Tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ ưu đãi người có công ở thành phố Thanh Hoá

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ ưu đãi người có công ở thành phố Thanh Hoá
    LỜI NÓI ĐẦU
    Từ khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, thực hiện chính sách mở cửa đã đưa đất nước ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao. Là một nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa nên Đảng và nhà nước ta rất chú trọng đến việc nghiên cứu hoạch định các chính sách xã hội nhằm phát triển xã hội một cách toàn diện. Trong đó chính sách ưu đãi người có công là một chính sách mang tính đặc thù của Việt Nam nên được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Nó không chỉ góp phần to lớn để phát triển xã hội, đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, mà còn là kim chỉ nam định hướng giá trị cho toàn xã hội, đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ và thế hệ tương lai của đất nước. Đây chính là đạo lý “uống nước nhớ nguồn, “ăn quả nhớ người trồng cây, là “sự đền ơn đáp nghĩa chứ không hoàn toàn không phải là việc ban ơn, từ thiện.
    Trong thời kỳ đổi mới, công tác chính sách ưu đãi người có công đặt ra những yêu cầu hết sức bức xúc đòi hỏi Đảng, Nhà nước và xã hội phải chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho người có công phù hợp với khả năng của đất nước. Đến nay chế độ chính sách đối với người có công đã dần dần được hoàn chỉnh thành hệ thống, đỉnh cao là sự kiện Nhà nước ban hành 2 pháp lệnh: “Pháp lệnh phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng“và“ Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng “ là lời tuyên bố của Đảng và Nhà nước ta về sự quan tâm đặc biệt, biết ơn của những người có công với cách mạng, Tổ quốc. Hai pháp lệng trên đã nhanh tróng đi vào cuộc sống, được mọi người hoan nghênh và ủng hộ nhiệt thành.
    Thành phè Thanh Hoá với số lượng người có công với cách mạng rất lớn. Nên thực hiện tốt chế độ ưu đãi người có công trên địa bàn thành phố Thanh Hoá là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng của Đảng bộ, của các cơ quan ban ngành, đoàn thể của thành phố. Đặc biệt là cơ quan chức năng chủ quản là phòng Lao động - TBXH thành phố Thanh Hoá và cán bộ chính sách phường xã với chức năng, nhiệm vụ của mình đã đóng góp một phần không nhỏ có tính chất quyết định đến hiệu quả thực hiện chế độ ưu đãi người có công.
    Qua quá trình học tập ở trường em đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản về lý thuyết, và qua thời gian thực tập tại phòng Lao động - TBXH thành phố Thanh Hoá, em đã tiếp thu được một số kiến thức nhất định qua tìm hiểu thực tế. Từ đó em thấy, quá trình thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng còn rất nhiều vấn đề tồn tại như: thủ tục hành chính rườm rà, tổ chức thực hiện chế độ còn nhiều vướng mắc, việc áp dụng các văn bản của Nhà nước ban hành chưa thống nhất, phong trào chăm sóc người có công phát triển đồng đều, tổ chức bộ máy làm công tác ưu đãi người có công còn bộc lộ nhiều bất hợp lý (số lượng đối tượng đông mà biên chế cán bộ còn nhiều hạn chế, cơ chế vận hành tổ chức bộ máy còn nhiều trục trặc) cần được lưu tâm giải quyết.
    Vì vậy, em đã chọn đề tài:Nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ ưu đãi người có công ở thành phố Thanh Hoá để nghiên cứu, nhằm tìm ra các biện pháp để quá trình thực hiện chế độ chính sách cho người có công với cách mạng ở Thành phố được tốt hơn.
    * Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là đánh giá quá trình thực hiện chế độ ưu đãi người có công và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa chế độ này.Nhằm trả lời cho những câu hỏi:
    - Xem xét cơ sở lý luận về người có công với cách mạng?
    - Tình hình thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng ở thành
    phè Thanh Hoá đã đúng chưa?
    - Có vướng mắc gì trong quá trình thực hiện?
    - Có những giải pháp nào giải quyết những vướng mắc đó để quá trình thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng có hiệu qủa hơn?
    * Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập đến quá trình thực hiện chế độ ưu đãi người có công với Cách mạng ở thành phố Thanh Hoá.
    * Phương pháp nghiên cứu :
    Đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở nhiều phương pháp khác nhau : Đó là phương pháp thống kê và tổng hợp số liệu, phân tích số liệu thống kê, phỏng vấn các đối tượng về chế độ ưu đãi mà họ được hưởng.
    Luận văn gồm 3 chương:
    Chương I : Một số vấn đề cơ bản về chế độ ưu đãi người có công với cách mạng là chế độ ưu đãi.
