Luận Văn Nâng cao hiệu quả thực hành dân chủ trong công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Nâng cao hiệu quả thực hành dân chủ trong công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đội ngũ cán bộ có chất lượng cao là nhân tố quan trọng, góp phần quyết định thắng lợi của cách mạng. Để có đội ngũ cán bộ như thế, một khâu rất quan trọng là nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ. Lênin đã chỉ rõ: Trong lịch sử chưa hề có giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào.
    Trong quá trình chuẩn bị các mặt về chính trị, tư tưởng và tổ chức tiến tới thành lập Đảng cộng sản, Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ, xây dựng lực lượng nòng cốt của Đảng, của phong trào cách mạng. Suốt trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Bác Hồ luôn coi trọng công tác đào tạo, rèn luyện, xây dựng đội ngũ cán bộ, đã đào tạo và xây dựng được đội ngũ cán bộ trung thành với Đảng, với cách mạng, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh; có trình độ năng lực công tác, phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong các giai đoạn cách mạng. Qua gần 15 năm đổi mới, Đảng ta khẳng định: Cán bộ là nhân tố quyết định thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ, là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng. Vì vậy, phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN; trong đó, đào tạo cán bộ là khâu đặc biệt quan trọng.
    Đội ngũ cán bộ, sĩ quan trong QĐNDVN (trong đó có đội ngũ sĩ quan ngoại ngữ) là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của Đảng, lực lượng nòng cốt trong quân đội, đã góp phần quan trọng trong xây dựng quân đội vững mạnh, góp phần làm nên những chiến thắng vẻ vang của QĐNDVN, của dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
    Bước vào thời kỳ mới, để góp phần xây dựng QĐNDVN tiến lên chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; các Nghị quyết số 79 (1992), số 93 (1994), số 94 (998) của Đảng ủy Quân sự Trung ương đã xác định: cần xây dựng đội ngũ cán bộ một cách cơ bản, toàn diện, hệ thống, đồng bộ và chuyên sâu, có đủ phẩm chất và năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ yêu cầu đó, năm 1982, Trường đại học Ngoại ngữ quân sự được thành lập, có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan ngoại ngữ cho quân đội nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội và đất nước trong giai đoạn mới. Từ đó đến nay, Trường đại học Ngoại ngữ quân sự đã đào tạo được gần một ngàn nam nữ sĩ quan ngoại ngữ với chất lượng tương đối tốt, chủ yếu là tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Anh và tiếng một số nước Đông Nam Á, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
    Đất nước chuẩn bị bước vào thiên niên kỷ mới có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, chúng ta vẫn tiếp tục thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, cơ chế thị trường, mở rộng quan hệ với các nước, chủ động hội nhập kinh tế với thế giới. Trong điều kiện đó, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc càng trở nên nặng nề, phức tạp và cấp bách hơn, đòi hỏi đội ngũ sĩ quan ngoại ngữ phải được tăng cường về số lượng và chất lượng, góp phần cùng toàn quân, toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
    Tuy nhiên, công tác đào tạo sĩ quan ngoại ngữ trong những năm qua của nhà trường vẫn còn những hạn chế: nội dung chương trình, mục tiêu, yêu cầu đào tạo đôi khi chưa sát thực tế; trình độ năng lực của một số giảng viên còn hạn chế; phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo và đời sống vật chất, tinh thần của học viên; một số học viên nhận thức chính trị chưa cao, động cơ, thái độ trách nhiệm trong học tập rèn luyện còn có những biểu hiện chưa đúng.
    Để khắc phục được những tồn tại nêu trên, phát huy ưu điểm, hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường thì việc nghiên cứu một cách toàn diện, tìm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan ngoại ngữ của Trường đại học Ngoại ngữ quân sự là cần thiết và cấp bách.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Công tác đào tạo sĩ quan ngoại ngữ trong QĐNDVN đã được cán bộ, giảng viên trong Trường đại học Ngoại ngữ quân sự nghiên cứu như: Đề tài nghiên cứu cấp Tổng cục "Đổi mới công tác đào tạo sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội", của Phó giáo sư, Thiếu tướng Nguyễn Trí Anh, 1994; Đề tài khoa học cấp Tổng cục: "Nâng cao chất lượng dạy và học chuyên ngành ngoại ngữ" của Thạc sĩ, Đại tá Đinh Văn Tiếp, 1995. Ngoài ra còn có các báo cáo tổng kết 15 năm công tác đào tạo sĩ quan ngoại ngữ của Ban giám hiệu Trường đại học Ngoại ngữ quân sự, năm 1998 và các báo cáo tổng kết giảng dạy của các khoa ngoại ngữ.
