Thạc Sĩ Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hớ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xã hội hoá giáo dục đào tạo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình hội nhập, là yếu tố quan trọng thúc đẩy giáo dục đào tạo đổi mới và phát triển. Sự tham gia của xã hội vào hoạt động của các cơ sở đào tạo không những giúp cho giáo dục đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn xã hội, mà còn tự kiểm định được toàn bộ hoạt động của mình dựa vào việc khai thác nguồn lực tiềm năng đa phương từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội để phát triển.

    Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, yếu tố thị trường sức lao động có tính quyết định đến hoạt động giáo dục đào tạo. Thị trường sức lao động sẽ góp phần quan trọng đến sự phát triển nhanh, chậm, tiến bộ, lạc hậu, thậm chí đến sự tồn tại của cơ sở đào tạo thông qua sự đòi hỏi về tính phù hợp cả về số lượng lẫn chất lượng của tổ chức đào tạo. Cơ sở đào tạo buộc mình phải luôn gắn kết mật thiết với nhu cầu và những biến đổi của thị trường lao động, ngược lại thị trường lao động cũng phải gắn kết với cơ sở đào tạo.

    Trong điều kiện nguồn kinh phí ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, kinh phí của các cơ sở đào tạo ngoài nguồn ngân sách nhà nước cấp, phần còn lại là nguồn thu học phí, từ đóng góp của người học, từ các dịch vụ giáo dục đào tạo khác.

    Để giáo dục đào tạo thực sự trở thành vị trí chiến lược, quốc sách hàng đầu, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính đủ mạnh, được ưu tiên bố trí thoả đáng, đúng mức và hợp lý.

    Quảng Bình là tỉnh kinh tế phát triển chậm, hàng năm phải nhận trợ cấp từ Trung ương gần 60% để cân đối ngân sách. Việc đầu tư cho giáo dục đào tạo đã được tỉnh hết sức quan tâm, tuy nhiên so với yêu cầu của sự phát triển và nhu cầu học tập của xã hội thì ngân sách tỉnh chỉ đáp ứng được một phần các điều kiện tối thiểu, cần thiết cho quá trình học tập.

    Trong những năm qua, thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010 của Chính phủ, tỉnh Quảng Bình đã nỗ lực cải cách trong lĩnh vực tài chính công, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nhằm huy động tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH –HĐH, các cơ sở đào tạo thành phố Đồng Hới đã không ngừng vận động, chuyển đổi cơ chế, khai thác nguồn thu hợp lý, sử dụng nguồn thu hiệu quả, cung cấp dịch vụ chất lượng cao.

    Cơ chế tự chủ tài chính ra đời từ năm 2002 với Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ là bước đột phá, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và được phát triển cả quy mô và đối tượng áp dụng bằng Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, tuy nhiên quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc, hạn chế, chậm được tháo gỡ, hiệu quá sử dụng nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo tự chủ tài chính còn chưa cao.

    Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình” làm Luận văn Thạc sĩ của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...