    Chương II : Phân tích tình hình thực hiện chế độ ưu đãi người có công ở Thanh phè Thanh Hoá.
    Chương III : Một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ ưu đãi người có công ở Thành phố Thanh Hoá.



    CHƯƠNG I
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG LÀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI

    I. THỰC CHẤT CỦA ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG
    I.1- KHÁI NIỆM VỀ NGƯỜI CÓ CÔNG
    1-Theo nghĩa rộng:
    Người có công là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, tuổi tác đã tự nguyện cống hiến sức lực tài năng, trí tuệ hoặc hy sinh cả đời mình cho sự nghiệp của dân tộc. Họ là những người có thành tích đóng góp hoặc những cống hiến xuất sắc phục vụ cho lợi Ých của dân tộc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật.
    Chính sách thương binh, liệt sỹ và người có công tập 1. Bộ LĐ-TBXH. Hà Nội Tháng 7/1997
    2- Theo nghĩa hẹp:
    Người có công là những người được Pháp lệnh ưu đãi người có công điều chỉnh, đó là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, giới tính . có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ Quốc được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật.
    Theo pháp lệnh ưu đãi người có công quy định những đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi nh­ sau:
    - Người hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng Tám năm 1945
    - Liệt sỹ và gia đình liệt sỹ.
    - Anh hùng lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lao động.
    - Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách nh­ thương binh.
    - Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày.
    - Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ Quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế.
    - Người có công giúp đỡ cách mạng.



    I.2-THỰC CHẤT CỦA ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
    Ưu đãi người có công có thể hiểu là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của Nhà nước, của xã hội nhằm đền đáp công lao to lớn đối với những người đã có nhiều cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
    Điều này thể hiện trách nhiệm của Nhà nước thông qua việc xây dựng những hệ thống chính sách cụ thể về sự ưu tiên và cơ chế thực hiện sự ưu tiên đó. Vận động mọi người dân và các tổ chức xã hội với truyền thống tốt đẹp sẵn có, tổ chức các phong trào, đóng góp công sức để tạo cơ sở vật chất cho sự ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
    Mục tiêu của chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là đầu tư xã hội, nhằm phát huy và phát triển những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc. Đó là mục tiêu chính trị-xã hội đặc biệt, là điều cực kỳ quan trọng để củng cố và định hướng thể chế chính trị của Nhà nước hiện tại cũng nh­ trong tương lai. Hay nói cách khác, chính sách này có đúng đắn và tổ chức thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng để ổn định tình hình kinh tế -xã hội ở nước ta hiện nay và trong những năm tới.
    Ưu đãi người có công với cách mạng mang tính chất truyền thống của Đảng và Nhà nước ta. Đi đôi với phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn chú ý giải quyết các vấn đề xã hội. Chiến lược đó đặt trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế- xã hội. Nh­ vậy, có chiến lược phát triển kinh tế tốt sẽ tạo ra tiền đề, điều kiện thuận lợi để giải quyết các vấn đề xã hội và sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế.
    Trình độ phát triển kinh tế- xã hội là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội. Chỉ có trên cơ sở thực hiện có hiệu quả chính sách kinh tế, mới có thể nâng cao năng suất lao động, nâng cao cơ sở vật chất để thực hiện chính sách xã hội, thực hiện công bằng xã hội. Ngược lại, chính sách xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện các mục tiêu kinh tế tác động tới năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động, góp phần ổn định xã hội. Từ sự phân tích trên cho thấy chính sách kinh tế là cơ sở cho chính sách ưu đãi xã hội. Và đến lượt mình chính sách ưu đãi xã hội lại là động lực, là tiền đề góp phần ổn định và phát triển xã hội, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và vững chắc. Điều 67 Hiến pháp năm 1992 ghi rõ: “Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có đời sống ổn định. Những người và gia đình có công với nước được khen thưởng và chăm sóc.
    “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sỹ, dân quân du kích, thanh niên xung phong ) Đảng, Nhà nước và đồng bào phải tìm cách cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần tự lực cánh sinh”.
    “Đối với các liệt sỹ, mỗi địa phương (Thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia tưởng niệm ghi sù hy sinh anh dũng của các liệt sỹ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Đối với cha, mẹ, vợ con của thương binh và liệt sỹ mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền địa phương phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ đói rét.
    (Trích di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 5 năm 1968).