    Theo mục tiêu, nhiệm vụ của từng công trình, nên ở các góc độ khác nhau, các công trình đó chỉ tập trung sâu vào việc nâng cao chất lượng đào tạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ, chưa có công trình nào đề cập rộng hơn, sâu hơn cả về nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn ngoại ngữ và phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phương pháp tác phong công tác của một người sĩ quan quân đội chuyên ngành ngoại ngữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    - Mục đích: Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội một cách toàn diện trong thời kỳ mới.
    - Nhiệm vụ: Phân tích làm rõ những vấn đề chủ yếu về chất lượng đào tạo sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội, quan niệm về chất lượng đào tạo sĩ quan ngoại ngữ, tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo, đặc điểm công tác đào tạo sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội.
    - Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội; chỉ ra những ưu, khuyết điểm; rút ra những bài học kinh nghiệm và chỉ rõ những vấn đề đặt ra với công tác đó.
    - Xác định phương hướng, đề ra những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội trong thời kỳ mới.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Luận văn được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ; quan điểm, đường lối chính trị, đường lối quân sự của Đảng; các nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương về công tác cán bộ của Đảng trong QĐNDVN.
    Cơ sở phương pháp luận của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, vận dụng phương pháp lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp; điều tra khảo sát thực tiễn.
    5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Luận văn nghiên cứu chất lượng công tác đào tạo đội ngũ sĩ quan ngoại ngữ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, bao gồm: Công tác tuyển chọn đầu vào, công tác lãnh đạo, chỉ đạo; tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, nội dung chương trình kế hoạch; hình thức, biện pháp đào tạo, rèn luyện học viên.
    Trong QĐNDVN có hai cơ sở đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan ngoại ngữ là: Trường đại học Ngoại ngữ quân sự và Trung tâm bồi dưỡng ngoại ngữ Bộ Quốc phòng; trong đó Trường đại học Ngoại ngữ quân sự có quy mô rộng lớn hơn. Luận văn chỉ nghiên cứu vấn đề đào tạo sĩ quan ngoại ngữ, không nghiên cứu vấn đề bồi dưỡng sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội. Vì thế, luận văn khảo sát thực trạng công tác đào tạo đội ngũ sĩ quan ngoại ngữ ở Trường đại học Ngoại ngữ quân sự từ năm 1982 đến nay, có tham khảo hoạt động bồi dưỡng ngoại ngữ cho đội ngũ sĩ quan ở Trung tâm bồi dưỡng ngoại ngữ Bộ Quốc phòng.
    6. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn
    - Đánh giá đúng thực trạng công tác đào tạo đội ngũ sĩ quan ngoại ngữ trong QĐNDVN từ năm 1982, chủ yếu là qua gần 15 năm đổi mới.
    - Những giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội trong thời kỳ mới.
    7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
    - Kết quả đạt được của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội.
    - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc giảng dạy môn công tác đảng, công tác chính trị ở Trường đại học Ngoại ngữ quân sự.
    8. Kết cấu của luận văn
    Luận văn gồm lời mở đầu, ba chương, sáu tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

    KẾT LUẬN

    Trường Đại học Ngoại ngữ quân sự (tháng 2 năm 1982) bước vào hoạt động trong điều kiện có những thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Song, được sự lãnh đạo của Đảng ủy Quân sự trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục II, Trường Đại học Ngoại ngữ quân sự từng bước xây dựng và trưởng thành, khắc phục khó khăn, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
    Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN, mở rộng quan hệ với các nước . nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước càng nặng nề, phức tạp hơn. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, Đảng ủy Quân sự trung ương và Bộ Quốc phòng xác định: phải xây dựng quân đội cách mạng, tiến lên chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ- sĩ quan (trong đó có sĩ quan ngoại ngữ) mạnh cả về số lượng và chất lượng, có năng lực và phẩm chất tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của quân đội trong giai đoạn mới là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, cấp bách, và cực kỳ quan trọng.
