Tiến Sĩ Nâng cao hiệu quả sử dụng máy điện dị bộ nguồn kép cho hệ thống phát điện đồng trục trên tàu thủy

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 11/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ix
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ . x
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHÁT ĐIỆN ĐỒNG TRỤC TRÊN
    TẦU THỦY SỬ DỤNG MÁY ĐIỆN DỊ BỘ NGUỒN KÉP VÀ CÁC CÔNG
    TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN . 5
    1.1 Khái quát hệ thống phát điện đồng trục trên tầu thủy . 5
    1.2 Các hệ thống phát điện đồng trục trong thực tế . 8
    1.2.1 Các cách bố trí máy phát đồng trục để lấy cơ năng từ máy chính 8
    1.2.2 Các cấu trúc phần điện của máy phát đồng trục 10
    1.3 Sơ đồ tổng quát hệ thống điều khiển máy phát điện đồng trục sử dụng máy
    điện dị bộ nguồn kép . 15
    1.4 Tổng hợp các kết quả nghiên, ứng dụng DFIG trong hệ thống phát điện 16
    1.4.1 Cấu trúc điều khiển tĩnh Scherbius . 17
    1.4.2 Điều khiển vector không gian . 17
    1.4.3 Điều khiển trực tiếp momen (direct torque control-DTC) 19
    1.4.4 Điều khiển trực tiếp công suất (direct power control-DPC) . 19
    1.4.5 Cấu trúc điều khiển DFIG không cảm biến . 20
    1.4.6 Cấu trúc điều khiển DFIG không chổi than (Brushless- Doubly- Fed
    Induction Generator- BDFIG) 21
    1.5 Các vấn đề còn tồn tại và đề xuất giải pháp, mục tiêu của luận án . 21
    1.6 Nội dung và phương pháp nghiên cứu của luận án . 23
    Nhận xét và kết luận chương 1 23

    CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT CẤU TRÚC PHÁT ĐIỆN ĐỒNG TRỤC SỬ DỤNG
    DFIG BẰNG KỸ THUẬT ĐỒNG DẠNG TÍN HIỆU ROTOR . 24
    2.1 Các phương trình toán mô tả DFIG . 24
    2.1.1 Những giả thiết cơ bản 24
    2.1.2 Các phương trình ở hệ trục pha . 25
    2.1.3 Phương trình biến đổi stator và rotor 26
    2.1.4 Phương trình từ thông . 28
    2.1.5 Phương trình momen . 30
    2.1.6 Biểu diễn các phương trình của DFIG trên cơ sở vector không gian
    của đại lượng 3 pha 31
    2.2 Các cấu trúc ghép nối DFIG ứng dụng trong hệ thống phát điện 34
    2.2.1 Cấu trúc phát điện sử dụng DFIG không chổi than 35
    2.2.2 Cấu trúc phát điện sử dụng DFIG bằng kỹ thuật đồng dạng tín hiệu
    rotor . 39
    2.3 Mô hình toán hệ thống phát điện đồng trục sử dụng DFIG bằng kỹ thuật
    đồng tín hiệu dạng rotor 41
    2.3.1 Cấu trúc và nguyên lý hoạt động . 41
    2.3.2 Mô hình toán DFIG1 và DFIG2 42
    2.3.3 Mô hình hệ thống khi DFIG2 chưa hòa với lưới điện . 43
    2.3.4 Mô hình hệ thống sau khi DFIG2 hòa với lưới điện . 49
    2.3.5 Các ưu điểm của cấu trúc phát điện đồng trục sử dụng DFIG bằng kỹ
    thuật động dạng tín hiệu rotor 52
    2.4 Xác định tỷ số truyền của hộp số của máy phát đồng trục 53
    2.4.1 Cấu tạo, chức năng của hộp số trong máy phát đồng trục . 53
    2.4.2 Các dòng năng lượng qua máy phát . 54
    2.4.3 Các thành phần công suất qua máy phát . 55
    2.4.4 Hiệu suất chuyển đổi cơ năng sang điện năng 60
    Nhận xét và kết luận chương 2 63

    CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT BẰNG MÔ PHỎNG KIỂM CHỨNG TÍNH ĐÚNG
    ĐẮN CỦA HỆ THỐNG ĐỀ XUẤT 65
    3.1 Mở đầu 65
    3.2 Các khâu chức năng trong hệ thống 65
    3.3 Xây dựng mô hình hệ thống 67
    3.4 Cách chỉnh định và vận hành hệ thống 72
    3.4.1 Chỉnh định hệ thống khi stator của DFIG2 chưa nối với lưới . 72
    3.4.2 Vận hành hệ thống sau khi stator của DFIG2 nối với lưới 72
