh tế 7
    3.2. Môi trường luật pháp, chính trị 8
    3.3. Khả năng thâm nhập thị trường của doanh nghiệp tiềm ẩn 8
    3.4. Nhân tố cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp 8
    3.5. Nhân tố khách hàng 9
    3.6. Nhân tố cạnh tranh nội bộ ngành 9
    II. Đặc điểm của thị trường EU 9
    1. Đặc điểm thị trường 9
    1.1. EU là một thị trường có quy mô lớn 9
    1.2. EU là thị trường có thị hiếu và thói quen tiêu dùng tương đối tương đồng 10
    1.3. EU là thị trường khó tính 11
    1.4. EU là thị trường bảo vệ người tiêu dùng 12
    1.5. Hệ thống kênh phân phối chặt chẽ 13
    2. Chính sách thương mại của EU 14
    2.1. Thuế quan 15
    2.2. Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật 16
    2.3. Các chính sách khác 18
    Chương 2: Thực trạng xuất khẩu của hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU 19
    I. Mối quan hệ Việt Nam – EU về mặt hàng thuỷ sản. 19
    1. Thuỷ sản_ mặt hàng xuất khẩu chủ lực có quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh 19
    2. Thuỷ sản chiếm vị trí quan trọng với yêu cầu khắt khe trên thị trường EU 22
    II. Thành tựu của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm gần đây 23
    1. Thành tựu 23
    2. Nguyên nhân 26
    2.1. Nuôi trồng thuỷ sản 26
    2.2. Phát triển ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản 26
    2.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân kĩ thuật 27
    2.4. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ngành 27
    III. Những hạn chế của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 28
    1. Những hạn chế 28
    2. Nguyên nhân làm cho xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU bị hạn chế 29
    2.1. Về phía thị trường 29
    2.2. Về mặt sản xuất. 29
    IV. Tiềm năng của thuỷ sản Việt Nam Nam sang EU 30
    Chương 3 : Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường EU 33
    I. Phương hướng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào EU 33
    1. Tăng thị phần trên thị trường EU 33
    2. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hệ thống các tiêu chuẩn 33
    3. Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu trong khối EU 34
    II. một số kiến nghị 34
    1. Về phía nhà nước 34
    2. Về phía doanh nghiệp 36
    2.1. Về mặt sản xuất 36
    2.2. Về mặt thị trường 39
    2.3. Về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường 40
    2.4. Các chính sách liên quan khác 40
    Kết luận 42
    Danh mục tài liệu tham khảo 43
     
Đang tải...