Thạc Sĩ Nâng cao hiệu quả thu thuế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    3
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Việt Nam là một nước nông nghiệp với trên 70% dân số là nông dân,
    Việt Nam luôn coi trọng những vấn đề liên quan đến nông dân, nông nghiệp
    và nông thôn. Sản xuất nông nghiệp luôn gắn liền với quá trình phát triển của
    dân tộc và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong sự phát triển của
    đất nước. Đến nay, tuy quá trình đô thị hóa đã diễn ra mạnh mẽ nhưng vẫn
    còn hơn 60% số lao động làm việc ở vùng nông thôn. Thu nhập hộ nông dân
    hiện chỉ bằng 1/3 so với dân cư khu vực thành thị trong khi đó nông nghiệp
    nông thôn đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân với 20% GDP, trên 25% giá
    trị kim ngạch xuất khẩu.
    Nhờ có những thành tựu, kết quả đó, nông nghiệp nông thôn không chỉ
    đã góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị - xã hội nông thôn và nâng
    cao đời sống nông dân trên phạm vi cả nước, mà còn tạo ra nhiều hơn nữa
    những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần tích cực vào sự đẩy nhanh tăng
    trưởng kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong
    những năm qua.
    Thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa đất nước đất nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa đều
    khẳng định tầm vóc chiến lược của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
    Chính vì vậy, Đảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí
    chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế - xã
    hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát
    huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. 4
    Việc xây dựng nông thôn mới nhằm phục vụ yêu cầu phát triển của đất
    nước trong giai đoạn mới. Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự
    lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều
    thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với
    tiềm năng và lợi thế: nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh
    tranh thấp, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn
    hạn chế.
    Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như
    giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước . còn yếu kém, môi
    trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân
    còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành
    thị còn lớn làm phát sinh nhiều vến đề xã hội bức xúc.
    Không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp và nông thôn còn
    lạc hậu và đời sống nhân dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là
    một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước. Đồng thời, góp phần cải thiện, nâng
    cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông
    thôn
    Trước thực trạng nêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ
    trương, giải pháp để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
    của nhân dân. Nhiều dự án, chương trình được triển khai thực hiện, đầu tư cho
    các xã đặc biệt khó khăn như Chương trình 135 và đầu tư cho các huyện
    nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ.
    Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông
    dân và nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia
    về nông thôn mới” (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009) và “Chương
    trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại Quyết định số 800/QĐ- 5
    TTg ngày 06/4/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới
    trên cả nước.
    Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Theo định
    hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành tỉnh
    công nghiệp do vậy đòi hỏi toàn tỉnh nói chung và khu vực nông thôn nói
    riêng phải có bước phát triển vượt bậc về mọi mặt kinh tế - xã hội, đặc biệt
    cần giải quyết và tháo gỡ các vấn đề cơ bản về nông nghiệp – nông thôn và
    nông dân, hướng đến một sự phát triển bền vững.
    Trong những năm qua, Phú Thọ đã đẩy mạnh các chương trình phát
    triển kinh tế - xã hội nông thôn như chương trình bê tông hóa kênh mương,
    làm đường nhựa và đường bê tông, xây dựng trường học, trạm y tế và các
    thiết chế văn hóa, thể dục thể thao đạt chuẩn quốc gia, chuyển đổi cơ cấu mùa
    vụ, cây trồng vật nuôi, phát triển làng nghề Mặc dù đã có nhiều cố gắng
    nhưng kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập,
    chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
    Triển khai thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 và
    “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại Quyết định số
    800/QĐ-TTg ngày 06/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Phú Thọ đang
    gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ như phương thức thực hiện còn
    lúng túng, hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu còn chưa cao, quy hoạch
    phát triển chưa đồng bộ, việc huy động và sử dụng các nguồn lực còn nhiều
    hạn chế. Những câu hỏi được đặt ra và cần phải có câu trả lời xác đáng đó là:
    - Vì sao các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn đổi mới chậm,
    chưa đủ sức phát triển mạnh sản xuất hàng hoá, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
    hội nông thôn còn yếu kém, năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai thấp?
    - Mặc dù đã đầu tư xây dựng nông thôn mới theo chương trình song đời
    sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn còn thấp, công nghiệp, dịch 6
    vụ nông thôn phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế và lao động ở nông thôn.
    - Tại sao việc huy động các nguồn lực vào việc xây dựng nông thôn
    mới còn nhiều hạn chế, hiệu quả thực hiện chương trình còn chưa cao? Trong
    thời gian tới tỉnh Phú Thọ cần những giải pháp gì để đẩy nhanh và nâng cao
    hiệu quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới?
    Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, khắc phục những tồn tại, hạn chế đồng
    thời để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây
    dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, chúng tôi đã chọn đề
    tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc
    gia về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2020” làm
    luận văn tốt nghiệp. Kết quả nghiên cứu của Luận văn này sẽ góp phần tư
    vấn, giúp đỡ Ban điều phối và chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia về xây
    dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đồng thời tham mưu cho các cơ quan
    Đảng, chính quyền tỉnh Phú Thọ chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt Chương trình
    mục tiêu này.
