Luận Văn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và ngăn ngừa rủi ro tín dụng phát sinh trong kinh doanh tín dụng NHNo

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và ngăn ngừa rủi ro tín dụng phát sinh trong kinh doanh tín dụng NHNo & PTNT Hà Nội



    CHƯƠNG I​TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


    I-MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI :


    1. Khái quát về ngân hàng thương mại :

    1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại và quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam :

    Ngày nay hệ thống ngân hàng thương mại là bộ phận không thể tách rời, tồn tại tất yếu trong đời sống kinh tế xã hội. Trình độ phát triển của một hệ thống ngân hàng của một quốc gia phản ánh trình độ phát triển kinh tế của nước đó. Các thông tin liên quan đến hoạt động ngân hàng là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ, của các doanh nghiệp , của tầng lớp dân cư .

    Hình thức sơ khai của ngân hàng thương mại xuất hiện từ trước khi có chủ nghĩa tư bản, cùng với thời gian hính thức này ngày càng được hoàn chỉnh hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng .

    Ngân hàng thương mại được biết đến ngân hàng ư một trung gian tài chính , một tổ chức kinh doanh tiền tệ .Trong nền kinh tế chỉ huy, mọi hoạt động đều do sự áp đặt của Nhà nước, hệ thống ngân hàng tồn tại dưới hình thức là hệ thống ngân hàng một cấp, trong đó Nhà nước vừa quản lý vừa kinh doanh tiền tệ . Các ngân hàng hoạt động theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước đề ra nên thường là ngân hàng thương mại đứng ngoài sản xuất và ít có tác động đến sản xuất . Gần đây các căn bệnh do tác động của quản lý ngân hàng yếu kém gây ra như quản lý sản xuất lỏng lẻo, định hướng đầu tư lệch lạc . là tiếng chuông cho các nước có nền kinh tế chỉ huy .

    Trước năm 1986, Việt Nam chỉ có một ngân hàng duy nhất _ngân hàng Nhà nước, vừa thực hiện chức năng phát hành tiền,quản lý về tín dụng, vừa cho vay tín dụng trực tiếp đối với các tổ chức kinh tế.

    Vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là vốn ngân sách chuyển sang (30% vốn định mức của các xí nghiệp ) và một phần vốn nhàn rỗi trên các tài khoản thanh toán của các tổ chức kinh tế và vốn huy động bằng tiền gửi tiết kiệm của dân chúng.

    Ngân hàng thực hiện cho vay hoàn toàn theo kế hoạch. Kế hoạch cho vay của ngân hàng có hai loại (kế hoạch cho vay trong định mức(phần 30% từ bộ tài chính chuyển sang ) và kế hoạch cho vay ngoài định mức khi doanh nghiệp có nhu cầu vốn vượt định mức.

    Lãi suất cho vay trong định mức rất thấp và được hạch toán vào chi phí giá thành. Lãi suất cho vay ngoài định mức cao hơn và hạch toán vào lợi nhuận trước khi nộp thuế ngân sách.

    Từ tháng 7/1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới ngân hàng Nhà nước Việt nam coi đổi mới ngân hàng là một khâu đột phá trong cuộc đổi mới kinh tế với nội dung cơ bản là :tách ngân hàng Nhà nước (với hệ thống tổ chức 3 cấp quản lý theo hành chính nhà nước :trung ương, thành phố, quận huyện) thành 2 loại : Ngân hàng nhà nước, thực hiện phát hành tiền và quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và dacha vụ ngân hàng , thực hiện hạch toán độc lập.

    Thời kỳ từ 1987-1990 có 4 ngân hàng chuyên doanh thu ộc kinh tế nhà nước : ngân hàng công thương, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng ngoại thương, ngân hàng đầu tư và phát triển. Các ngân hàng này có hệ thống từ 2 đến 3 cấp . Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có hệ thống 3 cấp :trung ương, các chi nhánh tỉnh, thành phố và chi nhánh quận huyện. Còn lại các ngân hàng khác có hệ thống 2 cấp: trung ương và các chi nhánh tỉnh, thành phố hoặc khu vực.

    Từ giữa năm 1990, khi Nhà nước ban hành 2 pháp lệnh về ngân hàng ( pháp lệnh về ngân hàng nhà nước và pháp lệnh về ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển và hợp tác xã tín dụng ) thì các ngân hàng liên doanh với nước ngoài và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và tăng đáng kể.

    Tháng 12/1997, Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng của Việt nam đã được quốc hội thông qua, đề cập đến ngân hàng và các hoạt động của nó như sau : ” Ngân hàng là các pháp nhân kinh doanh tiền tệ có thể thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan “, “ hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và các dacha vụ thanh toán “.

    1.2. Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại :

    1.2.1.Huy động vốn :

    Đây là nghiệp vụ cơ bản, đầu tiên chủ yếu của ngân hàng thương mại, mà qua các nghiệp vụ này thí các nghiệp vụ khác của ngân hàng thương mại mới có khả năng thực hiện được .Ngân hàng thương mại có thể huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội bằng cách nhận tiền gửi của các cá nhân và các tổ chức kinh tế qua các hình thức như tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm. Ngoài ra khi cần thêm vốn, ngân hàng có thể huy động vốn bằng cách phát hành các chứng chỉ tiền gửi, các trái phiếu ngân hàng hay vay vốn của ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.

    Tuy nhiên, ngân hàng phải thu hút vốn trên cơ sở vốn tự có. Vốn tự có được coi là nền tảng cơ bản để chống đỡ các rủi ro trong kinh doanh. Tỷ trọng giữa vốn huy động và vốn tự có được quy định cụ thể trong luật ngân hàng mỗi nước, ở Việt nam các ngân hàng thương mại không được phép huy động vốn quá 20 lần vốn tự có.

    1.2.2. Tín dụng và đầu tư :

    Đây là nghiệp vụ kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng thương mại . Ngân hàng thương mại dùng vốn huy động để cho vay từ đó thu lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch lãi suất giữa vốn huy động và voón cho vay. Thực hiện nghiệp vụ này, các ngân hàng thương mại đã thực hiện chức năng kinh doanh của mình nhưng đồng thời cũng đóng góp lợi ích cho xã hội như mở rộng vốn đầu tư , gia tăng sản phẩm xã hội, cải thiện đời sông nhân dân .Tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế thông qua hoạt động cho các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế như công nghoiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản .đồng thời, đây cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất, do vậy hạn chế rủi ro tín dụng là vấn đề bức thiết luôn được các ngân hàng quan tâm .

    1.2.3. Các hoạt động khác :

    Ngoài các nghiệp vụ cơ bản trên, ngân hàng thương mại còn tiến hành các hoạt động dịch vụ để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và tăng lợi nhuận cho ngân hàng như:

    - Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền.

    - Dịch vụ môi giới và đại lý, uỷ thac mua bán chứng khoán.

    - Dịch vụ bảo quản và quản lý tài sản, chứng từ có giá .

    - Dịch vụ trung gian mua bàn trên thị trường ngoại hối .

    Thông qua các hoạt động này, ngân hàng nhận được khoản thu nhập dưới hình thức và hoa hồng.

    Có thể nói rằng, các nghiệp vụ của ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau . Nghiệp vụ huy động vốn quyết định quy mô phạm vi hoạt động của ngân hàng . Nghiệp vụ cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh
     
Đang tải...