Chuyên Đề Nâng cao hiệu quả tiếp cận thị trường cho người nghèo nông thôn

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/3/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Đặt vấn đề:
    Từ khi thực hiện chính sách đổi mới, năm 1986, sản xuất nông nghiệp của chúng ta đã đạt được những bước tiến đáng kể. Đảng và nhà nước ta coi nông nghiệp và phát triển nông thôn là nền tảng để phát triển kinh tế và tiến hành hiện đại hoá, công nghiệp hoá. Đổi mới trong nông nghiệp rất quan trọng cho công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam, tạo nền móng vững chắc cho phát triển nông thôn nói chung. Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã biến chuyển theo hướng đa hạng hoá khu vực kinh tế và định hướng tăng tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ. Phát triển nông nghiệp không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh lương thực và kinh tế nói chung mà còn quan trọng đối với việc phát triển cân đối giữa các vùng miền.
    Chúng ta đang phải đối mặt với một thách thức rất lớn cho tương lai làm thế nào đảm bảo được những lợi ích do tăng trưởng mang lại được chung hưởng rộng rãi trong xã hội và chia sẻ công bằng giữa mọi người dân.
    Mục tiêu phát triển dài hạn của ngành nông nghiệp nước ta là xây dựng một nền nông nghiệp đa dạng hoá định hướng thương mại, ứng dụng công nghệ mới và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Theo Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội mới, đến năm 2010 số lao động nông nghiệp sẽ chiếm 50% tổng số lao động xã hội nhưng 70% dân số vẫn sinh sống ở các vùng nông thôn.
    Hiện nay, theo chuẩn nghèo quốc gia thì tỷ lệ số hộ nghèo toàn quốc đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,8% năm 2007; theo chuẩn quốc tế thì từ 58% năm 1993 xuống còn 24% vào năm 2004 (Tổng cục thống kê, 2008), tuy nhiên vẫn còn khá cao. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn mang tính chất nông hộ - tự cung tự cấp, đặt biệt là các hộ nghèo nông thôn. Khả năng tiếp cận thị trường của các hộ nghèo, đặc biệt là khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế.
    Bài viết này nhằm mục đích phân tích các khía cạnh thị trường của người nghèo nói chung, người nghèo nông thôn nói riêng để có cách nhìn tổng quan về người nghèo tiếp cận với thị trường từ đó sẽ có các giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận thị trường cho người nghèo nông thôn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...