    Vì vậy, thực hiện chính sách đối với người có công thể hiện ngay trong bản chất và chức năng quản lý của nhà nước. Nhà nước ta vừa là tổ chức chính trị đặc biệt, đại diện cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động và cũng là đại diện cho dân tộc. Thực hiện chính sách người có công là kết hợp lợi Ých giai cấp và lợi Ých dân tộc, đảm bảo cho đất nước, cho dân tộc ngày càng vững mạnh và phát triển đi lên.
    II- CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
    II.1- NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
    Lịch sử dân tộc ta gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh trường kỳ, gian khổ. Trong các cuộc chiến tranh này đã có rất nhiều người con của dân tộc nguyện cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ là những người có công to lớn mà Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân đời đời ghi nhí.
    1- Thực hiện chính sách ưu đãi là trách nhiệm đặc biệt của toàn dân đối với những người có công với nước theo truyền thống dân tộc uống nước nhớ nguồn.
    Trong sự nghiệp cách mạng lâu dài và gian khổ của nhân dân ta, thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, người và gia đình có công với cách mạng đã có nhiều công lao to lớn hy sinh xương máu, hy sinh tính mạng của mình, của gia đình mình cho không phải một người, không chỉ một địa phương, mà là cho toàn bộ sự nghiệp cách mạng, cho toàn dân, cho thế hệ hôm nay và cả thế hệ mai sau.
    Hồ Chủ Tịch đã nói: “Máu đào của các liệt sỹ đã làm cho lá cờ của cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do, nhân dân ta đơì đời ghi nhớ công ơn của các liệt sỹ.
    “Anh em thương binh đã hy sinh một phần xương máu để giữ gìn Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, đã tận trung với nước, tận hiếu với dân, anh em đã làm tròn nhiệm vụ, anh em không đòi hỏi gì cả. Song đối với những con người trung hiếu Êy, Chính Phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng.
    “Thương binh, bệnh binh, gia đình bộ đội, gia đình liệt sỹ là những người có công với Tổ quốc. Bởi vậy, bổn phận của chúng ta là phải: biết ơn, thương yêu và giúp đỡ họ.
    Như vậy, việc thực hiện chính sách thương binh, liệt sỹ, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng là bổn phận, là trách nhiệm đặc biệt của toàn xã hội với tinh thần đền ơn trả nghĩa, ưu tiên, ưu đãi đối với người có công chứ không thể coi đó là sự ban ơn, bố thí hay chỉ trông chờ vào lòng hảo tâm của một số người, một số tổ chức. Người có công là đối tượng xứng đáng được hưởng thụ, được xã hội bù đắp theo một chế độ rõ ràng, được thể chế hoá thành pháp luật, thành chính sách. Điều đó hoàn toàn phù hợp về mặt pháp lý, về cả mặt đạo đức, phù hợp với truyền thống uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
    2-Nhà nước có trách nhiệm đặc biệt trong việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng
    Mấy năm qua đã thí điểm việc giao trách nhiệm ưu đãi người có công cho một số tập thể, một bộ phận dân cư chăm lo. Tổng kết lại thấy việc phó thác cho mỗi địa phương tự vận động chăm lo bên cạnh ưu điểm nào đó đã và đang để lại nhiều nhược điểm. Giờ đây phương châm giải quyết vấn đề chính sách ưu đãi người có công là: Vừa đề cao trách nhiệm của các cơ quan Đảng và Nhà nước, vừa phải dựa vào nhân dân, động viên trách nhiệm của toàn xã hội, đồng thời phải động viên sự cố gắng của bản thân những đối tượng chính sách.
    Nhà nước chịu trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi người có công phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội của từng địa phương trong từng thời kỳ và điều hành thống nhất trong cả nước.
    Toàn dân với tinh thần đền ơn đáp nghĩa”, nhân ái thuỷ chung hết lòng chăm sóc những người có công cả về vật chất và tinh thần, tình cảm, bằng nhiều hình thức với nội dung thiết thực, phù hợp với điều kiện cụ thể và tập quán của từng địa phương.
    Các đối tượng chính sách cần nỗ lực tự vươn lên, nêu cao phẩm chất và tinh thần cách mạng, tuân thủ pháp luật của Nhà nước, tiếp nhận và phát huy có hiệu qủa sự giúp đỡ của nhân dân ra sức khắc phục khó khăn để ổn định đời sống của mình và tiếp tục phục vụ sự nghiệp cách mạng.
    Việc sử dụng tổng hợp mọi lực lượng tham gia thực hiện các chính sách với đối tượng chính sách là điều rất cần thiết. Nhiều địa phương đã thu được kết quả trong phương châm sử dụng tổng hợp các lực lượng. Song dù thế nào đi nữa thì Nhà nước vẫn là người có trách nhiệm chính trong chính sách ưu đãi. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII ghi: “Quan tâm chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và những người có công với cách mạng, coi đó vừa là trách nhiệm của Nhà nước, vừa là trách nhiệm của toàn dân.
