Tiến Sĩ Nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
    Định dạng file word dài 178 trang


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao so với khu vực do chủ trương phát triển kinh tế hiện đại hóa, công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế thế giới. Chính phủ khuyến khích đầu tư, liên kết, phát triển kinh tế, tự do hóa thương mại không những trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn ở nước ngoài. Với chủ trương khuyến khích đầu tư, Chính phủ đã nới lỏng các quy định pháp lý, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển tất cả các lĩnh vực kinh doanh, đan xen hỗn hợp phong phú. Với sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp trong việc cho phép thành lập doanh nghiệp, số lượng các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngày càng tăng, nhiều nghiệp vụ kinh tế mới xuất hiện, phát sinh. Hàng năm có hàng chục ngàn doanh nghiệp và hộ kinh doanh mới ra đời thuộc diện quản lý thu thuế. Mặt trái của sự phát triển nhanh về số lượng người nộp thuế (NNT) là một số NNT có ý thức tuân thủ pháp luật thuế không tốt, có hành vi gian lận ngày càng tinh vi và phức tạp, thủ đoạn trốn- tránh thuế khó phát hiện hơn trước nhiều lần.
    Thanh tra thuế được coi như bộ phận chủ lực của ngành thuế trong phòng ngừa, răn đe gian lận trong chống trốn-tránh thuế, nâng cao tính tuân thủ của NNT. Thanh tra thuế được sử dụng như chức năng đảm bảo pháp chế thuế, giúp tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong lĩnh vực thuế, nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước về thuế, phải được xác định như một nhân tố tất yếu của công tác quản lý thuế.
    Thanh tra thuế được coi như một biện pháp hữu hiệu của cơ quan thuế (CQT) nhằm răn đe, phát hiện, xử lý, hạn chế những sai phạm của NNT, nâng cao tính nghiêm minh của pháp luật, làm cho NNT tự giác tuân thủ, đảm bảo sự công bằng khách quan cho NNT, nhờ vậy mà tác động ngược trở lại thúc đẩy nền kinh tế phát triển lành mạnh, bền vững.
    Việc nâng cao hiệu quả thanh tra thuế là hết sức cần thiết, vì:
    Thứ nhất, do mâu thuẫn giữa sự gia tăng số lượng NNT và số lượng cán bộ làm công tác thanh tra.
    Số lượng NNT hoạt động trong nền kinh tế tăng rất nhanh và đa dạng, nhiều lĩnh vực kinh doanh mới ra đời: kinh doanh qua mạng phát triển, các giao dịch, hợp đồng và thanh toán được thực hiện bằng điện tử; việc hạch toán kế toán và lưu giữ chứng từ càng được điện tử hoá. Hoạt động của NNT đa dạng, phức tạp làm cho công tác thanh tra thuế càng gặp nhiều khó khăn, chưa theo kịp yêu cầu phát triển rất nhanh chóng của nền kinh tế. Trong khi đó, số lượng công chức làm công tác thanh tra thuế còn ít. Mâu thuẫn về số lượng NNT phát triển và hạn chế về nguồn lực, cán bộ thanh tra (CBTT) đã gây khó khăn và thách thức cho công tác thanh tra thuế.
    Thứ hai, do tình trạng gian lận, trốn-tránh thuế, không tuân thủ pháp luật thuế ngày càng tinh vi, phức tạp.
    Một bộ phận NNT đã lợi dụng “kẽ hở” của các Luật thuế và sự chưa quyết liệt giám sát chặt chẽ của CQT để “lách” luật, trốn-tránh nghĩa vụ khai, nộp thuế, chưa thực sự tự giác tính đúng, tính đủ số thuế phải nộp, “chây ỳ” nợ đọng tiền thuế, hoạt động liên kết, chuyển giá xảy ra trong nhiều loại hình NNT khác nhau với mức độ ngày càng tinh vi và phức tạp, hành vi, thủ đoạn cũng ngày càng khó phát hiện hơn, gây nhức nhối cho nền kinh tế, xã hội và trật tự quản lý kinh tế, đòi hỏi các ngành, các cấp phải cùng vào cuộc phòng chống Các hành vi trốn-tránh, gian lận thuế của NNT chưa được CQT kịp thời phát hiện và ngăn chặn đã phần nào làm giảm tính răn đe, nghiêm minh của pháp luật thuế, chưa có tác động thúc đẩy tính tự giác tuân thủ của NNT. Nhìn chung hiện nay thanh tra thuế đang “đi sau” doanh nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác phòng chống, hạn chế, phòng ngừa gian lận thuế. Nguyên nhân của những yếu kém này một phần do thẩm quyền xử lý của thanh tra thuế còn hạn hẹp, cách thức tổ chức hoạt động thanh tra chưa khoa học, phương pháp thanh tra chưa khoa học và lực lượng thanh tra còn mỏng, trình độ cán bộ thanh tra (CBTT) còn hạn chế,
    Thứ ba, do yêu cầu của đổi mới cơ chế quản lý thuế và sự thay đổi của chính sách thuế.
