Luận Văn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng xây lắp số 1 (Vinaconex 1)

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp được coi là một tế bào của nền kinh tế với
    nhiệm vụ là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng
    hoá, dịch vụ cung cấp cho xã hội, từ đó đạt được mục đích tối đa hoá lợi nhuận của mình.
    Và để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp buộc phải có một
    lượng vốn nhất định. Như vậy vốn là điều kiện không thể thiếu cho việc hình thành và phát
    triển của doanh nghiệp, mặt khác trong điều kiện của nền kinh tế hiện nay, các doanh
    nghiệp đang tồn tại trong một môi trường cạnh tranh và hoàn toàn tự chủ thì vấn đề vốn
    ngày càng trở nên quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp
    trên thương trường.
    Trong một nền kinh tế đang nóng như hiện nay, nhu cầu về vốn cho nền kinh tế nói chung
    và cho các doanh nghiệp nói riêng là một vấn đề mang tính cấp thiết và đòi hỏi sự quan
    tâm lớn của các doanh nghiệp và Nhà nước. Nếu như doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả
    và không đảm bảo được nhu cầu về vốn thì khó có thể tồn tại và phát triển được ngay cả
    khi đó là một doanh nghiệp Nhà nước. Ngược lại, khi đã đảm bảo được nhu cầu về vốn rồi
    thì việc sử dụng làm sao cho hiệu quả cũng không phải là vấn đề đơn giản.
    Trên thực tế khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường thì có nhiều doanh nghiệp thích
    nghi được và kinh doanh có hiệu quả, song bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp với sức ì lớn
    đã không có được sự thay đổi kịp thời dẫn đến tình trạng thua lỗ và phá sản. Tuy nhiên
    một lý do phải kể đến và là một trong những nguyên nhân chính là do công tác quản lý vốn
    kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy vấn đề rất quan trọng đặt ra
    với các doanh nghiệp hiện nay là phải xác định và đáp ứng được đầy đủ nhu câù về vốn và
    sử dụng đồng vốn đó sao cho có hiệu quả.
    Từ thực tế trên, qua gần 5 tháng thực tập tại Công ty xây dựng cồ phần số 1- trực thuộc
    Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, từng bước làm quen với thực tế và vận
    dụng lý thuyết vào thực tiễn em đã rút được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân
    mình. Qua đó càng thấy rõ được tầm quan trọng của vấn đề sử dụng vốn của các doanh
    nghiệp nói chung và của Công ty nói riêng, em quyết định tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “
    Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng xây lắp số 1




    (Vinaconex 1)”
    - Phương pháp nghiên cứu.
    1. Phương pháp so sánh truyền thống.
    Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Khi sử dụng
    phương pháp này ta cần quán triệt 2 nguyên tắc cơ bản
    - Gốc để so sánh: là số liệu của kỳ trước, số liệu, mức trung bình nghành, .
    - Các chỉ tiêu sử dụng:
    + So sánh bằng số liệu tuyệt đối: Để thấy được sự biến động về khối lượng, quy mô của
    các hạng mục qua các thời kỳ.
    + So sánh bằng số tương đối: Để thấy được tốc độ phát triển về mặt qui mô qua các thời
    kỳ, các giai đoạn khác nhau.
    + So sánh theo chiều dọc: Nhằm xác định tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu trong một kỳ
    của từng báo cáo tài chính so với các kỳ khác.
    + So sánh theo chiều ngang: Đánh giá chiều hướng biến động của từng chỉ tiêu qua các kỳ.
    2. Phương pháp sử dụng các hệ số tài chính.
    Hệ số tài chính được tính bằng cách đem so trực tiếp (chia) một chỉ tiêu này với một chỉ
    tiêu khác để thấy được mức độ ảnh hưởng, vai trò của các yếu tố, chỉ tiêu này đối với chỉ
    tiêu, yếu tố khác.
    3.Phương pháp đồ thị, biểu đồ
    Bằng hình ảnh, tính chất của biểu đồ thị, biểu đồ ta thấy được sự biến động, cơ cấu, vai trò
    của các khoản mục và từ đó phân tích mối quan hệ, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới
    các chỉ tiêu phân tích.




    Một số từ ngữ viết tắt có dùng trong bài viết
    CK : Chứng khoán
    CSH : Chủ sở hữu
    KH : Khách hàng
    LNST : Lợi nhuận sau thuế
    LNTT : Lợi nhuận trước thuế
    MMTB : Máy móc thiết bị
    NH : Ngân hàng
    NSNN : Ngân sách Nhà nước
    NVL : Nguyên vật liệu
    SXKD : Sản xuất kinh doanh
    TSCĐ : Tài sản cố định
    TSLĐ : Tài sản lưu động
    VCĐ : Vốn cố định
    VLĐ : Vốn lưu động
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...