LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta đang sống trong thời đại mới, thời đại của sự nghiệp phát triển kinh tế như vũ bão. Nó tạo điều kiện cho chúng ta những cơ hội mới, thời cơ mới nhưng đồng thời cũng đặt ra cho chúng ta những thách thức đó và nắm bắt được những thời cơ phát triển, chúng ta phải sáng suốt lựa chọn cho mình con đường đi đúng đắn và phù hợp với năng lực của mình. Hoạt động của Ngân hàng gắn liền với cơ chế quản lý kinh tế. Việc chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đòi hỏi hoạt động của Ngân hàng phải là đòn bẩy kinh tế, là công cụ kiềm chế và đẩy lùi lạm phát nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Hệ thống Ngân hàng đã được cải tổ và hoạt động có hiệu quả, đóng vai trò nòng cốt trên thị trường tiền tệ. Trong thời kỳ đổi mới của nước ta, từ nền kinh tế hạch toán tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng, trong đó có ngân hàng đầu tư và phát triển cũng cần có những đổi mới nhất định để thích ứng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế. Ngân hàng đầu tư phát triển Việt nam trong chiến lược kinh doanh tổng thể đã xác định là một trong những Ngân hàng lớn nhất tại Việt nam, giữ vai trò chủ đạo đứng đầu về lĩnh vự đầu tư phát triển, kinh doanh đa năng tổng hợp, cung cấp các dịch vụ có tính cạnh trang. Xây dựng Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt nam trở thành Ngân hàng mạnh, toàn diện để từng bước hội nhập với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Muốn thực hiện được chiến lược đó, trước hết phải có vốn và sự tăng trưởng nguồn vốn đó ngày càng cao sẽ quyết định quy mô, tầm cỡ của một ngân hàng. Song đối với một ngân hàng, có được nguồn vốn đã khó, sử dụng vốn sao cho có hiệu quả lại càng khó khăn hơn. Với mục tiêu mà ngân hàng đầu tư và phát triển đặt ra là: Vững chắc trong tăng trưởng, chất lượng an toàn trong kinh doanh và có hiệu quả. Hiện nay, ở nước ta, hầu hết các doanh nghiệp có vốn nhỏ, máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu . và đang rất cần nguồn vốn đầu tư nước ngoài, để cải tiến, nâng cao chất lượng sản suất. Mặc dù, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, đã tạo ra kênh dẫn vốn trực tiếp tới các doanh nghiệp và xã hội. Nhưng vai trò của Ngân hàng Thương mại trong việc đầu tư cho tăng trưởng và phát triển kinh tế vẫn chiếm vị trí rất quan trọng. Hệ thống ngân hàng vẫn là kênh dẫn vốn chính trong nền kinh tế. Cho nên hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thương mại ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của nền kinh tế. Ngân hàng Đầu tư và phát triển đã và đang tích cực tìm kiếm, triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý, khai thác tiềm năng về vốn để đảm bảo nguồn vốn ổn định, từ đó, sử dụng vốn có hiệu quả là mục tiêu hàng đầu đặt ra cho Ngân hàng. Sự phát triển của Ngân hàng là sự đóng góp, khích lệ vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Toàn thể ban lãnh đạo Ngân hàng cũng như đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đang cố gắng không biết mệt mỏi khắc phục những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao. Vấn đề đặt ra là, khi nghiệp vụ cho vay còn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động ngân hàng Đầu tư và phát triển thì việc sử dụng vốn để cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng, phát huy được hiệu quả, thu hồi vốn và tránh được rủi ro tiềm ẩn được coi trọng hàng đầu. Để thực hiện tốt việc sử dụng vốn có hiệu quả, với nhận thức về lý luận được học tại trường Đại học kinh tế quốc dân, em đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển huyện Thanh trì. Nội dung gồm 3 chương Chương I: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng về sử dụng vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh trì Chương III: Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh trì.