Thạc Sĩ Nâng cao hiệu quả xuất khẩu khoáng sản đá vôi tại tỉnh thanh hóa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Trước hết tôi trân trọng cảm ơn thầy giáo, PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế - Đào tạo sau đại học, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên của trường Đại học kinh tế Huế đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
    Tôi xin dành lời cảm ơn chân thành đến Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa, Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận, thu thập nhiều thông tin và dữ liệu quan trọng trong thời gian qua.
    Do những hạn chế về tầm hiểu biết, khả năng của bản thân và thời gian thực hiện nên không tránh khỏi những vướng mắc, thiếu sót. Tôi kính mong quý thầy cô, quý cơ quan, cùng các bạn đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.

    Tác giả luận văn



    Đỗ Văn Thắng











    TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
    Họ và tên học viên: ĐỖ VĂN THẮNG
    Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh. Niên khóa 2012 – 2014
    Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TÀI PHÚC
    Tên đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU
    KHOÁNG SẢN ĐÁ VÔI TẠI TỈNH THANH HÓA
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Khai thác, sản xuất, chế biến đá vôi xuất khẩu là một họat động kinh tế - công nghiệp truyền thống, đặc thù của tỉnh Thanh Hóa, nơi có trữ lượng đá vôi lớn, đưa Thanh Hóa trở thành trung tâm sản xuất đá nổi tiếng của Việt Nam và trên thế giới. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, họat động này cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về công nghệ, nguồn nguyên liệu, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, thị trường xuất khẩu, cạnh tranh .Tuy nhiên, cơ hội để sản phẩm đá Thanh Hóa phát triển còn rất lớn, xuất phát từ tiềm năng và lợi thế của tỉnh và từ xu hướng sử dụng đá trong các công trình, dự án xây dựng.
    Xuất phát từ những nguyên nhân trên đã thúc đẩy tôi nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả xuất khẩu khoáng sản đá vôi tại tỉnh Thanh Hóa”.
    2. Phương pháp nghiên cứu
    Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, trừu tượng hóa khoa học và vận dụng phương pháp phân tích thống kê, so sánh, điều tra khảo sát thực tế. Đồng thời dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước về những vấn đề liên quan.
    3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
    Dựa trên lý luận cơ bản về xuất khẩu nói chung, xuất khẩu khoáng sản đá vôi nói riêng và đặc điểm địa bàn nghiên cứu, đề tài đã chỉ ra thực trạng, phân tích, đánh giá hiệu quả xuất khẩu khoáng sản đá vôi tại tỉnh thanh Hóa trong giai đoạn 2010-2012. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu khoáng sản đá vôi tại tỉnh Thanh Hóa.
    Đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU


    1. DN : Doanh nghiêp
    2. ĐVT : Đơn vị tính
    3.HQ : Hải quan.
    4. KN : Kim ngạch
    5. TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
    6. TP : Thành phố
    7. TT : Thị trường
    8. XK : Xuất khẩu
    9. XNK : Xuất nhập khẩu
    10. UBND : Ủy ban nhân dân
























    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
    Số thứ tự bảng biểu Tên bảng Số trang


    Bảng 2.1: Tình hình cấp Giấy phép khai thác 32
    Bảng 2.2: Công suất khai thác đá vôi theo các Giấy phép đã cấp đến năm 2012 .33
    Bảng 2.3: Sản lượng sản xuất, chế biến đá ốp lát .35
    Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu đá vôi của tỉnh Thanh Hóa 38
    Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu đá Việt Nam và Thanh Hóa 40
    Bảng 2.6: Thị trường xuất khẩu đá Thanh Hóa phân theo Châu lục .41
    Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu đá Thanh Hóa phân theo Châu lục 42
    Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu đá Thanh Hóa vào thị trường Bỉ .43
    Bảng 2.9: Kim ngạch xuất khẩu đá Thanh Hóa vào một số thị trường .43
    Bảng 2.10: Số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu đá làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Thanh Hóa . .46
    Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu đá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 50
    Bảng 2.12: Thuế và các khoản phí, lệ phí nộp ngân sách nhà nước từ xuất khẩu đá vôi tại Thanh Hóa 55
    Bảng 2.13: Thu Ngân sách xuất khẩu đá vôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .56
    Bảng 2.14: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh 57
    Bảng 2.15: Kết quả phỏng vấn doanh nghiệp về thị trường xuất khẩu .68
    Bảng 2.16: Kết quả phỏng vấn ý kiến người lao động khai thác, sản xuất, chế biến đá xuất khẩu về điều kiện lao động .70
    Bảng 2.17: Các biện pháp bảo hộ lao động và y học dự phòng 70
    Bảng 2.18: Kết quả phỏng vấn ý kiến của người dân xung quanh khu vực khai thác, chế biến đá .72
    Bảng 2.19: Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu tại Thanh Hóa .76
    Bảng 3.1: Phân loại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn .96


