Luận Văn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầutư xây dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Huy động, sử dụng vốn đầu tư nói chung và xây dựng cơ bản nói riêng nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế luôn là một vấn đề quan trọng và cần được giải quyết chặt chẽ mới mang lại hiệu quả cao nhất.
    Bất cứ một ngành, một lĩnh vực nào để đi vào hoạt động đều phải thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, tài sản cố định, vì vậy đầu tư xây dựng cơ bản luôn là vấn đề đặc biệt được quan tâm. Trong những năm qua, đầu tư xây dựng cơ bản đã góp phần không nhỏ đối với tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của nước ta. Rất nhiều công trình về các lĩnh vực như: năng lượng, công nghiệp khai thác, chế biến, cơ sở hạ tầng, nông, lâm nghiệp được đầu tư xây dựng làm tiền đề cho việc chấn hưng và phát triển kinh tế của đất nước.
    Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, đặc biệt là hiệu quả của đầu tư xây dựng cơ bản còn thấp; thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều và diễn ra ở tất cả các khâu như: Chủ trương đầu tư; lập dự án, thiết kế; thi công xây dựng; quản lý khai thác . Đây là một trong những vấn đề bức xúc của toàn xã hội, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của bộ máy chính trị và toàn thể nhân dân cần phải đồng bộ thực hiện. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 (khoá IX) đã nhận định:
    Chất lượng của các chiến lược và quy hoạch xây dựng còn thấp, lại chậm được bổ sung, điều chỉnh kịp thời. Còn thiếu sự phối hợp đồng bộ, hài hoà giữa chiến lược, quy hoạch phát triển ngành với quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng và địa phương. Còn để kéo dài tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, chưa tính toán kỹ hiệu quả, nhất là trong đầu tư bằng vốn ngân sách và tín dụng ưu đãi của Nhà nước . [12, tr.34].
    Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 12 năm 2005 của Chính phủ cũng đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của năm 2006 là chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản . Đại hội Đại biểu Đảng lần thứ X đã tiếp tục khẳng định: "Nhiều nguồn lực và tiềm năng trong nước chưa được huy động và khai thác tốt. Đầu tư của Nhà nước còn dàn trải, bị thất thoát nhiều. Một số công trình lớn, quan trọng của quốc gia không hoàn thành theo kế hoạch. Lãng phí trong chi tiêu ngân sách Nhà nước và tiêu dùng xã hội còn nghiêm trọng" [13, tr.62].
    Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Phú Thọ đã có những kết quả thành công nhất định, nhờ đó mà tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã đạt được khá cao so với mức bình quân chung của cả nước trong nhiều năm. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,5%, dự kiến năm 2006 đạt 11,5%. Tuy vậy, hiệu quả của đầu tư xây dựng cơ bản chưa đạt được mục tiêu đề ra; tồn tại, hạn chế còn xảy ra ở tất cả các khâu. Thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản chưa được khắc phục triệt để.
    Là cán bộ đang công tác tại tỉnh Phú Thọ, với những kiến thức đã được học và kinh nghiệm qua công tác thực tế, tôi lựa chọn đề tài: "Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ" làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Hiện nay đã có nhiều tác giả và nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản cũng như những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn nói chung và vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng, đề xuất các giải pháp chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó có một số công trình khoa học tiêu biểu như:
    - Nguyễn Văn Lai, "Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam", Luận án PTS Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1996.
    - Trần Hồ Lan, "Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam", Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2003.
    - Nguyễn Đẩu, "Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp", Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, 1999, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Thế Đạt - Minh Anh, Đầu tư và hiệu quả, Nxb Lao động, 1993.
    - Nguyễn Ngọc Mai, "Phân tích và quản lý các dự án đầu tư", Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1995.
    - Nguyễn Hồng Minh, "Phân tích hiệu quả đầu tư", Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1993.
    - Trương Quốc Cường, Một số vấn đề về xác định hiệu quả kinh tế của đầu tư, Tạp chí Ngân hàng, số 22 tháng 11/1998.
    - GS.TS Trần Văn Chử, "Thất thoát trong đầu tư phát triển: nguyên nhân và giải pháp khắc phục", Tạp chí Lý luận chính trị, số 6/2005.
    - Phan Tất Thứ, "Hoàn thiện phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư công cộng tại Việt Nam", Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, năm 2005.
    - Trịnh Đình Dũng, "Những giải pháp chủ yếu khắc phục thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản", Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000.
    - Lưu Sỹ Quý, "Một số nguyên nhân nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước", Tạp chí Tài chính, số 4/năm 2006.
    - TS. Trần Đình Khải, "Một số vấn đề về đổi mới quản lý đầu tư xây dựng và đấu thầu ở nước ta hiện nay", Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 12/năm 2005.
    - TS. Lê Hùng Sơn, "Biện pháp góp phần chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, số 3/năm 2006.
    Nhìn chung các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến tình hình quản lý, phát huy việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tại tỉnh Phú Thọ, cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề này.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    * Mục đích:
    Luận văn khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.
    * Nhiệm vụ:
    - Khái quát cơ sở lý luận và quy định quản lý hiện hành về vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ hiện nay.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ đến năm 2010.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu:
    Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ.
    * Phạm vi nghiên cứu:
    Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ từ năm 1997 cho đến nay (từ khi chia tách tỉnh Vĩnh Phú cũ). Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên trong nội dung luận văn này chủ yếu tập trung nghiên cứu hiệu quả của đầu tư từ nguồn vốn NSNN.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    * Cơ sở lý luận:
    Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế.
    * Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu gồm: Điều tra khảo sát, so sánh phân tích, tổng hợp; kế thừa các công trình khoa học đã có về lý thuyết về kinh tế và thực tiễn; lượng hoá một số chỉ tiêu đánh giá.
    6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
    - Hệ thống hoá các lý thuyết về đầu tư nói chung, đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng và vai trò của nó đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
    - Trình bày và phân tích một số chỉ tiêu đánh giá cụ thể về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ trên cơ sở điều kiện đặc thù riêng của địa phương.
    7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
    Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức và các cá nhân trong quá trình thu hút các nguồn vốn và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.


