Tiến Sĩ Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh thừa thiên huế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/7/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    1 Tính cấp thiết đề tài 1
    2 Tình hình nghiên cứu 3
    2 Mục tiêu nghiên cứu . 10
    3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 11
    4 Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án . 11
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ
    CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

    13
    1.1. Các khái niệm liên quan hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 13
    1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp . 13
    1.1.2. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp . 14
    1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 20
    1.2.1. Khái niệm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 20
    1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 21
    1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 25
    1.3. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp . 29
    1.3.1. Kinh nghiệm chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp . 29
    1.3.2. Thực tiễn về hiệu quả vốn đầu tư phát triển nông nghiệp thế giới 35
    1.3.3. Thực tiễn về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
    Việt Nam

    36
    Kết luận chương 1 . 44
    Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
    2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế . 46
    2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 46
    2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên . 47
    2.1.3. Kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 48
    2.2. Tình hình nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế 51



    vi

    2.2.1. GDP nông nghiệp Thừa Thiên Huế 51
    2.2.2. Lao động nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế . 53
    2.2.3. Khoa học công nghệ trong nông nghiệp . 54
    2.2.4. Chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT- Huế . 55
    2.2.5. Định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp TT- Huế 59
    2.2.6. Một số chủ thể quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp . 61
    2.3. Phương pháp nghiên cứu . 63
    2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 63
    2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin, đánh giá và dự báo 64
    2.4. Khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp . 71
    Kết luận chương 2 . 72
    Chương 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN
    NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .

    74
    3.1. Kết quả huy động và sử dụng vốn đầu tư cho nông nghiệp TT- Huế . 74
    3.1.1. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế 74
    3.1.2. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT- Huế 75
    3.1.3. Sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT- Huế . 77
    3.2. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế 82
    3.2.1. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chung toàn tỉnh 82
    Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế 82
    Kết quả vốn đầu tư cho nông nghiệp với phát triển xã hội 86
    Kết quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với môi trường 89
    3.2.2. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo địa phương
    và vùng sinh thái

    91
    3.2.3. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển một số dự án, chương trình 93
    3.2.4. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển doanh nghiệp nông nghiệp . 96
    3.2.5. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo nguồn vốn 98
    3.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
    nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế .

    100



    vii

    3.4. Lựa chọn chiến lược nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
    nghiệp Thừa Thiên Huế theo ma trận SWOT

    103
    Kết luận chương 3 . 106
    Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT
    TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    110
    4.1. Định hướng phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế . 110
    4.2. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế thời kỳ
    2014-2030 .

    115
    4.3. Quan điểm và mục tiêu nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
    nghiệp Thừa Thiên Huế .

    124
    4.3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
    nghiệp Thừa Thiên Huế .

    124
    4.3.2. Mục tiêu nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
    Thừa Thiên Huế .

    127
    4.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
    Thừa Thiên Huế

    128
    4.4.1. Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế nông nghiệp TT-Huế 128
    4.4.2. Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông
    nghiệp Thừa Thiên Huế .

    134
    4.4.3. Giải pháp quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT-Huế 139
    Kết luận chương 4 . 145
    KẾT LUẬN . 146
    CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 149
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 150
    PHỤ LỤC 158








    viii

    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 1.1. ICOR các lĩnh vực kinh tế Việt Nam 1996-2013 40
    Bảng 1.2. Đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng GDP Việt Nam 2001-2013 . 41
    Bảng 2.1. Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm TT-Huế 1991-2013 51
    Bảng 2.2. Lao động nông nghiệp Thừa Thiên Huế thời kỳ 2000-2013 . 53
    Bảng 2.3. Phương pháp tiếp cận theo mục tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát
    triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế

    69
    Bảng 3.1. Giá trị và cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển TT-Huế 1991-2013 . 74
    Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hàng năm bình quân hàng năm
    tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 1991-2013 .

    75
    Bảng 3.3. Giá trị, cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa
    Thiên Huế thời kỳ 2001-2013 .

    76
    Bảng 3.4. Giá trị và cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp huyện, thị,
    thành phố Huế thời kỳ 2001-2013 .

    79
    Bảng 3.5. Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển so với GDP thời kỳ 1991-2013 . 82
    Bảng 3.6. ICOR tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 1991-2013 83
    Bảng 3.7. Đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng GDP bình quân hàng năm
    Thừa Thiên Huế thời kỳ 2001-2013 .

    84
    Bảng 3.8. Năng suất lao động và việc làm tăng thêm do vốn đầu tư cho phát
    triển nông nghiệp giai đoạn 2000-2013

    86
    Bảng 3.9. Vốn đầu tư cho phát triển thuỷ lợi và năng lực tưới, tiêu, ngăn mặn,
    diện tích trồng rừng mới giai đoạn 2000-2010

    90
    Bảng 3.10. Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so giá trị sản lượng và
    ICOR nông nghiệp theo địa phương và vùng sinh thái 2001-2013 .