    3 -Chính sách ưu đãi người có công phải thể hiện sự công bằng xã hội
    Vấn đề ưu đãi người có công phải được xem xét và giải quyết trên quan điểm bảo đảm công bằng xã hội, công bằng trong cả ưu đãi vật chất và ưu đãi tinh thần. Trong kinh tế thị trường, mọi hưởng thụ (phần lớn) đều thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo kết quả lao động. Nhưng với đối tượng ưu đãi người có công thì nguyên tắc hưởng thụ mang tính chất đặc biệt. Quan điểm công bằng ở đây là có hy sinh, cống hiến cho xã hội thì xã hội phải có trách nhiệm vật chất và tinh thần với người có công.
    Phần hưởng thụ ở đây không thể dựa trên việc đo lường bằng thời gian hao phí lao động xã hội. Mà cái họ cống hiến, hy sinh là cái vô giá, cũng giống nh­ những giá trị tinh thần là cái vô giá. Cái mà họ đã mất (sức lao động) cũng là cái mà họ không thể lấy lại được hoặc Ýt có khả năng lấy lại được. Do đó, cái quý nhất của họ (sức lao động) mất đi thì chính là cái mà toàn xã hội có được. Bởi vậy, họ xứng đáng được hưởng chính sách ưu đãi theo một chế độ thích đáng, ổn định cho đời sống của họ và thân nhân. Đó là lẽ công bằng xã hội, điều này cũng phải xem như một nội dung quan trọng của tái sản xuất sức lao động ở dạng đặc thù.
    Vấn đề công bằng xã hội đối với người có công không chỉ được xem xét về mặt vật chất, mà còn cần phải quan tâm giải quyết về mặt tinh thần, đặc biệt ưu đãi trong việc tạo ra những điều kiện thuận lợi để họ (đặc biệt là thương binh và thương binh nặng) hưởng thụ các mặt về văn hoá, tinh thần.


    4-Ưu đãi người có công với cách mạng là việc đầu tư xã hội nhằm tái sản xuất những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc
    Thực hiện ưu đãi đối với người có công bằng những phương thức, biện pháp đúng đắn vừa có tác dụng trực tiếp, vừa có tác dụng gián tiếp giáo dục sâu sắc ý thức trách nhiệm công dân, đặc biệt là thế hệ trẻ và thế hệ tương lai. Xã hội là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm chằng chịt các mối quan hệ giữa người với người, giữa mỗi thành viên gia đình với xã hội, với cộng đồng và có tác động qua lại. Làm tốt công tác chính sách người có công chính là giải quyết tốt các mối quan hệ xã hội và cần được xem nh­ là một biện pháp đầu tư vào một lĩnh vực giáo dục tư tưởng đặc biệt, có hiệu quả lớn và sâu rộng. Nó góp phần làm lành mạnh công tác tư tưởng, tăng cường trách nhiệm công dân, năng cao nhận thức trong mỗi cộng đồng, trong tập thể góp phần trực tiếp xây dựng con người mới của thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
    II.2- QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI ĐỐI VƠÍ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
    Ngay sau ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp ngày 16-2-1947 Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 20/ SL về chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ. Trong năm 1947 Chủ tịch Chính Phủ còn ký sắc lệnh số 613/SL ngày 3/10/1947 về việc thành lập Sở, Ty thương binh- Cựu binh.
    Ngày 19/7/1947 Hội đồng Chính Phủ ra quyết định thành lập Bộ Thương binh- Cựu binh và cũng trong năm 1947 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký quyết định lấy ngày 27/7 hàng năm là ngày thương binh toàn quốc, sau đổi thành ngày thương binh- liệt sỹ. Như Bác Hồ nói: “Ngày 27/7 là một dịp để cho đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái và tỏ lòng mến yêu thương binh.
    Với sự thống kê (chưa thật đầy đủ) thì từ năm 1946 đến năm 1997 có tất cả 829 văn kiện, văn bản của Đảng, của Nhà nước, lãnh đạo Đảng và Nhà nước, của liên bộ, ngành về công tác chính sách ưu đãi người có công.