    2. Tình hình nghiên cứu.
    2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
    Nhiều quốc gia ở các trình độ phát triển khác nhau trên thế giới đã chú
    trọng nghiên cứu phát triển nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh quốc tế
    hóa và toàn cầu hóa.
    Phong trào xây dựng nông thôn Hàn Quốc (còn gọi là New Village
    Movement hay Saemaeul Movement) được phát động thực hiện từ những năm
    70 của thế kỷ trước bởi nhà lãnh đạo Hàn Quốc Park Chung Hee đã thu được
    những thành tựu to lớn, là nền tảng để xây dựng và phát triển đất nước Hàn
    Quốc trở thành một cường quốc về kinh tế như hiện nay. Đã có những công
    trình nghiên cứu, đánh giá tổng kết phong trào này để giúp cho Chính phủ 7
    Hàn Quốc tiếp tục điều chỉnh chính sách đối với nông nghiệp và thông thôn
    trong tình hình mới, như công trình của tác giả Chung Kap Jin – Viện nghiên
    cứu và phát triển Hàn Quốc (Korea Development Institute KDI) với đề tài
    “Kinh nghiệm và bài học từ phong trào xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc
    trong những năm 1970” (Experiences and Lessons from Korea's Saemaul
    Undong in the 1970s).
    Trong công trình nghiên cứu trường hợp của Thái Lan (The Case of
    OTOP in Thailand) của một số tác giả thuộc các trường đại học của Thái Lan,
    Nhật Bản và Anh Quốc, năm 2011 về chương trình mỗi làng một sản phẩm
    (OTOP – One Tambon One Product) dựa trên kinh nghiệm của Nhật Bản
    trong chiến lược mỗi làng một sản phẩm trước đó (OVOP – One Village One
    Product) đã làm tiền đề để tiếp tục thúc đẩy đầu tư phát triển nông nghiệp -
    nông thôn ở Thái Lan, kêu gọi các doanh nghiệp quan tâm đầu tư tạo ra nhiều
    việc làm ở khu vực này. Đây cũng là tài liệu dành cho việc nghiên cứu giảng
    dạy tại Đại Học Chiềng Mai – Thái Lan.
    Công trình nghiên cứu trên đây đã đề ra được nhiều giải pháp và ý
    tưởng hay, Việt Nam và các nước có thể tham khảo áp dụng. Tuy nhiên, việc
    áp dụng vào từng vùng miền cụ thể còn phải được tiếp tục nghiên cứu, triển
    khai ứng dụng sao cho phù hợp với từng địa phương, ngoài ra còn có những
    khác biệt về yếu tố văn hóa, tập quán canh tác, trình độ dân trí và trình độ
    khoa học kỹ thuật của mỗi nước nên đó chỉ là mô hình tham khảo.
    2.2 Tình hình nghiên cứu, triển khai ở trong nước.
    Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu, ứng dụng
    trên khắp cả nước nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển nông thôn, đặc biệt là
    thúc đẩy phong trào đồng thời cũng là chương trình mục tiêu tầm quốc gia về
    xây dựng nông thôn mới. 8
    - Với công trình “Giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới
    tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên” của trường Đại Học Thái Nguyên
    (2012-2013) với mục tiêu là đánh giá đúng thực trạng nông thôn đề xuất các
    giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Sông Công,
    tỉnh Thái Nguyên.
    - Đề tài nghiên cứu “Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên
    địa bàn huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An “ của tác giả Phan Đình Hà năm
    2011 là một công trình công phu, khái quát tương đối đầy đủ các vấn đề liên
    quan đến xây dựng nông thôn mới từ chủ chương – chính sách của Đảng và
    nhà nước cho đến thực tiễn triển khai hoạt động xây dựng nông thôn mới trên
    cả nước cũng như ở Nghệ An, đặc biệt là huyện Thanh Chương.
    Các công trình nghiên cứu trên đây cũng và nhiều công trình nghiên
    cứu ở các cấp độ khác nhau vè đối tượng, phạm vi nghiên cứu ở các tỉnh
    thành khác nhau đã đề xuất các giải pháp khả thi cho từng vùng miền cụ thể,
    chưa kể đến các bài viết chuyên đề xây dựng nông thôn mới trên các báo
    trung ương và địa phương. Tất cả những công trình, các bài viết cổ vũ phong
    trào xây dựng nông thôn mới này mang tính cá biệt, là những tài liệu quý cho
    các địa phương trên cả nước tham khảo, học tập cách làm. Tuy nhiên, để đạt
    được hiệu quả như mong muốn thì từng địa phương phải có những chính sách
    riêng, cách làm riêng cho phù hợp với điều kiện tự nhiên như địa hình địa lý,
    tập quán canh tác và các nét văn hóa cũng như điều kiện về cơ sở hạ tầng thiết
    yếu khác.
