Luận Văn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong nền kinh tế đóng, với cơ chế quan liêu bao cấp, các doanh nghiệp chủ yếu thuộc sở hữu Nhà nước, vấn đề hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng không được chú trọng làm cho hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp không cao.
    Sau quá trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN với sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, các doanh nghiệp được quyền tự chủ trong sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của mình là lợi nhuận và phục vụ nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì việc sử dụng hợp lý các nguồn lực là hết sức quan trọng. Vốn là yếu tố đầu vào và có vai trò quyết định của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh hết sức quyết liệt của thị trường, cùng với sự hạn chế về nguồn lực sản xuất thì vấn đề quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả là một vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Nó không những giúp doanh nghiệp tìm cách sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn hiện có của mình, mà còn giúp các cơ quan quản lý của doanh nghiệp có biện pháp quản lý phù hợp.
    Nhà máy thiết bị bưu điện 61 Trần Phú- Ba đình- Hà nội là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông (nay là Bộ Bưu Chính - Viễn Thông), trong những năm qua đã có những đóng góp tích cực vào những thành tựu chung của toàn ngành. Hoạt động của Nhà máy có những nét đặc thù: là một khâu trên dây chuyền sản xuất, kinh doanh thống nhất toàn ngành. Sản xuất kinh doanh của Nhà máy có quan hệ chặt chẽ với các khâu, các đơn vị khác trong Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là Bộ Bưu Chính - Viễn Thông). Bởi vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy có liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động chung của hầu hết các đơn vị trực thuộc Tổng công ty (nay là Bộ Bưu Chính - Viễn Thông). Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn mà Bộ Bưu Chính - Viễn Thông giao cho là một vấn đề bức xúc đối với ban lãnh đạo Nhà máy.
    Trong quá trình thực tập tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện cùng với sự hướng dẫn của cô giáo Th.s Nguyễn Thu Thủy và các cô chú trong phòng Đầu tư-Kinh doanh, em đã lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện “.
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra những tồn tại trong việc sử dụng vốn và trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa tình hình sử dụng vốn tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.
    Mặc dù được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo và các cô chú trong phòng Đầu Tư-Kinh Doanh nhưng do thời gian có hạn, cùng với khả năng và thực tiễn chưa nhiều nên bài viết của em không thể tránh khỏi những sai sót, em mong được cô giáo có những nhận xét và sửa đổi giúp em hoàn thiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn.
    Đề tài: “ Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện “ được chia thành ba chương:
    Chương 1: Những vấn đề chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
    Chương 2: Thực trạng công tác sử dụng vốn tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.
    Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.


    MỤC LỤC
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 3
    I. Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp 3
    1. Khái niệm về vốn kinh doanh 3
    2. Phân loại vốn kinh doanh 4
    2.1.Đứng trên giác độ pháp luật 4
    2.2.Đứng trên giác độ hình thành vốn gồm có 5
    2.3.Đứng trên giác độ chu chuyển vốn 5
    3.Đặc điểm của vốn 6
    3.1.Đặc điểm của vốn lưu động 6
    3.2.Đặc điểm của vốn cố định 6
    4.Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp 7
    5. Đa dạng hoá các nguồn cung ứng vốn 8
    5.1.Tự cung ứng 8
    5.2.Các phương thức cung ứng vốn từ bên ngoài 10
    II. Hiệu quả sử dụng vốn 17
    1.Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn 17
    2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 18
    2.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 19
    2.3. Tỷ suất lợi nhuận 21
    2.4. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 21
    3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay 23
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN TẠI NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN 25
    I. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện 25
    1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện 25
    2. Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý của Nhà máy 28
    2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy 28
    2.2. Năng lực về tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh 31
    II. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện 34
    1. Đặc điểm của nghành 34
    2. Đặc điểm về mặt hàng và thị trường 34
    3. Đặc điểm về công nghệ và thiết bị công nghệ 35
    4. Đặc điểm về nguyên vật liệu 38
    5. Đặc điểm về lao động 39
    III. Thực trạng về công tác sử dụng vốn tại Nhà máy thiết bị bưu điện 42
    1.Về nguồn vốn của Nhà máy 42
    2. Công tác sử dụng vốn lưu động của Nhà máy Thiết bị Bưu Điện 45
    2.1. Cơ cấu vốn lưu động 45
    2.2. Nguồn vốn lưu động 47
    2.3. Quản trị vốn lưu động 49
    2.4. Sử dụng vốn lưu động ở Nhà máy 52
    3. Công tác sử dụng vốn cố định của Nhà máy 55
    3.1. Cơ cấu vốn cố định 55
    3.2. Nguồn vốn cố định 56
    3.2. Sử dụng vốn cố định ở Nhà máy 56
    4. Công tác thanh toán của Nhà máy Thiết bị Bưu điện 57
    5. Đánh giá chung về công tác sử dụng vốn tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện 58
    6. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Thiết bị Bưu Điện 59
    6.1. Những kết quả đạt được trong việc sử dụng vốn của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện 59
    6.2. Những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Nhà máy Thiết bị Bưu Điện 61


    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN 63
    I. Những căn cứ và định hướng chung của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện 63
    1. Dự đoán những thay đổi của thị trường 63
    2. Mục tiêu, phương hướng của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện trong thời gian tới 64
    II. Những giải pháp chủ yếu 65
    1. Về vốn cố định 65
    1.1. Sử dụng tiết kiệm, hợp lý, tận dụng công suất máy móc 65
    1.2. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm quỹ khấu hao cơ bản 66
    2. Về vốn lưu động 67
    2.1. Xác định lượng vốn lưu động hợp lý cho năm kế hoạch 67
    2.2. Nâng cao năng lực thu hồi nợ phải thu 68
    2.3. Giảm lượng hàng tồn kho 70
    2.4. Giảm chi phí nguyên vật liệu 73
    2.5. Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính 75
    III. Một số giải pháp khác 75
    1. Mở rộng thị trường, chú trọng tìm kiếm thị trường ổn định 75
    2. Bảo toàn và phát triển vốn 76
    3. Hoàn thiện nâng cao hơn nữa công tác Thống kê- Kế toán. 78
    4. Nâng cao năng lực, trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên 78
    IV. Kiến nghị 81
    1. Kiến nghị đối với nhà nước 81
    2. Kiến nghị đối với Bộ Bưu chính viễn thông 82
    KẾT LUẬN 83
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
     
Đang tải...