Thạc Sĩ Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA của ADB cho Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Việt Nam đang trong thời kì tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, mở cửa toàn diện nền kinh tế để từng bước hội nhập sâu vào khu vực và thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn thì nhu cầu thu hút ODA của Việt Nam để bổ sung nguồn lực cho phát triển lại được đặt trong sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước, các khu vực về thu hút nguồn vốn này. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm thế nào để tăng cường thu hút và sử dụng cho có hiệu quả nguồn vốn ODA? Là một trong những nhà tài trợ hàng đầu cho Việt Nam, trong năm 2009 này ADB đã cam kết cho Việt Nam trên 1,5 tỉ USD. Với con số lớn như vậy, chúng ta cần phải làm gì để các cam kết đó được hợp thức hoá và được sử dụng một cách hiệu quả nhất, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam?
    Từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA của ADB cho Việt Nam”để làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
    Mục đích nghiên cứu:
    - Làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lí luận về viện trợ phát triển chính thức ODA, vai trò của nguồn vốn ODA nói chung và vốn ODA của ADB nói riêng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam
    - Đánh giá tình hình cam kết, kí kết và giải ngân nguồn vốn ODA của ADB để tìm ra những khó khăn và các nguyên nhân cần giải quyết trong quá trình sử dụng vốn.
    - Đề xuất các giải pháp chung và riêng đối với ODA của ADB trước mắt cũng như giai đoạn tới nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA nói chung và vốn ODA của ADB nói riêng.
    Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của ADB trong thời gian từ khi Việt Nam nối lại quan hệ với ADB (1993) đến nay.
    Kết cấu đề tài: gồm 3 chương:
    - Chương I: Tổng quan về ODA và nguồn vốn ODA của ADB
    - Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA của ADB trong thời gian qua
    - Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng ODA của ADB.
    Chuyên đề : “ Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA của ADB cho Việt Nam” được hoàn thiện với sự giúp đỡ của cô giáo – Th.s. Nguyễn Thị Hương Trà và các chuyên viên Vụ Tài chính Tiền tệ – Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lòng kính trọng đặc biệt.
    Trong quá trình triển khai và thực hiện đề tài, mặc dù đã có sự cố gắng rất nhiều nhưng nhưng vẫn không tránh khỏi những sai sót. Vậy mong được sự quan tâm, bổ sung, ý kiến chỉ đạo của thầy giáo, cán bộ hướng dẫn chuyên đề để chuyên đề ngày càng hoàn thiện hơn.

    CHƯƠNG I
    TỔNG QUAN VỀ ODA VÀ NGUỒN VỐN ODA
    CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB)
    1.1. Tổng quan về ODA.
    1.1.1.Khái niệm về ODA.
    Sau chiến tranh thế giới thứ II, hầu hết các nước châu Âu, châu Á đều đứng trước cảnh đổ nát hoang tàn. Chỉ có châu Mỹ nói chung và nước Mỹ nói riêng là không bị ảnh hưởng gì, trái lại còn phất lên nhờ chiến tranh (Năm 1945, GDP của Mỹ là 213,5 tỉ USD, bằng 40% tổng sản phẩm của toàn thế giới, tăng gần gấp đôi so với 125,8 tỉ USD năm 1942). Vì thế, Mỹ lập “ Kế hoạch Marshall” để viện trợ cho châu Âu với tên gọi là khoản: “ Hỗ trợ phát triển chính thức – ODA”. Từ đó đến nay, theo sự phát triển của mối quan hệ quốc tế, các dòng vốn ODA liên tục được đưa vào các nước đang phát triển. Nghiên cứu về dòng vốn này có rất nhiều quan điểm. Trong phạm vi bài viết xin đề cập đến một số quan điểm sau:
    - Khái niệm ODA được Uỷ ban viện trợ phát triển DAC (Develoment Asistance Committee) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đề cập vào năm 1969. Theo DAC thì ODA là nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ bên ngoài, bao gồm các khoản viện trợ và cho vay với các điều kiện ưu đãi. ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển được các cơ quan chính thức của Chính phủ Trung ương và địa phương hoặc các cơ quan thừa hành của Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ tài trợ.
    Vốn ODA phát sinh từ nhu cầu thiết yếu của một quốc gia, một địa phương, một ngành được tổ chức quốc tế hay nước bạn xem xét và cam kết tài trợ, thông qua một hiệp định quốc tế được đại diện có thẩm quyền hai bên ( Bên nhận vốn và Bên hỗ trợ vốn) kí kết. Hiệp định quốc tế hỗ trợ này được chi phối bởi Công pháp Quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...