    Được phân chia theo thời gian nh­ sau:
    + Từ năm 1946 đến năm 1964 : 215
    + Từ năm 1965 đến năm 1971 : 108
    + Từ năm 1972 đến năm 1980 : 126
    + Từ năm 1981 đến năm 1990 : 235
    + Từ năm 1991 đến năm 1997 : 145
    Tổng cộng : 829
    Theo số liệu thống kê trên đây cho thấy, sau khi thành lập nước, trải qua các cuộc kháng chiến chống xâm lược và nhất là sau khi hoà bình lập lại. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác chính sách ưu đãi đối với người có công, theo điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Đây là truyền thống quý báu của dân tộc ta “uống nước nhớ nguồn, “ăn quả nhớ người trồng cây, nhất là gần đây Nhà nước đã ban hành pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng và Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29/8/1994, đây là văn bản có tính chất pháp lý cao nhất từ trước đến nay, đã thực sự đưa công tác chính sách ưu đãi người có công lên một tầm cao mới.
    Với tinh thần đó ngày 29/8/1994 Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng và Với tinh thần đó ngày 29-8-1994 Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng (gọi tắt là Pháp lệnh ưu đãi người có công) các đối tượng thuộc chính sách người có công với cách mạng ngoài việc được hưởng ưu đãi bằng tiền còn được hưởng ưu đãi khác bằng đất đai, nhà ở, y tế, thuế tín dụng, lao động, việc làm, giáo dục, đào tạo
    II.3- NỘI DUNG CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
    Chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng là những quy định chung của Đảng và Nhà nước về phạm vi mục tiêu, đối tượng các quan hệ xã hội và những giải pháp lớn về ưu đãi xã hội để đạt được mục tiêu đề ra.
    Mục tiêu của chính sách là:
    - Đảm bảo cho người có công luôn luôn được yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần, có cuộc sống không thấp hơn mức sống trung bình của nhân dân địa phương nơi người có công đang sinh sống.
    - Tạo điều kiện cho người có công sử dụng khả năng lao động của mình vào những hoạt động có Ých cho xã hội, tiếp tục duy trì và phát huy phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của mình phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước.
    Quan điểm trên đã từng xuyên suốt quá trình thực hiện có hiệu quả chính sách đối với người có công với cách mạng và vẫn còn phù hợp trong công cuộc đổi mới hiện nay.
    Do vậy, có thể nói nội dung chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công là:
    - Thể hiện rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với người có công và gia đình họ.
    - Xác định rõ phạm vi, đối tượng và các quan hệ trong việc thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa.
    - Nêu lên mục tiêu và các giải pháp thực hiện mục tiêu ưu đãi xã hội đối với người có công.
    Những mục tiêu và giải pháp đó được cụ thể đối với người có công như: Tiêu chuẩn xác nhận đối tượng, chế độ trợ cấp và ưu đãi, nguồn kinh phí để hoạt động . chính sách ưu đãi người có công còn xác định rõ chủ thể thực hiện chính sách, đưa chính sách này vào cuộc sống.
    Sau đây là chế độ cụ thể áp dụng đối với từng đối tượng:
    1-Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 (gọi tắt là Lão thành Cách mạng)
    Người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là người tham gia các tổ chức cách mạng của Đảng từ 31/12/1944 trở về trước và những Đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương được kết nạp từ ngày 01/01/1945, được thường trực Tỉnh Uỷ, Thành uỷ hoặc các Ban Đoàn Đảng, Ban cán sự Đảng các Bộ, Ngành, đoàn thể ở Trung Ương xem xét ra quyết định công nhận theo quy định của Ban bí thư Trung Ương Đảng.
    - Hồ sơ gồm có:
    + Bản khai cá nhân.
    + Giấy xác nhận của Tỉnh uỷ, Thành uỷ hoặc Ban Cán sự Bộ, Ngành, Đoàn thể ở Trung ương.
    + Phòng Lao động-TBXH hoàn chỉnh hồ sơ và đề nghị cấp Tỉnh giải quyết
    + Quyết định phụ cấp và phiếu lập giấy chứng nhận do Chủ tịch UBND Tỉnh, Thành phố nơi người hoạt động cách mạng cư trú cấp.
    - Chế độ trợ cấp:
    + Trợ cấp hàng tháng mức 135.000,đ (đối với các hộ thoát ly và không thoát ly)
    + Người hoạt động cách mạng thoát ly đang hưởng lương hoặc lương hưu, được phụ cấp hàng tháng tính theo thời gian hoạt động trước cách mạng, cứ mỗi năm được phụ cấp mức 30.000,đ.
    + Người hoạt động cách mạng không thoát ly, không có lương hoặc lương hưu, nếu hoạt động cách mạng từ năm 1935 trở về trước thì phụ cấp hàng tháng mức 200.000,đ nếu hoạt động cách mạng từ 1936 đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945 thì được hưởng phụ cấp hàng tháng mức 150.000đ.