    91
    Bảng 3.11. Đóng góp vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp vào tăng trưởng giá
    trị sản lượng nông nghiệp theo địa phương và vùng sinh thái TT- Huế

    92
    Bảng 3.12. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nông
    nghiệp TT-Huế giai đoạn 2005-2013

    96
    Bảng 3.13. Đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng doanh nghiệp nông nghiệp



    ix

    TT- Huế giai đoạn 2006-2013 97
    Bảng 4.1. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT-Huế 2014-2030
    theo xu hướng tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp .

    117
    Bảng 4.2. Kết quả thực hiện Quy hoạch về tăng trưởng GDP và vốn đầu tư cho
    phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế .

    118
    Bảng 4.3. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030
    theo yêu cầu của Quy hoạch về tăng trưởng GDP

    119
    Bảng 4.4. Tỷ trọng GDP nông nghiệp Thừa Thiên Huế theo quy hoạch đến năm
    2020 và kết quả thực hiện đến năm 2014

    119
    Bảng 4.5. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo xu hướng tăng
    trưởng GDP nông nghiệp giai đoạn 1991-2013

    121
    Bảng 4.6. Các kịch bản nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa
    Thiên Huế thời kỳ 2014-2030 .

    122
    DANH MỤC HÌNH
    Hình 1.1. Tỷ lệ vốn ĐTPT/GDP của nông nghiệp Việt Nam 1995-2013 . 39
    Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng ven biển và đầm phá . 46
    Hình 2.2. Cơ cấu lao động và tỷ lệ lao động qua đào tạo TT- Huế 49
    Hình 2.3. Giá trị và cơ cấu GDP Thừa Thiên Huế 1991-2013 . 51
    Hình 2.4. Giá trị và cơ cấu GDP nông nghiệp TT-Huế 1991-2013 52
    Hình 4.1. Xu hướng tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thời
    kỳ 1991-2013 .

    117
    Hình 4.2. Xu hướng tăng trưởng GDP nông nghiệp 1991-2013 . 120
    DANH MỤC SƠ ĐỒ
    Sơ đồ 1.1. Các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp 13
    Sơ đồ 1.2. Các loại vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 17
    Sơ đồ 1.3. Vai trò vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 19
    Sơ đồ 1.4. Chu trình chính sách vốn đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam 32
    Sơ đồ 1.5. Chu trình chính sách vốn đầu tư phát triển nông nghiệp cấp tỉnh . 34
    Sơ đồ 2.2. Khung phân tích hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp TT-Huế. 71




    1

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết đề tài
    Tình trạng đói nghèo, thiếu lương thực, thực phẩm, ô nhiễm, huỷ hoại môi
    trường và những tác động biến đổi khí hậu đang hiện hữu hàng ngày trên khắp thế
    giới, đặc biệt là các nước châu Phi, các nước kém phát triển hoặc các nước chịu tác
    động trực tiếp, nặng nề của thiên tai, bao gồm Việt Nam.
    Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển



    kinh tế, giải quyết việc làm, cung cấp sản phẩm thiết yếu cho xã hội, đảm bảo an ninh
    lương thực, bảo vệ, gìn giữ môi trường, thích nghi với biến đổi khí hậu.
    Tuy nhiên, một số quốc gia, lãnh thổ chưa quan tâm đúng mức việc huy động
    và sử dụng một cách hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp dẫn đến những
    hậu quả xấu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ, gìn giữ môi trường.
    Nhiều quốc gia trên thế giới như Indonesia, Philipin, các nước ở châu Phi đã phải rất
    khó khăn do thiếu lương thực, thực phẩm.
    Việt Nam đã tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp những năm gần đây
    với nhiều chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nhờ vậy, từ một quốc gia thiếu
    lương thực, đã trở thành quốc gia xuất khẩu lớn các mặt hàng nông sản đặc biệt là gạo
    và hải sản, tỷ lệ che phủ rừng tăng nhanh, công tác bảo vệ, gìn giữ môi trường ngày
    càng được chú trọng hơn, có nhiều tiến bộ. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều tồn tại như cơ
    cấu nông nghiệp chưa hợp lý, hạ tầng phát triển nông nghiệp, nguồn nhân lực, khoa
    học công nghệ trong nông nghiệp còn yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu thời đại.
    Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ngày càng tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng
    nhu cầu, đặt ra nhiệm vụ lớn là cần phải tăng cường huy động và sử dụng vốn đầu tư
    cho phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả.
    Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là nội dung quan trọng trong
    quá trình phát triển kinh tế xã hội, được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ quan tâm thực
    hiện, do vậy, từ thập niên 1950s đến nay có nhiều tác giả nghiên cứu, các nghiên cứu
    trực tiếp có nhiều tác giả nghiên cứu từ năm 1990 đến nay nhưng chỉ dừng lại ở mức
    độ phân tích, đánh giá từng chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
    Tại Việt Nam, nghiên cứu muộn hơn và chỉ dừng lại ở từng chỉ tiêu hiệu quả,
    chưa có nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu và toàn diện, do vậy việc nghiên