    3.5 Mô phỏng các đặc tính của các khâu trong hệ thống 72
    3.5.1 Các kết quả mô phỏng khi hệ thống phát điện chưa hòa với lưới . 72
    3.5.2 Các kết quả mô phỏng khi hệ thống phát điện hòa với lưới 77
    Nhận xét và kết luận chương 3 81
    CHƯƠNG 4: THIẾT LẬP HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN MÁY PHÁT DỊ BỘ
    NGUỒN KÉP LÀM VIỆC Ở TRẠM PHÁT ĐỒNG TRỤC TẦU THỦY 83
    4.1 Mở đầu 83
    4.2 Xác định cấu trúc đối tượng điều khiển 83
    4.3 Thiết kế bộ điều khiển . 86
    4.3.1 Khái quát về hệ thống điều khiển mờ 87
    4.3.2 Thiết kế bộ điều khiển PID chỉnh định mờ để điều khiển đối tượng 88
    4.4 Phân chia tải hệ thống phát điện đồng trục với lưới điện tầu thủy 95
    Nhận xét và kết luận chương 4 98
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
    Kết luận . 100
    Kiến nghị . 100
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
    ĐẾN LUẬN ÁN . 101
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
    Tiếng việt 103
    Tiếng anh . 104

    MỞ ĐẦU
    Giới thiệu tóm tắt luận án
    Luận án đi sâu nghiên cứu hệ thống phát điện đồng trục trên tầu thủy, đặc
    biệt là hệ thống phát điện đồng trục sử dụng máy điện dị bộ nguồn kép, để đưa
    ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất điện năng, góp phần giảm tiêu thụ nhiên
    liệu và giảm chi phí vận hành trên tầu thủy. Cụ thể, nội dung của luận án gồm 4
    chương:
    - Chương 1: Trình bầy tổng quan về máy phát điện đồng trục trên tầu
    thủy và các ưu nhược điểm của nó, các cấu trúc phần cơ và phần điện của các
    máy phát đồng trục trong thực tế. Từ đó lựa chọn giải pháp hiệu quả nhất là sử
    dụng máy điện dị bộ nguồn kép, phân tích các công trình nghiên cứu liên quan
    về điều khiển máy điện dị bộ nguồn kép trong hệ thống phát điện. Đề xuất
    phương hướng giải quyết để nâng cao hiệu quả sử dụng máy điện dị bộ nguồn
    kép trong máy phát đồng trục trên tầu thủy.
    - Chương 2: Trình bầy đề xuất, cơ sở khoa học và mô hình toán của cấu
    trúc hệ thống phát điện đồng trục sử dụng máy điện dị bộ nguồn kép trên cơ sở
    thuật đồng dạng tín hiệu rotor, chứng minh và chỉ ra các ưu điểm của cấu trúc
    mới đề xuất. Đồng thời, trong chương 2 cũng nghiên cứu, đề xuất xác định tỷ lệ
    truyền của hộp số của máy phát đồng trục để hiệu suất chuyển đổi năng lượng
    cao nhất.
    - Chương 3: Xây dựng mô hình và thực hiện mô phỏng hệ thống trên
    phần mềm Matlab để kiểm chứng các kết quả thu được ở chương 2. Đồng thời
    đưa ra cách thức chỉnh định và vận hành hệ thống. Từ đó phân tích sâu hơn và
    khẳng định thêm các ưu điểm của cấu trúc mới đề xuất.
    - Chương 4: Thiết lập hệ thống điều khiển hệ thống phát điện đồng trục
    sử dụng máy điện dị bộ nguồn kép trên cơ sở thuật đồng dạng tín hiệu rotor.
    Kết luận và một số vấn đề cần nghiên cứu tiếp.
    Lý do chọn đề tài
    Ngày nay, trên tầu thủy trạm phát điện luôn hướng tới khả năng khai thác
    tối ưu trong hành trình trên biển để giảm tiêu hao năng lượng, giảm thiểu tiếng
    ồn, giảm ô nhiễm môi trường, tránh tác động xấu tới con người cũng như thiên
    nhiên. Khi đi trên biển, trong môi trường ổn định về khí hậu và thời tiết, các
    động cơ chính lai chân vịt tầu thủy thường khai thác không hết công suất, để tận
    dụng sự dư thừa công suất này, các tầu trọng tải lớn thường được thiết kế có các
    máy phát điện đồng trục cùng làm việc với các cụm diesel–máy phát.