    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Tình hình nghiên cứu . 2
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 4
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4
    6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn 5
    7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn 5
    8. Kết cấu của luận văn . 5
    Chương 1 . 6
    CƠ SỞ LÝ LUẬN . 6
    VỀ HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN . 6
    1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 6
    1.1.1. Khái niệm về vốn đầu tư xây dựng cơ bản 6
    1.1.2. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với phát triển kinh tế - xã hội 8
    1.2. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN . 10
    1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng cơ bản . 10
    1.2.2. Các nhân tố cơ bản tác động đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 12
    1.2.2.1. Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế của đất nước, ngành và địa phương 12
    1.2.2.2. Nhóm nhân tố về các yếu tố của nguồn lực 14
    1.2.2.3. Tác động của cơ chế và chính sách đến hiệu quả đầu tư . 16
    1.2.2.4. Quy chế, quy định và quy trình quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 16
    1.1.3. Các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 18
    1.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN . 22
    1.3.1. Một số khái niệm 22
    1.3.1.1. Hiệu quả . 22
    1.3.1.2. Hiệu quả tổng hợp 23
    1.3.1.3. Hiệu quả kinh tế . 24
    1.3.1.4. Hiệu quả kinh tế - xã hội 25
    1.3.1.5. Quan hệ giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế - xã hội 26
    1.3.2. Các nguyên tắc xác định và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xây dựng cơ bản 26
    1.3.2.1. Các nguyên tắc xác định hiệu quả xây dựng cơ bản . 26
    1.3.2.2. Một số mô hình đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 32
    Kết luận chương 1 . 37
    Chương 2 . 38
    THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ 38
    XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở TỈNH PHÚ THỌ TỪ NĂM 1997 ĐẾN NAY 38
    2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN XÂY DỰNG CƠ BẢN . 38
    2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên . 38
    2.1.1.1. Điều kiện địa lý 38
    2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên . 42
    2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 43
    2.1.2.1. Cơ sở hạ tầng . 43
    2.1.2.2. Giáo dục, xã hội và nguồn nhân lực . 46
    2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở TỈNH PHÚ THỌ TỪ NĂM 1997 ĐẾN HIỆN NAY . 49
    2.2.1. Thực trạng huy động vốn 49
    2.2.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ở tỉnh Phú Thọ 51
    Kết luận chương 2 . 61
    Chương 3 . 62
    PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2010 62
    3.1. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHU CẦU VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2010 62
    3.1.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 62
    3.1.2. Nhu cầu về vốn đầu tư xây dựng cơ bản . 65
    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2010 . 67
    3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản 67
    3.2.2. Đẩy nhanh việc huy động vốn đầu tư xây dựng cơ bản . 70
    3.2.3. Tăng cường biện pháp chống thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản 72
    3.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản 77
    3.2.5. Đảm bảo hợp lý hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội 82
    Kết luận chương 3 . 83
    KẾT LUẬN . 84
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 86

    Đề cương bạn đang xem tại Thuvienluanvan.com được trích dẫn từ bản nội dung đầy đủ.
     
Đang tải...