    + Được cấp tiền để mua báo nhân dân hàng ngày, được tổ chức sinh hoạt văn hoá, tinh thần phù hợp.
    + Khi người lão thành cách mạng chết được cấp khoản tiền tang lễ, chôn cất mức 1.440.000,đ. Cha mẹ đẻ, vợ (chồng), con đẻ bị tật nguyền bẩm sinh hoặc bị tàn tật nặng từ nhỏ, được hưởng tiền tuất hàng tháng mức 90.000,đ, nếu sống cô đơn thì trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng mức 290.000, đ.
    2-Chế độ ưu đãi đối với liệt sỹ và gia đình liệt sỹ
    a) Liệt sỹ
    Liệt sỹ là người đã hy sinh thuộc một trong các trường hợp sau:
    + Chiến đấu với địch hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu.
    + Trực tiếp đấu tranh với địch, đấu tranh binh vận với địch.
    + Hoạt động cách mạng hoạt động kháng chiến bị địch bắt tra tấn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, thực hiện chủ trương vượt tù vượt ngục mà hy sinh.
    + Làm nghĩa vụ quốc tế.
    + Đấu tranh chống các loại tội phạm.
    + Dũng cảm làm những công việc cấp bách phục vụ quốc phòng và an ninh, dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và của nhân dân.
    + Chết do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng và an ninh ở những vùng đặc biệt khó khăn, gian khổ (nơi có phụ cấp lương đặc biệt mức 100 %).
    + Thương binh hoặc những người hưởng chính sách nh­ thương binh bị chết do vết thương tái phát, được y tế cơ sở hoặc bệnh viện nơi điều trị xác nhận và được chính quyền địa phương hoặc đơn vị quản lý nhận xét là xứng đáng.
    - Hồ sơ liệt sỹ gồm có:
    + Giấy báo tử hoặc biên bản xảy ra sự việc (đối với những trường hợp thương binh chết do vết thương cũ tái phát, người hy sinh và làm những công việc cấp bách phục vụ quốc phòng, an ninh, trường hợp người hy sinh vì chống tội phạm).
    + Giấy chứng nhận tình hình thân nhân liệt sỹ của UBND xã, phường.
    + Phòng Lao động-TBXH hoàn chỉnh hồ sơ và đề nghị cấp Tỉnh giải quyết.
    + Quyết định trợ cấp, phiếu lập giấy chứng nhận trợ cấp do Sở Lao động- TBXH cấp.
    - Chế độ trợ cấp:
    + Chi phí tang lễ, chôn cất: 1.440.000, đ.
    + Chi phí tổ chức lễ báo tử được Ên định mức 240.000, đ/ người.
    b) Gia đình liệt sỹ
    Gồm những thân nhân của liệt sỹ được cấp “ Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ và hưởng chế độ ưu đãi là:
    - Vợ (hoặc chồng) liệt sỹ trong trường hợp nếu vợ (hoặc chồng) của liệt sỹ lấy vợ (hoặc chồng) khác nhưng vẫn nuôi con liệt sỹ đến tuổi trưởng thành, vẫn phụng dưỡng cha mẹ liệt sỹ, vợ (hoặc chồng) liệt sỹ lấy chồng (hoặc vợ) khác nhưng vẫn sống độc thân do người chồng (hoặc vợ) sau đã chết.
    - Con liệt sỹ gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp và con ngoài giá thú được pháp luật công nhận.
    - Cha mẹ đẻ của liệt sỹ.
    - Người có công nuôi liệt sỹ là người thực sự nuôi liệt sỹ từ nhỏ, đối xử với liệt sỹ như con đẻ, thời gian nuôi liệt sỹ từ 10 năm trở lên khi liệt sỹ còn dưới 16 tuổi, thời kỳ sơ sinh đã nuôi liệt sỹ từ 5 năm trở lên.
    - Thân nhân của liệt sỹ trên đây được hưởng tiền tuất như sau:
    + Được hưởng tiền tuất lần đầu mức: 3.000.000,đ khi báo tử.
    + Vợ (hoặc chồng), cha mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sỹ khi đến tuổi 55 đối với nam, 50 tuổi đối vớí nữ hoặc chưa đến tuổi đó nhưng mất sức lao động từ 61% trở lên, con liệt sỹ từ 16 tuổi trở xuống, con liệt sỹ trên 16 tuổi nếu còn tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, bị tật nguyền bẩm sinh, bị tàn tật nặng từ nhỏ được hưởng tiền tuất hàng tháng mức 90.000 đ/ người.