    DANH MỤC CÁC HÌNH
    Số thứ tự hình Tên hình Số trang


    Hình 2.1:Khái quát dây truyền khai thác, sản xuất, chế biến đá vôi XK 34
    Hình 2.2: Ảnh một số sản phẩm đá vôi Thanh Hóa xuất khẩu . 37
    Hình 2.3: Tỷ lệ thị trường xuất khẩu so với thị trường nội địa 49
    Hình 2.4: Tình hình sử dụng lao động và lao động nữ 59
    Hình 2.5: Tình hình thu nhập của người lao động ngành đá . 60



























    MỤC LỤC
    Trang

    Lời cam đoan .
    Lời cảm ơn
    Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế .
    Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu
    Danh mục các bảng, biểu
    Danh mục các hình
    Mục lục .
    MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN ĐÁ VÔI .1
    1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU . .1
    1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu 1
    1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu . .7
    1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN ĐÁ VÔI .13
    1.2.1.Đặc điểm của xuất khẩu khoáng sản đá vôi .13
    1.2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu khoáng sản đá vôi .16
    1.2.3. Kinh nghiệm xuất khẩu khoáng sản đá vôi tại Thanh Hóa . 18
    1.2.4. Các quy định về xuất khẩu khoáng sản đá vôi . .20
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN ĐÁ VÔI TẠI THANH HÓA . 22
    2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊNCỨU . 22
    2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .22
    2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 24
    2.1.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn về xuất khẩu đá vôi ở Thanh Hóa 25
    2.1.3.1. Những lợi thế phát triển . 25
    2.1.3.2. Những hạn chế . 29
    2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU ĐÁ VÔI TẠI TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2010-2012 .31
    2.2.1. Thực trạng khai thác, sản xuất và xuất khẩu đá vôi tại tỉnh Thanh Hóa . 31
    2.2.1.1 Sản lượng khai thác, sản xuất 31
    2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ . 37
    2.2.2. Đánh giá hiệu quả xuất khẩu xuất khẩu khoáng sản đá vôi tại tỉnh Thanh Hóa 48
    2.2.2.1.Hiệu quả kinh tế 48
    2.2.2.2. Hiệu quả xã hội 58
    2.2.2.3. Hiệu quả môi trường . . 60
    2.2.3. Những vấn đề đặt ra và nguyên nhân 62
    2.2.3.1. Những vấn đề đặt ra . 62
    2.2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại . 65
    2.3. ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP, CƠ QUAN HẢI QUAN VỀ VỀ HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN ĐÁ VÔI .67
    2.3.1. Đối với doanh nghiệp 67
    2.3.1. Đối với cơ quan Hải quan . 74
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN ĐÁ VÔI TẠI TỈNH THANH HÓA . 77
    3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN . 77
    3.1.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả xuất khẩu đá vôi ở Thanh Hóa 78
    3.1.2. Mục tiêu, chỉ tiêu . . 80
    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN ĐÁ VÔI TẠI TỈNH THANH HÓA .81
    3.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế 81
    3.2.1.1.Khai thác triệt để thị trường trong nước, kết hợp đẩy mạnh mở rộng thị trường quốc tế .81
    3.2.1.2.Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm 85
    3.2.1.3. Tăng cường đảm bảo nguồn nguyên vật liệu đầu vào 86
    3.2.1.4.Sử dụng hợp lý, tiết kiệm và tận dụng tối đa tài nguyên .87
    3.2.1.5.Đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp 89
    3.2.2. Nhóm giải pháp kết hợp kinh tế với xã hội . 91
    3.2.2.1 Quan tâm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động 91
    3.2.2.2.Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động . 93
    3.2.2.3.Giải quyết có hiệu quả việc bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác và chế biến đá vôi 94
    3.2.3. Nhóm giải pháp về quản lý và cơ chế chính sách .96
    3.2.3.1.Xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư, sản xuất, kinh doanh .96
    3.2.3.2.Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với mọi hoạt động khai thác, chế biến đá vôi 99
    3.2.3.3.Phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của DN khai thác, chế biến đá vôi và giảm thiểu tổn thất lên xã hội 101
    3.2.3.4.Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến đầu tư liên quan đến hoạt động khai thác - sản xuất đá vôi, tạo tiền đề hình thành ngành công nghiệp phụ trợ 102
    3.2.3.5. Hỗ trợ các họat động nghiên cứu và phát triển sản phẩm 104
    3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao kỹ năng quản trị cho các doanh nghiệp 105
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 107
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .
    PHỤ LỤC
    PHẢN BIỆN 1
    PHẢN BIỆN 2














