Tiểu Luận Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động trong doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 24/3/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1: MỞ ĐẦU
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài
    Thế Giới đang chuyển mình từng giây, nền kinh tế toàn cầu đang phát triển với tốc
    độ như một cơn lốc, tạo nên một cuộc chơi mà ở đó người chơi bắt buộc là tất cả các quốc
    gia trên Thế Giới. Nếu bạn không nắm bắt được nguyên tắc của trò chơi, bạn không có
    chiến lược thay đổi để thích ứng, bạn sẽ bị đào thải, đó là quy luật.
    Ngày nay, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển nhanh
    chóng của nền kinh tế thị trường buộc các tổ chức muốn tồn tại và phát triển phải cải tổ tổ
    chức của mình theo định hướng tinh giảm, gọn nhẹ năng động trong đó yếu tố con người
    mang tính quyết định. Bởi vậy, việc tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc, đúng
    cương vị hay việc tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân sự trong tổ chức nhằm đạt
    hiệu quả tối ưu đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với mọi loại hình tổ chức.
    Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, chúng ta đang trong quá trình đẩy mạnh
    công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nền kinh tế đang trong giai đoạn trải nghiệm
    những thách thức quan trọng nhất của cơ chế thị trường và toàn cầu hóa (đặc biệt là sau
    khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế Giới WTO cuối năm 2006), chính vì
    vậy việc đổi mới cơ chế quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là một trong
    những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất và
    văn hoá cho người lao động, góp phần thúc đẩy sự đi lên của nền kinh tế nước nhà.
    Đối với một doanh nghiệp, việc sử dụng lao động được coi là vấn đề quan trọng
    hàng đầu bởi lao động là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Nhưng “Sử
    dụng lao động sao cho có hiệu quả cao nhất?” lại là câu hỏi lớn cần phải trả lời cho từng
    doanh nghiệp. Việc một doanh nghiệp sử dụng những biện pháp gì, những hình thức nào
    để phát huy khả năng của người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động và đem lại
    hiệu quả là một điều hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất
    bại của doanh nghiệp đó. Hơn thế nữa, nắm bắt được đặc điểm của nguồn lao động trong
    tổ chức sẽ giúp cho doanh nghiệp đó tiết kiệm được chi phí, thời gian và công sức vì vậy
    mà việc thực hiện những kế hoạch, những mục tiêu sẽ dễ dàng hơn.

    1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Thu thập thông tin về thực trạng lao động ở Việt Nam hiện nay, về nguồn lao động, chất
    lượng lao động, nhu cầu sử dụng lao động và tình hình sử dụng lao động ở các hoat động
    sản xuất kinh doanh.
    - Phân tích nguyên nhân hạn chế trong sử dụng lao động, qua đó nhận dạng được các
    nhân tố ảnh hưởng và yếu tố nào đóng vai trò chủ đạo.
    - Từ những thông tin phân tích tổng hợp được, nêu lên những giải pháp giúp nâng cao
    hiệu quả sử dụng lao động đem lại năng suất cao nhất, tăng thêm lợi nhuận cho danh
    nghiệp và góp phần nâng cao chất lượng lao động và đời sống người lao động.
    1.3 Đối tượng nghiên cứu
    Chủ đề tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực và việc sử dụng lao
    động trong các doanh nghiệp hiện nay; xoay quanh thực trạng để đưa ra giải pháp nâng
    cao hiệu quả sử dụng lao động, thích ứng với tình hình kinh tế Thế Giới trong thời kì hội
    nhập.
    1.4 Phạm vi nghiên cứu
    Thực trạng chung của lao động Việt Nam chủ yếu về mặt hiệu quả sử dụng lao động, tuy
    nhiên không đi sâu ở bất kì lĩnh vực hay ngành nghề cụ thể nào, chỉ đưa ra những hạn chế
    chung trong sử dụng lao động của các doanh nghiệp hiện tại.
    1.5 Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp trong nghiên cứu:
    - Phương pháp phân tích tổng hợp
    - Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT)
    - Lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và các học thuyết kinh tế thị trưởng
    làm cơ sở lí luận.

    1.6 Kết cấu tiểu luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, chuyên đề bao gồm 4 chương:
    Chương 1: Khái quát chung về lao động.
    Chương 2: Thực trạng lao động ở việt nam.
    Chương 3: Một số định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động hiện nay.
    Chương 4: Ý kiến đề xuất.
    MỤC LỤC
    PHẦN 1: MỞ ĐẦU . 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
    1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
    1.4 Phạm vi nghiên cứu . 2
    1.5 Phương pháp nghiên cứu . 2
    1.6 Kết cấu tiểu luận 3
    PHẦN 2: NỘI DUNG . 4
    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LAO ĐỘNG . 4
    1.1 Các khái niệm 4
    1.2 Xu hướng yêu cầu của lực lượng lao động hiện nay . 4
    1.3 Vai trò của nguồn lao động . 5
    1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động . 6
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM 9
    2.1 Tổng quan về nguồn lao động . 9
    2.2 Thực trạng sử dụng lao động hiện nay 11
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
    Ở VIỆT NAM. . 14
    3.1 Các biện pháp trước mắt . 14
    3.2 Về biện pháp lâu dài 15
    CHƯƠNG 4: Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 19
    PHẦN 3: KẾT LUẬN 21
    PHẦN 4: PHỤ LỤC 22
    PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...