    Sự thay đổi cách thức vận hành của cơ chế quản lý thuế mới đòi hỏi tất yếu công tác thanh tra thuế (một trong các chức năng cơ bản của quản lý thuế) đổi mới, nâng cao hiệu quả. Do đó, để thực hiện tốt chức năng quản lý của mình, CQT buộc phải thay đổi phương thức quản lý, để quản lý NNT phù hợp hơn. Việc quản lý kinh tế nói chung và quản lý hoạt động của NNT nói riêng cũng phải sử dụng các công cụ và phương pháp quản lý hiện đại. Với sự tăng trưởng về kinh tế, sự hoàn thiện hệ thống chính sách thuế và xu hướng hội nhập, ngành thuế Việt Nam không thể duy trì cách quản lý truyền thống và thủ công như hiện nay. Để khắc phục những hạn chế, tồn tại của chính mình, công tác thanh tra thuế cần phải tất yếu đổi mới, nâng cao hiệu quả cho phù hợp.
    Ngoài ra, thanh tra thuế cần đổi mới do hàng loạt các luật thuế thay đổi: thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) . Thời gian qua, nước ta mới chỉ tập trung nhiều vào cải cách hệ thống chính sách thuế, tuy nhiên khâu tổ chức thực hiện vẫn còn chưa tương xứng với mục tiêu quản lý Nhà nước về thuế, kết quả đạt được của thanh tra thuế còn hạn chế, quy trình quản lý thuế tại một số khâu còn phức tạp, thiếu tính thống nhất giữa các sắc thuế hoặc giữa những NNT trong việc kê khai nộp thuế, các tổ chức, cá nhân liên quan chưa thật sự chủ động phối hợp trong việc cung cấp thông tin, chia sẻ trách nhiệm với CQT để thu thuế làm hạn chế tính chính xác, tính khả thi và hiệu quả của công tác chỉ đạo thu và việc thi hành chính sách thuế.
    Thứ tư, do yêu cầu quản lý thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
    Ngày nay, xu thế hội nhập, liên kết phát triển kinh tế trong khu vực và tiến tới toàn cầu hoá kinh tế ngày càng ở mức độ cao và là tất yếu khách quan. Theo đó hội nhập quốc tế về thuế ngày càng rộng và sâu, nhằm khuyến khích đầu tư, tự do hoá thương mại trong khu vực và trên toàn thế giới. Ngoài việc phải xây dựng hệ thống chính sách thuế tương thích yêu cầu hội nhập quốc tế, công tác quản lý thuế- trong đó có thanh tra thuế- phải được cải cách và hiện đại hoá theo các chuẩn mực quản lý thuế quốc tế nhằm thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, tạo môi trường thuận lợi, đồng nhất về thuế để phát triển kinh tế (hiện tại, sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước tiên tiến về hệ thống thuế và cơ chế quản lý thuế còn khá lớn).
    Tình trạng cấp bách trên đặt ra cho công tác quản lý thuế nói chung và thanh tra thuế nói riêng nhiều thách thức và buộc phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn quản lý và phát huy vai trò, tác dụng của mình. Thanh tra thuế phải đổi mới, nâng cao chất lượng, phát huy tính hiệu quả tương thích, phù hợp với trình độ phát triển của doanh nghiệp và của nền kinh tế, phù hợp với các chuẩn mực quản lý thuế quốc tế. Do đó, cần phải nâng cao chất lượng, hiệu quả thanh tra thuế của CQT các cấp từ trung ương đến địa phương nhằm nâng cao khả năng phát hiện gian lận, trốn-tránh thuế, tăng thu cho ngân sách nhà nước (NSNN), nâng cao tính răn đe, phòng ngừa gian lận, nâng cao ý thức tuân thủ của NNT, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh cho NNT trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
    Về mặt lý luận, thanh tra thuế có vai trò rất quan trọng, nhưng trong thực tế, thanh tra thuế chưa phát huy được hết vai trò, tác dụng và chưa được đầu tư, sử dụng như một công cụ hiệu quả để chống gian lận, chống thất thu ngân sách và răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
    Vậy làm thế nào để CQT với điều kiện khó khăn và nguồn lực hạn chế mà vẫn tổ chức thanh tra thuế đạt hiệu quả cao nhất trong bối cảnh số lượng NNT ngày càng gia tăng và các thủ đoạn vi phạm ngày càng tinh vi, phức tạp? Tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra người nộp thuế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận án.