    + Vợ (hoặc chồng), cha mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sỹ sống cô đơn không nơi nương tựa, cha mẹ có con độc nhất là liệt sỹ hoặc có 2 con nhưng cả 2 con là liệt sỹ, hoặc có 3 con là liệt sỹ trở lên đến tuổi 55 đối với nam, 50 tuổi đối với nữ hoặc chưa đến tuổi đó nhưng mất sức lao động từ 61% trở lên, con liệt sỹ 16 tuổi trở xuống, con liệt sỹ trên 16 tuổi nếu còn tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, bị tật nguyền bẩm sinh, tàn tật nặng từ nhỏ mà mồ côi cả cha mẹ được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng mức 290.000, đ/ người (gọi là tuất liệt sỹ đặc biệt). Những người hưởng tuất liệt sỹ đặc biệt này khi chết người tổ chức mai táng được cấp tiền lễ tang, chôn cất mức 1.440.000,đ.
    + Liệt sỹ không còn thân nhân như trên, thì người đảm nhận việc thờ cúng liệt sỹ được hưởng trợ cấp một lần mức: 600.000đ.


    3- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lao động
    - Hồ sơ gồm có:
    + Bản khai giấy chứng nhận phong tặng danh hiệu anh hùng.
    + Quyết định trợ cấp, phiếu lập giấy chứng nhận trợ cấp do Chủ tịch UBND Tỉnh, Thành phố cấp hoặc do Giám đốc Sở Lao động-TBXH được uỷ quyền cấp.
    - Chế độ trợ cấp:
    + Anh hùng LLVT nhân dân, anh hùng lao động được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng mức 80.000,đ/ người.
    + Phụ cấp ưu đãi hàng tháng Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng mức 350.000đ/ người. Riêng Bà mẹ Viêt Nam anh hùng sống cô đơn không nơi nương tựa còn được hưởng một khoản trợ cấp hàng tháng mức 400.000đ/ người.
    + Anh hùng LLVT nhân dân, anh hùng lao động từ trần trước ngày 01/01/1995 thì thân nhân (vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, con) được trợ cấp một lần mức 3.000.000đ.
    + Thân nhân đang đảm nhiệm việc thờ cúng người được truy tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân thì được cấp một lần 3.000.000đ.
    + Khi anh hùng LLVT nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lao động chết thì người tổ chức mai táng được cấp tiền lễ tang chôn cất mức: 1.440.000,đ.
    4-Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách nh­ thương binh
    a) Thương binh, người hưởng chính sách nh­ thương binh
    - Điều kiện tiêu chuẩn: là người đã bị thương một trong các trường hợp sau:
    + Chiến đấu với địch hoặc trong khi trực tiếp phục vụ chiến đấu.
    + Do địch tra tấn cương quyết đấu tranh, không chịu khuất phục, để lại vết thương thực thể.
    + Đấu tranh chống các loại tội phạm.
    + Dũng cảm làm những việc cấp bách phục vụ quốc phòng và an ninh, dũng cảm cứu người và cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân.
    + Làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở những vùng đặc biệt khó khăn, gian khổ (nơi có phụ cấp lương đặc biệt mức 100%)
    + Làm nghĩa vụ quốc tế.
    - Hồ sơ gồm có:
    + Giấy chứng nhận bị thương.
    + Phòng Lao động-TBXH hoàn chỉnh hồ sơ và đề nghị cấp Tỉnh giải quyết.
    + Biên bản giám định thương tật do các hội đồng y khoa có thẩm quyền cấp.
    + Quyết định trợ cấp, phiếu lập giấy chứng nhận trợ cấp thương tật do UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương, nơi đối tượng cư trú cấp hoặc do Sở Lao động-TBXH Tỉnh, Thành phố uỷ quyền.
    Người bị thương sau khi điều trị lành vết thương được Hội đồng y khoa có thẩm quyền giám định mất sức lao động do thương tật từ 21% trở lên được lập hồ sơ xác nhận là thương binh hoặc ngươì hưởng chính sách nh­ thương binh.
    - Chế độ trợ cấp:
    + Trợ cấp thương tật được tính theo mức độ mất sức lao động của từng người và trên mức lương quy định là 358.800đ. Được hưởng trợ cấp thương tật từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận mất sức lao động do thương tật.
    + Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh mất 21% sức lao động do thương tật được trợ cấp hàng tháng bằng 21% mức lương quy định (358.800đ), sau đó cứ mất thêm 1% sức lao động do thương tật được cấp thêm 1% mức lương quy định.