    2

    cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp một cách hệ thống và toàn diện có
    ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
    Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, lĩnh vực nông nghiệp đang giữ vai trò rất quan trọng
    trong sự phát triển kinh tế - xã hội, chiếm giữ nhiều nguồn lực trọng yếu (đến cuối
    năm 2013) như: 77,9% diện tích đất, 32,8% lao động và 11,3% GDP của tỉnh, là lĩnh
    vực giữ vai trò quan trọng nhất trong cung cấp sản phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống
    người dân (năm 2013 cung cấp: 300.000 tấn lúa, 306.000 tấn lương thực có hạt, 9,5
    tấn lạc, 455 tấn cà phê, 25.000 con trâu, 22.000 con bò, 255.000 con lợn, 2,3 triệu con
    gia cầm, 47.700 tấn thuỷ sản, ), bảo vệ gìn giữ môi trường, đa dạng sinh học, phòng
    chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
    Hệ thống tài nguyên rừng, biển (bờ biển dài 128 km), đầm phá (đầm phá Tam
    Giang – Cầu Hai rộng khoảng 22 ngàn ha, lớn nhất khu vực Đông Nam Á), sông (sông
    Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, ), hồ, đồng bằng trải khắp trên địa bàn tỉnh cho phép
    phát triển một nền nông nghiệp phong phú, đa dạng và toàn diện, nhưng lại chịu ảnh
    hưởng trực tiếp và nặng nề bởi thiên tai, gây nhiều tổn thất, bất ổn cho cuộc sống
    người dân trên địa bàn, nhất là người dân khu vực nông thôn (chiếm 51,64% dân số
    toàn tỉnh cuối năm 2013), hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
    Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp đạt thấp (tăng trưởng GDP nông
    nghiệp giai đoạn 1991-2013 đạt 2,3% trong khi tăng trưởng GDP chung là 9,2%) và
    giảm mạnh trong giai đoạn 2006-2013 (chỉ còn 1,6%), cơ cấu ngành nghề, trình độ sản
    xuất trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều yếu kém, lao động lĩnh vực nông nghiệp
    qua đào tạo nghề đến cuối năm 2010 chỉ 24,5% (công nghiệp là 57,1%, dịch vụ là
    58,4%). Việc khơi thông các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, phòng, tránh thiên
    tai, thích nghi với biến đổi khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế là những vấn đề có tính
    sống còn cho sự tồn tại và phát triển.
    Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là nguồn lực cơ bản (chiếm 35,45%
    GDP nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991-2013) cho phát triển kinh tế -
    xã hội và gìn giữ, bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế.
    Việc đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nhằm có giải
    pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, thúc đẩy phát triển
    kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế là vấn đề vô cùng cấp thiết, nhưng chưa có tác giả nào



    3

    nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện, do vậy tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả
    vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận án tiến sĩ.
    2. Tình hình nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
    Dựa trên quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững, tức là phát triển nông
    nghiệp bền vững về mặt kinh tế, xã hội và gìn giữ, bảo vệ môi trường trong nông
    nghiệp. Do vậy, tiếp cận các nghiên cứu về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
    nghiệp của các tác giả nghiên cứu theo ba mặt là hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển
    nông nghiệp về kinh tế, về xã hội và môi trường.
    a) Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên thế giới
    - Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế
    Có nhiều nghiên cứu về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo
    từng chỉ tiêu đánh giá, chưa nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện, về mặt kinh tế
    các các chỉ tiêu chủ yếu là tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên GDP nông
    nghiệp (hoặc giá trị sản lượng), chỉ số ICOR (tỷ lệ gia tăng vốn và sản lượng) trong
    nông nghiệp và đóng góp vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thông qua mô hình số
    dư Solow trong nông nghiệp.
    Hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp thông qua chỉ tiêu Tỷ lệ vốn đầu tư cho
    phát triển nông nghiệp trên GDP nông nghiệp được Ngân hàng Thế giới (WB)[106],
    Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nghiên cứu và sử dụng là một trong những chỉ tiêu chủ yếu
    trong bộ chỉ tiêu kinh tế của các quốc gia trên thế giới, do vậy đã tính toán cập nhật dữ
    liệu hàng năm các nước trên thế giới từ năm 1961 đến nay và dự báo những năm đến,
    phương pháp tính toán chỉ tiêu này là bằng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chia
    cho GDP nông nghiệp hàng năm hoặc từng giai đoạn nhiều năm của các quốc gia.
    Chỉ tiêu này là tiền đề để tính toán ICOR nông nghiệp, do vậy nhiều tác giả ([62],
    [64], [65] [68], [74], [106], ) đã tính chỉ tiêu này cho lĩnh vực nông nghiệp làm cơ sở
    tính toán ICOR nông nghiệp của các quốc gia, các lãnh thổ, địa phương.
    Dựa trên tư tưởng của Keynes, Sir Roy Harrod và Evsey Domar độc lập nghiên
    cứu hình thành hệ số ICOR, là một chỉ số hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển, tuy
    không giải đáp được các vấn đề khác liên quan tăng trưởng kinh tế, như khoa học công
    nghệ, con người, chính sách, quản lý nhưng đã mô tả được bản chất mối liên hệ giữa
    vốn đầu tư và phát triển kinh tế nên được nhiều nhà nghiên cứu, tổ chức khoa học kế
     
Đang tải...