    2. Mục đích nghiên cứu của Luận án
    Mục đích nghiên cứu của Luận án: nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả thanh tra thuế, xác định, đánh giá hiệu quả của thanh tra thuế và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thanh tra thuế ở Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    Đối tượng nghiên cứu của luận án: là thanh tra thuế và hiệu quả thanh tra thuế đối với NNT. Cụm từ “thanh tra người nộp thuế” đề cập trong Luận án được viết gọn lại thành “thanh tra thuế” với nội hàm là tương đương.
    Việc đánh giá hiệu quả thanh tra thuế về mặt định lượng trong luận án dựa trên cơ sở đánh giá từng cuộc thanh tra thuế bởi hiệu quả thanh tra thuế nói chung được cấu thành từ hiệu quả của từng cuộc thanh tra thuế.
    Phạm vi nghiên cứu: Do phạm vi của thanh tra thuế là rất rộng nên luận án chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về thanh tra thuế, hiệu quả thanh tra thuế chủ yếu đối với NNT là các doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp. Luận án không nghiên cứu: thanh tra theo đơn thư khiếu nại, tố cáo và phúc tra kết quả thanh tra thuế, thanh tra sau hoàn thuế.
    Luận án sử dụng tài liệu, số liệu trong phạm vi của Tổng cục Thuế và của một số Cục Thuế lớn đem lại số thu chủ yếu cho ngành thuế như TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc . trong giai đoạn 2007-2012 để đánh giá thực trạng hiệu quả thanh tra thuế. Một số giải pháp luận án đề xuất áp dụng trong giai đoạn từ năm 2013-2020.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án bao gồm: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh và phương pháp thống kê; phương pháp phân tích rủi ro .
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
    Về mặt khoa học: Luận án góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về thanh tra thuế và hiệu quả thanh tra thuế.
    Về mặt thực tiễn: Luận án phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả thanh tra thuế ở Việt Nam thời gian qua. Từ thực trạng đó, luận án phân tích, đánh giá những ưu điểm và hạn chế, tồn tại, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại liên quan đến hiệu quả thanh tra thuế. Luận án đưa ra các yêu cầu đặt ra đối với việc nâng hiệu quả thanh tra thuế ở Việt Nam thời gian tới và đề xuất các giải pháp, điều kiện để thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra thuế ở Việt Nam.
    6. Kết cấu của luận án
    Tên Luận án: “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra người nộp thuế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm bốn chương:
    Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về hiệu quả thanh tra người nộp thuế.
    Chương 2: Một số vấn đề lý luận về hiệu quả thanh tra người nộp thuế
    Chương 3: Thực trạng hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở Việt Nam
    Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở Việt Nam


    Chương 1
    TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ
    HIỆU QUẢ THANH TRA NGƯỜI NỘP THUẾ
    1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ THANH TRA THUẾ.
    1.1.1. Các tài liệu cơ bản lý luận về thanh tra thuế, hiệu quả thanh tra thuế
    Nội hàm thanh tra thuế, hiệu quả thanh tra thuế đề cập trong Luận án được nghiên cứu, kế thừa từ một số tài liệu:
    Học viện Tài chính (2005), Giáo trình Lý thuyết Tài chính; Học viện Tài chính (2009), Giáo trình Thuế; Học viện Tài chính (2009), Giáo trình Nghiệp vụ thuế; Học viện Tài chính (2010), Giáo trình Lý thuyết thuế; Học viện Tài chính (2000), Giáo trình Thanh tra tài chính; Trường Cán bộ Thanh tra (2008),Nghiệp vụ công tác thanh tra; Trường Cán bộ Thanh tra (2008), Kiểm tra tài chính trong các doanh nghiệp; Quang Anh, Hà Đăng (2002), Những điều cần biết về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp; Trường Nghiệp vụ thuế (2008), Tài liệu đào tạo nghiệp vụ thanh tra viên thuế; Trường Nghiệp vụ thuế (2009), Tài liệu đào tạo nghiệp vụ thanh tra viên chính thuế; Trường Cán bộ Thanh tra (2009), Nghiệp vụ công tác thanh tra- Chương trình thanh tra viên chính, Hà Nội.
    Các tài liệu này đặt nền móng cho những lý thuyết về thuế, về quản lý thuế trong đó có thanh tra thuế mà nghiên cứu đặt ra.
    Ngoài ra, theo khảo sát của tác giả, trên thế giới hiện có một số tài liệu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Châu Âu (OECD) viết về thanh tra thuế như: OECD (2004), Quản lý rủi ro tuân thủ: các hệ thống lựa chọn trường hợp thanh tra; OECD (2004), Nâng cao năng lực thanh tra thuế: những nguyên tắc và phương pháp chung, OECD (2009): Trốn- tránh thuế quốc tế; OECD (2010): Thông lệ quốc tế về lựa chọn trường hợp thanh tra dựa trên rủi ro, Economic Policy Analysis.