    Tại tỉnh Phú Thọ, hiện tại chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu
    nào về hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
    mới giai đoạn vừa qua (2010-2013). Thay vào đó là các báo cáo thực trạng,
    báo cáo tổng kết của Ban chỉ đạo chương trình các cấp. Chính vì vậy công tác
    nghiên cứu của chúng tôi vừa có những thuận lợi là dựa trên số liệu các báo 9
    nói trên cộng với việc tiếp cận tương đối thuận lợi với người dân nông thôn
    để điều tra khảo sát. Tuy nhiên công tác nghiên cứu cũng gặp nhiều khó khăn
    vì tình hình thực tế mỗi ngày mỗi biến động, đồng thời qua khảo sát sơ bộ cho
    thấy còn nhiều số liệu vênh nhau, cần phải được điều tra kỹ lưỡng hơn để có
    được những kết luận chính xác, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
    hiệu quả thực hiện chương trình trên địa bàn toàn tỉnh.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và một số mô
    hình nông thôn mới của tỉnh thời gian qua từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu
    nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương đồng thời
    nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình thời gian tới.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình nông thôn mới và
    xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.
    - Đánh giá thực trạng mô hình nông thôn mới và quá trình xây dựng
    nông thôn mới của tỉnh thời gian qua.
    - Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây
    dựng nông thôn mới ở địa bàn nghiên cứu.
    - Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
    thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh từ nay đến
    năm 2020.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu là mô hình nông thôn mới, những hoạt động
    trong khuôn khổ chương trình mục tiêu của các chủ thể tham gia quá trình xây
    dựng nông thôn mới bao gồm các hộ nông dân, các cấp chính quyền, ban chỉ 10
    đạo chương trình và các doanh nghiệp.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung: Đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu hiệu quả thực
    hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú
    Thọ thời gian qua.
    - Về không gian: Các hoạt động nằm trong chương trình mục tiêu diễn
    ra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
    - Về thời gian: Nguồn số liệu thu thập phục vụ cho việc nghiên cứu
    trong 3 năm từ 2010 đến 2013.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
    - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích những mặt mạnh, mặt hạn
    chế của chương trình mục tiêu tổng quát xây dựng nông thôn mới từ tiêu chí
    nông thôn mới cho đến các hoạt động của các cấp, các ngành. Phân tích chi
    tiết các kết quả đạt được cũng như những hạn chế của chương trình xây dựng
    nông thôn mới ở tỉnh Phú Thọ, làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, tồn
    tại.
    - Phương pháp thống kê cơ sở dữ liệu thứ cấp: Thu thập các dữ liệu, số
    liệu liên quan đến phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài như các Báo
    cáo kết quả thực hiện chương trình giai đoạn vừa qua từ Trung ương đến địa
    phương, số liệu của các Sở, ngành liên quan. Sắp xếp và xử lý số liệu theo
    hướng nghiên cứu của đề tài.
    - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Trên cơ sở các phiếu điều tra,
    tác giả xuống cơ sở là các xã và phỏng vấn trực tiếp người dân cũng như lãnh
    đạo một số cơ quan ban ngành, thực hiện lấy mẫu để tổng hợp và khái quát
    hóa.
    - Phương pháp nghiên cứu các mô hình: Xem xét, đánh giá các mô hình 11
    khác nhau trên các địa bàn khác nhau. Xem xét, đánh giá các mô hình khác
    nhau trên cùng địa bàn nghiên cứu.
    - Phương pháp so sánh: So sánh số liệu, so sánh cách làm, so sánh các
    chỉ tiêu, các tiêu chí đạt được để rút ra bài học kinh nghiệm đồng thời để đưa
    ra một số đánh giá, kết luận.
    - Phương pháp chuyên gia: Tham vấn các ý kiến về chuyên môn của
    các cá nhân chuyên gia hoặc tập thể các chuyên gia bằng toạ đàm, hội thảo để
    từ đó lựa chọn những ý kiến tối ưu của họ nhằm phục vụ cho công tác nghiên
    cứu.
    - Xử lý số liệu bằng phần mềm máy tính: Tổng hợp và xử lý số liệu
    bằng phần mềm Excel.
    6. Những đóng góp của luận văn
    - Đề tài sẽ chỉ ra được những nguyên nhân chủ yếu tác động đến hiệu
    quả thực hiện của chương trình mục tiêu đang được triển khai trên địa bàn
    toàn tỉnh.
    - Đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
    chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
    7. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
    chia làm 3 Chương với nội dung chính như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới
    Chương này nêu ra một số khái niệm cơ bản, khái quát tình hình xây
    dựng nông thôn mới ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
    Chương 2: Thực trạng xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ giai
    đoạn 2010 - 2013 Chương này nêu và phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới ở tỉnh
    Phú Thọ giai đoạn 2010-2013, chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại và hạn
    chế.
    Chương 3: Dự báo xu hướng phát triển, mục tiêu và các giải pháp
    nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh
    Phú Thọ đến năm 2020
    Chương này đưa ra một số dự báo các yếu tố ảnh hưởng, xu hướng phát
    triển nông thôn mới. Xác lập mục tiêu, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
    cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm
    2020.
     
Đang tải...