Tiểu Luận Nâng cao khả năng cảm thụ văn học trong các giờ dạy tập đọc lớp 5

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    I. Cơ cở lý luận
    Trong môn Tiếng Việt chương trình Tiểu học, phân môn tập đọc được xác định là phân môn tổng hợp. Ngoài chức năng dạy kĩ năng đọc nó còn trau dồi cho học sinh kiến thức tiếng Việt, kiến thức về đời sống xã hội, giáo dục tư tưởng, tình cảm, thẩm mĩ và bước đầu giúp học sinh có khả năng cảm thụ văn họ ở mức độ đơn giản .
    Nội dung các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 phản ánh một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất, sở thích, thú vui lành mạnh của con người thông qua ngôn ngữ văn học và những hình tượng giàu chất thẩm mĩ và nhân văn, do đó có tác dụng giáo dục tư tưởng tình cảm và trau dồi nhân cách cho học sinh. Đặc biệt chất văn chương đầy ắp trong các câu ca dao, tục ngữ và những bài văn, bài thơ Vì thế trong các giờ Tập đọc ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng tôi nhận thấy nếu ta dừng lại ở việc dạy học sinh biết đọc đúng, đọc diễn cảm và khai thác nội dung bài đọc theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa thì chưa đủ để các em thấy cái hay cái đẹp, chưa khám phá được những ước mơ, khát vọng, những điều sâu kín mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm vào trong những bài văn, bài thơ. Làm thế nào để đạt được mong muốn trên, làm thế nào để học sinh tích cực và hứng thú chủ động tiếp thu kiến thức nhằm nâng cao khả năng cảm thụ văn cho học sinh khi dạy tập đọc lớp 5 - đó là điều băn khoăn, trăn trở trong những năm tháng đứng lớp của tôi. Và cuối cùng tôi đã quyết định đi sâu vào nghiên cứu đề tài này.
    Tập đọc là một phân môn hết sức quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nhằm rèn luyện và phát triển cho học sinh các kĩ năng đọc, nghe và nói. Để dạy một giờ tập đọc ở lớp 5 có hiệu quả, giáo viên cần yêu cầu học sinh trước hết phải đọc để hiểu văn bản, rồi trên cơ sở đó, phải nâng cao, mở rộng cảm thụ tác phẩm. Mỗi một tác phẩm văn chương đích thực, tuy ở mức độ khác nhau, nhưng giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật mới có thể chung đúc lại thành linh hồn của tác phẩm đó là cái hay, cái đẹp, cái cao cả của thơ văn. Cảm thụ văn bản là cái đích mà người đọc, người học hướng tới giá trị, linh hồn của tác phẩm mà nói một cách rõ hơn, đối với học sinh tiểu học cảm thụ văn học là cảm nhận được cái hay, cái đẹp về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.Điều này thực sự quan trọng trong việc giáo dục học sinh luôn hướng tới cái đẹp trong cuộc sống.
    Chính vì thế, đối với mỗi giờ tập đọc ở lớp 5 , ngoài việc cung cấp kiến thức có trong bài đọc cho học sinh, nếu giáo viên chỉ dừng lại ở mức độ cho học sinh đọc đúng, đọc lưu loát, ngắt nghỉ đúng nhịp, đọc diễn cảm thì chưa đủ mà cần phải giúp cho học sinh phát hiện ra các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng làm đòn bẩy để bộc lộ nội dung. Từ đó giúp các em đọc đúng hơn, lưu loát và đọc hay (đọc diễn cảm ) bài đọc đó. Đọc tốt sẽ giúp các em học tốt hơn các môn học khác và các em sẽ cảm nhận được biết bao cái hay, cái đẹp của cuộc sống thông qua những áng thơ văn. Có như vậy thì giờ dạy tập đọc mới đạt được các mục tiêu cơ bản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...