    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Với gần ¾ diện tích là vùng núi và trung du (8.000/11.106,09 km2 ), Thanh Hoá là một trong những tỉnh có nhiều tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho ngành khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là ngành công nghiệp khai thác khoáng sản đá vôi. Khai thác, chế biến đá vôi là một ngành nghề truyền thống của tỉnh Thanh Hóa hàng trăm năm nay, khởi đầu chỉ là điêu khắc, tạc tượng bằng đá, sau đó đá được dùng để xây thành lũy, tường rào, lát, trang trí, cho đến ngày nay đã được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng dân dụng, giao thông công cộng ở trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu ra thế giới. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, khai thác khoáng sản đá vôi, mà trong đó chủ yếu là để xuất khẩu, đã trở thành họat động kinh tế đặc thù của tỉnh Thanh Hóa và cùng với đá Granite Bình Định, đá Thanh Hóa là một trong những thương hiệu hàng hóa nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thị trường thế giới, đúng như tên gọi “ Quê hương của đá xẻ”.
    Hiện nay, hoạt động xuất khẩu khoáng sản đá vôi được xác định là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Thanh Hóa với thị trường tiêu thụ chủ yếu là Châu Âu, tạo ra công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như mang lại các hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường khác.
    Trải qua quá trình phát triển theo chiều hướng xuất khẩu, ngành đá Thanh Hóa đã bộc lộ những nhược điểm nội tại và cùng với sự điều chỉnh phát triển khoáng sản theo chiều hướng bền vững của Nhà nước, sự cạnh tranh xuất khẩu đá vôi trên thế giới, họat động xuất khẩu đá vôi tại Thanh Hóa đang đứng trước những khó khăn, thử thách, đặt ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước, cho cộng đồng doanh nghiệp.
    Vì vậy, rất cần thiết phải có các giải pháp để phát triển một ngành kinh tế - công nghiệp truyền thống và chủ lực như xuất khẩu khoáng sản đá vôi tại tỉnh Thanh Hóa.
    Mặt khác, việc đưa ra được các giải pháp cũng nhằm để thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu đá đổi mới, nâng cao các kỹ năng quản trị, để phát triển doanh nghiệp ổn định, bền vững. .
    Có một số công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực này, nhưng chưa có một công trình cụ thể nào đề cập đến vai trò, giá trị cuả xuất khẩu khoáng sản đá vôi tại Thanh Hóa.
    Xuất phát từ những lý do trên, nên tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả xuất khẩu khoáng sản đá vôi tại tỉnh Thanh Hóa”, đảm bảo là một đề tài mới, không trùng với ai đã nghiên cứu.
    2. Mục đích tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Làm rõ giá trị và tác động đến kinh tế - xã hội của hoạt động khai thác, chế biến, xuất khẩu đá vôi ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả xuất khẩu khoáng sản đá vôi tại tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển bền vững.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu, hiệu quả xuất khẩu và xuất khẩu khoáng sản đá vôi; các quy định và hướng dẫn về xuất khẩu khoáng sản là đá vôi.
    - Phân tích đánh giá thực trạng xuất khẩu khoáng sản đá vôi tại tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua.
    - Đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả xuất khẩu khoáng sản đá vôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài chỉ xem xét giá trị xuất khẩu khoáng sản đá vôi tại tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước, gắn với tình hình thực tế họat động và xu hướng sử dụng, tiêu thụ.
    Đề tài xem xét thực trạng sản xuất đá vôi để xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2010 - 2012 và đề xuất các giải pháp đến năm 2020.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở những lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, một số lý thuyết kinh tế học về hiệu quả xuất khẩu, các nghị quyết, chủ trương, chính sách, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước liên quan đến nội dung nghiên cứu.
    Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa khoa học và vận dụng phương pháp phân tích thống kê, điều tra khảo sát thực tế, phỏng vấn.
    Công cụ để sử lý số liệu mà đề tài sử dụng là phần mềm iviews và excel.
    5. Ý nghĩa của đề tài
    Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu khoáng sản đá vôi tại Thanh Hóa trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phù hợp với đặc điểm kinh tế tự nhiên-xã hội trên địa bàn tỉnh.
    Đề tài cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho những người quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là những ai quan tâm nghiên cứu chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
    6. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm có ba chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả xuất khẩu khoáng sản đá vôi.
    Chương 2: Thực trạng hiệu quả xuất khẩu khoáng sản đá vôi tại Thanh Hóa
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu khoáng sản đá vôi tại tỉnh Thanh Hóa
     
Đang tải...