    Các tài liệu trên đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thanh tra thuế
    1.1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã công bố
    Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào riêng về thanh tra thuế và nâng cao hiệu quả thanh tra thuế đối với NNT là các doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng đã có một số công trình triển khai nghiên cứu gộp hai nội dung về thanh tra, kiểm tra thuế dưới dạng giáo trình, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ hoặc một số bài báo. Dưới đây là tóm tắt một số nội dung nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến thanh tra thuế, hiệu quả thanh tra thuế.
    1.1.2.1. Nhóm luận văn nghiên cứu về đổi mới công tác kiểm tra, thanh tra thuế
    Ở phạm vi toàn ngành thuế
    Nhóm các tác giả viết về đề tài kiểm tra, thanh tra thuế với phạm vi nghiên cứu là toàn ngành thuế gồm có một số tác giả:
    Nguyễn Thị Lan (2009), Các giải pháp hạn chế việc trốn thuế và tránh thuế của các công ty đa quốc gia hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội; Thành Xuân Lý (2006), Thanh tra, kiểm tra thuế trong điều kiện thực hiện cơ chế cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội; Phạm Thúy Hồng (2007), Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo Chương trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế Việt Nam đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội ; Hoàng Vân Anh (2008), Một số biện pháp đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong điều kiện thực hiện Luật Quản lý thuế ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội ; Nguyễn Chí Dũng (2009), Thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trong điều kiện Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội ; Lê Thị Phương Thảo (2009), Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội ; Ngô Thị Thu Hương (2011), Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế trong tiến trình hiện đại hóa công tác quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
    Những vấn đề đã được nghiên cứu:
    Phạm vi hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế mà các tác giả đề cập tương đối rộng, bao gồm: kiểm tra, thanh tra thuế nói chung và kiểm tra, thanh tra nội bộ và giải quyết khiếu nại tố cáo.
    Các tác giả đã đánh giá được khái quát thực trạng kiểm tra, thanh tra thuế trên các mặt: bộ máy, kết quả thu, quy trình nghiệp vụ, cơ sở dữ liệu và chỉ ra tồn


    PHỤ LỤC SỐ 01:
    CÁC TRƯỜNG HỢP LẬP KẾ HOẠCH THANH TRA 2010-2013
    Kế hoạch thanh tra các năm 2010-2013 toàn ngành thuế được tập trung vào một số loại hình doanh nghiệp, ngành nghề có rủi ro cao như:
    1. Năm 2010: (theo công văn số 4809/TCT-TTr ngày 23/11/2009 của Tổng Cục thuế v/v xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2010) ngành thuế cả nước hướng trọng tâm thanh tra:
    - Các đơn vị có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng hoặc có số thu nộp ngân sách lớn bao gồm: lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng nhà; tài chính: bảo hiểm, công ty chứng khoán; ngân hàng và các tổ chức tín dụng .
    - Các DN có vốn đầu tư nước ngoài lỗ nhiều năm nhưng vẫn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc phạm vi kinh doanh rộng nhưng có số thuế nộp ít;
    - Các đơn vị đã được hoàn thuế GTGT lớn, các đơn vị thuộc diện miễn thuế TNDN năm đầu tiên;
    - Các đơn vị bị kiến nghị theo kết luận của thanh tra Chính phủ .
    Tuy nhiên, kế hoạch thanh tra 2010 chưa có hệ thống tiêu thức phân loại, chấm điểm rủi ro áp dụng chung cho toàn quốc mà tùy từng địa phương lựa chọn tiêu thức và tự cho điểm rủi ro.
    2. Năm 2011, (theo công văn số 4968/TCT-TTr ngày 07/12/2010 của Tổng Cục thuế v/v xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2011) ngành thuế cả nước hướng trọng tâm thanh tra:
    - Các DN đầu tư nước ngoài có dấu hiệu chuyển giá và có số hoàn thuế lớn.
    - Các DN trong nước có kết quả hoạt động kinh doanh lỗ nhưng có số hoàn thuế lớn, các DN có số nợ thuế lớn, các DN có quy mô lớn nhưng số thu nộp ngân sách ít, trong đó tập trung vào các ngành, lĩnh vực như: điện lực, dầu khí, vật liệu xây dựng, viễn thông, dược phẩm, phân bón, sữa, sắt thép, xăng dầu; tài chính, bảo hiểm, ngân hàng; đầu tư, kinh doanh bất động sản .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...