    Nguồn điện cần thiết cho tầu thủy trong chế độ hành trình thường chỉ
    chiếm từ 5-10% công suất của máy chính.Vì thế, các tầu có thiết kế máy phát
    đồng trục đã tận dụng được cơ năng của máy chính để tiết kiệm nhiên liệu, tiết
    kiệm thời gian hoạt động của các diesel lai máy phát điện, giảm suất tiêu hao
    vật tư, phụ tùng, nâng cao tuổi thọ của trạm phát điện tầu thủy. Đặc biệt, chi phí
    sản xuất một đơn vị điện năng bằng máy phát đồng trục chỉ bằng 50% chi phí
    khi ta sử dụng cơ năng của hệ diesel-máy phát độc lập.
    Tuy nhiên, khi hệ thống trạm phát có thêm máy phát đồng trục đã làm
    phức tạp thêm hệ thống điện năng trên tầu thủy, đặt ra các vấn đề kỹ thuật phải
    hoàn thiện. Một trong những vấn đề kỹ thuật phức tạp nhất là việc ổn định tần
    số và ổn định điện áp của máy phát khi tốc độ quay của máy chính thay đổi
    trong hành trình, một trong những giải pháp kỹ thuật hiệu quả là sử dụng máy
    điện dị bộ nguồn kép làm việc ở chế độ máy phát.
    Máy điện dị bộ nguồn kép trong hệ thống máy phát đồng trục có ưu điểm
    nổi bật là stator được nối trực tiếp với lưới điện, còn rotor nối với lưới qua thiết
    bị điện tử công suất điều khiển được. Chính vì thiết bị điều khiển nằm ở rotor
    nên công suất thiết bị điều khiển nhỏ hơn rất nhiều công suất máy phát và dòng
    năng lượng thu được chảy trực tiếp từ stator sang lưới, điều này rất hấp dẫn về
    mặt kinh tế, đặc biệt khi công suất của máy phát lớn. Tuy nhiên, kỹ thuật điều
    khiển rotor của máy điện dị bộ nguồn kép rất khó khăn, cấu trúc hệ thống phức
    tạp và khó điều khiển.
    Từ những lý do trên cho thấy việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp
    nâng cao hiệu quả máy phát đồng trục sử dụng máy điện dị bộ nguồn kép là rất
    cần thiết cho các tàu thủy hiện đại ngày nay, vì vậy tác giả chọn đề tài: “Nâng
    cao hiệu quả sử dụng máy điện dị bộ nguồn kép cho hệ thống phát điện đồng
    trục trên tàu thủy
    để thực hiện luận án của mình.
    Mục đích nghiên cứu
    Việc áp dụng máy điện dị bộ nguồn kép cho hệ phát điện đồng trục trên
    tầu thủy phải đảm bảo được 2 chế độ công tác: 1. Làm việc song song được với
    lưới “mềm” tầu thủy; 2. Làm việc độc lập khi cần thiết. Trong luận án tác giả đi
    sâu vào khả năng làm việc song song với lưới điện tầu thủy bằng đề xuất một
    cấu trúc mới với hệ điều khiển đơn giản, chất lượng cao, khả năng bám lưới
    “mềm” bền vững. Làm việc độc lập của máy phát đồng trục theo cấu trúc của
    tác giả không quá khó nhưng là vấn đề cần nghiên cứu sâu để đề ra một giải
    pháp hợp lý về kinh tế và kỹ thuật, tác giả dành cho một nghiên cứu khác.
    Cũng trong luận án, tác giả cũng nghiên cứu khảo sát mối liên hệ giữa
    các thành phần công suất, từ đó xác định được tỉ lệ truyền của hộp số của máy
    phát đồng trục để hiệu suất chuyển đổi từ cơ năng sang điện năng cao nhất.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là máy phát đồng trục trên tầu thủy sử
    dụng máy điện dị bộ nguồn kép, gồm:
    - Máy điện dị bộ nguồn kép là máy điện không đồng bộ rotor dây quấn
    cấp nguồn từ 2 phía, đây là máy điện hứa hẹn hiệu quả kinh tế cao nhất trong
    các hệ thống máy phát đồng trục trên tầu thủy.
    - Cấu trúc điều khiển máy điện dị bộ nguồn kép trong máy phát đồng
    trục.
    Phạm vi nghiên cứu của luận án là: Nghiên cứu máy phát đồng trục làm
    việc trong chế độ hòa với lưới điện “mềm” trên tầu thủy.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...