    Trường Đại học Ngoại ngữ quân sự đã vươn lên mạnh mẽ, dành được những kết quả mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Qua gần 20 năm trường đã đào tạo được trên 1.000 sĩ quan ngoại ngữ và 2 lớp chuyển loại ngoại ngữ cho gần 100 sĩ quan ngoại ngữ, gồm các thứ tiếng chủ yếu: Tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc và tiếng một số nước Đông Nam Á với chất lượng ngày càng tốt hơn.
    Qua gần 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước đã giành được những thành tựu rất to lớn trên tất cả các mặt và đang bước những bước đầu tiên trên con đường đẩy mạnh CNH, HĐH. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đặt ra những yêu cầu mới và cao hơn đòi hỏi các ngành, các cấp, các cơ quan đơn vị trách nhiệm mới, cố gắng mới. Trong đó, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội là một vấn đề rất quan trọng và cấp bách.
    Muốn vậy, cần thường xuyên quán triệt sâu sắc đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, quan điểm cơ bản của Đảng về công tác cán bộ trong quân đội, về tình hình quốc tế và nhiệm vụ cách mạng; đường lối chiến lược quân sự của Đảng, các nghị quyết của Đảng ủy quân sự Trung ương, nhiệm vụ của quân đội. Giáo dục cho cán bộ, giáo viên, học viên, công nhân viên và chiến sĩ trong toàn trường ý thức chấp hành nghiêm mọi chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, yêu cầu nhiệm vụ đào tạo của nhà trường trong giai đoạn mới. Từ đó, không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, nhận thức đúng đắn chức trách nhiệm vụ, ra sức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cách mạng, tính tổ chức, tính kỷ luật, xây dựng toàn trường là một khối thống nhất, đoàn kết chặt chẽ, có ý thức trách nhiệm cao, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
    Để xây dựng nhà trường chính quy, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đòi hỏi phải tập trung thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản, quan trọng là:
    - Đề xuất, kiến nghị và cùng với cấp trên nhanh chóng ổn định vị trí đóng quân, ổn định tổ chức biên chế; trên cơ sở nhiệm vụ trên giao và phương châm, phương hướng, mục tiêu yêu cầu đào tạo đã được xác định cần xác định cụ thể hơn nữa mục tiêu yêu cầu đào tạo từng loại sĩ quan ngoại ngữ sát với yêu cầu nhiệm vụ của quân đội. Từ đó đổi mới nội dung chương trình kế hoạch đào tạo, giáo dục, rèn luyện; cải tiến phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng đào tạo: sĩ quan phiên dịch, sĩ quan biên dịch tài liệu, giảng viên chuyên ngữ, sĩ quan ngoại ngữ công tác trong lĩnh vực đặc biệt.
    Nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ giáo viên, thực hiện nghiêm nội dung chương trình kế hoạch đào tạo; đa dạng, phong phú về nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị nhất là công tác giáo dục lý luận chính trị, công tác xây dựng đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng; phát huy vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng bộ hệ, Chi bộ lớp; tăng cường công tác quản lý, rèn luyện học viên.
    - Hoàn thiện việc xác định chức danh giảng viên; kiện toàn tổ chức khoa và tổ bộ môn; đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện nâng cao trình độ năng lực công tác và phẩm chất của đội ngũ cán bộ giảng viên, nhất là giảng viên chuyên ngữ. Nâng cao nhận thức trách nhiệm, trình độ năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ hệ, cán bộ lớp trong công tác tổ chức chỉ huy, quản lý học viên.
    - Tăng cường mở rộng sự liên kết, phối hợp với các cơ sở đào tạo ngoại ngữ ngoài quân đội; các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội; tăng cường mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương nơi đóng quân.
    Thực hiện đồng bộ những vấn đề đó, duy trì thành nề nếp việc đúc rút kinh nghiệm sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, xây dựng nhà trường chính quy, đơn vị vững mạnh toàn diện.
     
Đang tải...