    + Trường hợp khi bị thương có mức lương cao hơn mức lương quy định (358.800đ), thì ngoài trợ cấp hàng tháng nói trên, được cấp thêm một lần một khoản tiền từ 1 đến 4 tháng lương khi bị thương tuỳ theo mức độ mất sức lao động như sau:
    Bảng 1: Mức trợ cấp một lần của thương binh:

    [TABLE]
    [TR]
    [TD] Mức độ mất sức lao động
    [/TD]
    [TD] Mức trợ cấp một lần
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Từ 21%đến 40% sức lao động
    Từ 41% đến 60% sức lao động
    Từ 61% đến 80% sức lao động
    Từ 81% đến 100% sức lao động
    [/TD]
    [TD]1 tháng lương khi bị thương
    2 tháng lương khi bị thương
    3 tháng lương khi bị thương
    4 tháng lương khi bị thương
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    - Thương binh, người hưởng chính sách nh­ thương binh được hưởng chế độ khám chữa bệnh (bảo hiểm y tế).
    - Thương binh, người hưởng chính sách nh­ thương binh có vết thương đặc biệt nặng 81% trở lên nh­: mù, liệt, tâm thần được hưởng thêm phụ cấp hàng tháng mức 108.000đ/ người.
    - Thương binh 81% loại không đặc biệt hưởng trợ cấp thêm hàng tháng mức 20.000đ/ người.
    - Người phục vụ thương binh 81% đặc biệt điều dưỡng tại gia đình, trợ cấp hàng tháng mức 165.000đ/ người.
    - Người phục vụ thương binh 81% không đặc biệt điều dưỡng tại gia đình, trợ cấp hàng tháng mức 132.000đ/ người.
    -Thương binh, người hưởng chính sách nh­ thương binh mất sức lao động do thương tật từ 61% trở lên bị chết vì ốm đau, tai nạn thì người mai táng được cấp tiền lễ tang, chôn cất mức 1.440.000đ.
    -Thương binh được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề được miễn hoặc giảm học phí và các khoản đóng góp khác cho nhà trường.
    Chính Phủ quy định tỷ lệ lao động là thương binh đối với một số nghề và công việc mà các doanh nghiệp phải nhận, nếu không nhận thì các doanh nghiệp phải đóng góp một khoản tiền theo quy định của Chính Phủ vào quỹ việc làm để góp phần giải quyết việc làm cho thương binh. Doanh nghiệp nào nhận thương binh vào làm việc vượt tỷ lệ thì được Nhà Nước hỗ trợ hoặc cho vay vốn với lãi suất thấp để tạo điều kiện làm việc thích hợp cho người lao động là thương binh.
    * Thân nhân được hưởng tiền tuất như sau:
    + Vợ (chồng), cha mẹ đẻ, người có công nuôi hợp pháp đến tuổi 60 đối với nam và 55 tuổi đối với nữ, con chưa đủ 15 tuổi hoặc chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học phổ thông, bị tật nguyền từ nhỏ (bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú được pháp luật công nhận) được hưởng tiền tuất hàng tháng mức 72.000đ/người/tháng.
    +Vợ (chồng), cha mẹ đẻ, người có công nuôi hợp pháp đến tuổi 60 đối với nam và 55 tuổi đối với nữ, sống cô đơn không nơi nương tựa, con chưa đủ 15 tuổi hoặc chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học phổ thông, bị tật nguyền bẩm sinh, bị tàn tật từ nhỏ mà mồ côi cả cha mẹ, được hưởng trợ cấp hàng tháng mức 126.000đ/ người/tháng.
    b) Đối với bệnh binh
    Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh mà bị mất sức lao động từ 61% trở lên do mét trong các trường hợp sau đây và được cơ quan có thẩm quyền cấp “ Giấy chứng nhận bệnh binh “.
    + Do hoạt động ở chiến trường.
    + Do hoạt động ở địa bàn đặc biệt khó khăn, gian khổ từ 3 năm trở lên.
    + Do hoạt động ở địa bàn đặc biệt khó khăn gian khổ chưa đủ 3 năm nhưng đã có trên 10 năm công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
    + Đã công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ 15 năm.
    - Hồ sơ gồm có:
    + Quyết định xác nhận bệnh binh.
    + Biên bản giám định y khoa.
    + Phiếu cá nhân.
    - Chế độ trợ cấp bao gồm:
    + Bệnh binh được hưởng trợ cấp từ ngày có quyết định xuất ngũ về gia đình.
    + Trợ cấp bệnh binh được tính theo mức độ mất sức lao động của từng người và được tính trên mức lương do Chính Phủ quy định là 277.000đ.
    + Bệnh binh được trợ cấp hàng tháng nh­ sau:
    Bảng 2: Mức trợ cấp hàng tháng của bệnh binh.
     
Đang tải...