Thạc Sĩ Nâng cao hiệu quả, sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá huyện Phổ Yên

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    MỞ ĐẦU


    Đô thị hoá là hệ quả tất yếu của nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở bất luận quốc gia nào trên thế giới. Điều này cũng có nghĩa là đô thị hoá càng phát triển thì quỹ đất của xã hội giành cho nông nghiệp càng có xu hướng giảm. Vấn đề đặt ra, làm thế nào để sử dụng quỹ đất
    - nguồn lực khan hiếm của xã hội hiệu quả nhất trong tiến trình đô thị hoá.

    Thực tế đã chứng minh rằng, kinh tế xã hội phát triển sẽ kéo theo sự thay đổi về mọi mặt của mỗi một địa phương hay quốc gia. Đó không chỉ là những sự thay đổi về mặt kinh tế, xã hội mà còn ảnh hưởng đến văn hóa, không gian, môi trường, khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động, phân bố dân cư Ngày nay, với xu hướng toàn cầu hóa của phát triển kinh tế xã hội, lợi ích của các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau thì đô thị hóa cũng ngày càng mang tính toàn cầu hơn. Những lợi ích mà đô thị hóa mang lại là không thể phủ nhận song bên cạnh đó, đô thị hóa cũng có những mặt tiêu cực của nó như: Thu hẹp d iện tích đất canh tác trong nông nghiệp, các nguy cơ đe dọa đến môi trường Để đảm bảo lợi ích của mình, các quốc gia không chỉ quan tâm tới việc giải quyết các vấn đề đô thị hóa của mình mà còn phải giúp đỡ các quốc gia khác giải quyết vấn đề đô thị hoá và những ảnh hưởng của nó.
    Việt Nam với dân số gần 83.12 triệu người, là một trong những quốc gia đông dân trong khu v ực và trên thế giới. Diện tích đất tự nhiên là 329314.5 km2, mật độ bình quân đạt 252 người/km2, cao hơn rất nhiều so với bình quân của thế giới.
    Những năm gần đây, kinh tế nước ta đã có những bước tiến đáng kể, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, GDP hàng năm tăng trên 7%. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được củng cố. Đến ngay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, có quan hệ đầu tư với hơn 70 nước và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế (ASEAN, AFTA và gần đây nhất là tổ chức Thương mại thế giới WTO). Thế và lực mới mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội nhưn
    .

    Trong bối cảnh phát triển đô thị đang trở thành vấn đề toàn cầu, Việt Nam luôn chú trọng đến mọi ng uồn lực để nâng cấp đô thị và cải thiện môi trường sống và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích l ệ. Mạng lưới đô thị không ngừng được mở rộng và phát triển, 70% dân số được sử dụng nước sạch, Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10% xuống còn 2%. Tuy nhiên, theo đánh giá của thế giới, Việt Nam vẫn là nước đang phát trển ở trình độ
    thấp. Việt Nam phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa đạt 30 - 35% và đến 2020 là 43 - 45%.

    Phổ Yên là huyện nằm xa thành phố Thái Nguyên, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của chính quyền địa phương, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể. Bộ mặt kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân ngày một được cải thiện. Tuy nhiên mặt trái của đô thị hóa cũng bắt đầu xuất hiện, môi trường đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, các hoạt động như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấy đất để xây dựng các công trình phúc lợi, công cộng khiến diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, trong khi dân số tăng nhanh khiến nhu cầu về đất ở cũng như đất sản xuất ngày càng lớn, rừng ngày càng bị khai thác cạn kiệt, những hành vi lấn chiếm hủy hoại đất vẫn chưa được ngăn chặn kịp thời Từ đó đòi hỏi phải có những biện pháp thích hợp nhằm sớm ngăn chặn, khắc phục những tác động có ảnh hưởng xấu đến s¶n xuÊt n«ng nghiÖp và quá trình đô thị hóa ở địa phương, đẩy nhanh việc sử dụng đất đai có hiệu quả. Đó chính là lý do tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả, sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá huyện Phổ Yên”.




    Nội Dung MỤC LỤC


    Trang
    Lời cam đoan i

    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt v
    Danh mục các bảng vi
    MỞ ĐẦU 1
    1 Tính cấp thiết của đề tài 1

    2 Mục đích nghiên cứu 3

    3 Đối tượng nghiên cứu 3

    4 Phạm vi nghiên cứu 3

    Chương I: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HOÁ VỚI 4

    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP.


    1 Tổng quan tư liệu về đô thị hoá với hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 4

    1.1 Đô thị hoá . 4

    1.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp . 8

    1.2.1 Vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp . 9

    1.2.2 Quá trình phát triển nông nghiệp 13

    1.2.3 Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá . 15

    1.2.4 Những điều kiện cơ bản quyết định phát triển nông nghiệp hàng hoá . 15

    1.2.5 Các giai đoạn phát triển nông nghiệp hàng hoá . 16

    1.2.6 Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp

    hàng hoá . 17

    1.3 Kinh nghiệm tiễn đô thị hoá với hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 21

    1.3.1 Trên thế giới . 21

    1.3.2 Ở Việt Nam 24

    1.4 Phương pháp nghiên c ứu 34

    1.4.1 Phương pháp luận . 34

    1.4.2 Các phương pháp chủ yếu sử dụng để nghiên cứu 34

    Chương II: THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HOÁ VỚI SỬ DỤNG

    ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHỔ YÊN
    38

    2.1 Đặc điểm của huyện Phổ Yên 38

    2.1.1 Điều kiện tự nhiên 38

    2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Phổ Yên . 42

    2.1.3 Đánh giá chung về đặc điểm của huyện Phổ Yên 55

    2.1.4 Đánh giá về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của các hộ nông dân ở 2

    vùng nghiên cứu . 57

    2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp . 59

    2.2.1 Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp của Phổ Yên . 59

    2.2.2 Biến động số lượng và cơ cấu đất nông nghiệp giai đoạn 2004-2006 . 60

    2.2.3 Biến động diện tích, năng suất một số loại cây trồng trên đất nông

    nghiệp giai đoạn 2004-2006 . 63

    2.3 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nghiên cứu . 69

    2.3.1 Cách bố trí cây trồng trên đất nông nghiệp của các hộ 69

    2.3.2 Hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm . 71

    2.3.3 Hiệu quả trên đất nông nghiệp trồng cây lâu năm 90

    Chương III: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM

    NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

    PHỔ YÊN
    100

    3.1 Vấn đề quy hoạch cho đô thị hoá . 100

    3.1.1 Quan điểm sử dụng đất đến năm 2010 và tầm nhìn 2015 100

    3.1.2 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong thời kỳ 2006 đến 2010 101

    3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 102

    3.2.1 Giải pháp chung . 102

    3.2.2 Giải pháp cụ thể 106

    KẾT LUẬN 112

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...