Luận Văn Nâng cao hiệu quả quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu dầu điều bằng đường biển tại Công ty Cổ phầ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo tốt nghiệp năm 2013
    Đề tài: Nâng cao hiệu quả quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu dầu điều bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu VNC Việt Nam



    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI . 1
    1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2
    1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 2
    1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
    1.6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI . 3
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
    2.1. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ XUẤT NHẬP KHẨU . 4
    2.1.1. Các khái niệm 4
    2.1.2. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu . 4
    2.2. HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU . 5
    2.2.1. Khái niệm hợp đồng xuất khẩu 5
    2.2.2. Vai trò của hợp đồng xuất khẩu . 6
    2.2.3. Nội dung của hợp đồng xuất khẩu . 6
    2.3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU . 8
    2.3.1. Làm thủ tục xuất khẩu theo quy định của Nhà nước . 8
    2.3.2. Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán 8
    2.3.3. Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu 9
    2.3.4. Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu . 9
    2.3.5. Làm thủ tục hải quan . 10
    2.3.6. Thuê phương tiện vận tải . 10
    2.3.7. Giao hàng cho người vận tải 11
    2.3.8. Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu . 11
    2.3.9. Lập bộ chứng từ thanh toán . 12
    2.3.10. Khiếu nại 12
    2.3.11. Thanh lý hợp đồng . 12
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
    3.1. TỔNG QUAN VỀ TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU . 13
    3.2. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU 13
    3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN . 15
    3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp . 15
    3.3.2. Thu thập thống tin sơ cấp 15
    3.3.2.1. Cách thức tiến hành 15
    3.3.2.2. Nội dung câu hỏi điều tra khảo sát 15
    3.3.2.3. Đối tượng được điều tra khảo sát . 16
    3.3.2.4. Phát phiếu điều tra khảo sát . 16
    3.3.2.5. Xác định nội dung phân tích . 16
    3.3.2.6. Mô hình nghiên cứu 17
    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XUẤT KHẨU DẦU ĐIỀU TẠI
    VNCIMEX . 20
    4.1. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THỨ CẤP 20
    4.1.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu VNC Việt Nam 20
    4.1.1.1. Giới thiệu chung . 20
    4.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển . 20
    4.1.1.3. Ngành nghề kinh doanh 21
    4.1.1.4. Cơ cấu tổ chức 22
    4.1.2. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của VNCIMEX . 24
    4.1.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của VNCIMEX năm 2010 – 2012 . 24
    4.1.2.2. Tình hình Xuất khẩu mặt hàng dầu điều của VNCIMEX . 26
    4.1.3. Thực trạng quy trình thực hiện HĐ xuất khẩu dầu điều của VNCIMEX . 29
    4.1.3.1. Xin giấy phép xuất khẩu . 29
    4.1.3.2. Thực hiện bước đầu của khâu thanh toán 29
    4.1.3.3. Chuẩn bị hàng hóa . 30
    4.1.3.4. Thuê tàu và mua bảo hiểm 31
    4.1.3.5. Làm thủ tục hải quan 31
    4.1.3.6. Giao hàng lên tàu . 32
    4.1.3.7. Gửi chứng từ hàng hóa và thanh toán 32
    4.1.3.8. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại 32
    4.2. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU SƠ CẤP 33
    4.2.1. Nhận xét mô tả thống kê 33
    4.2.1.1. Mô tả mẫu . 33
    4.2.1.2. Kết quả thống kê đánh giá mức độ quan trọng của việc thực hiện HĐ . 34
    4.2.1.3. Kết quả thống kê đánh giá mức độ hiệu quả quy trình thực hiện HĐ 34
    4.2.2. Phân tích Anova 37
    4.2.3. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha 38
    4.2.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA 40
    4.2.5. Phân tích hồi quy bội . 42
    CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 44
    5.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA VNCIMEX . 44
    5.1.1. Mục tiêu ngắn hạn . 44
    5.1.2. Mục tiêu dài hạn 44
    5.2. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ . 44
    5.2.1. Thuận lợi 44
    5.2.2. Khó khăn, hạn chế . 45
    5.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 46
    5.3.1. Nâng cao hiệu quả khâu đàm phán, ký kết hợp đồng 46
    5.3.2. Hoàn thiện khâu chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu 46
    5.3.3. Làm thủ tục hải quan nhanh chóng 47
    5.3.4. Hoàn thiện khâu thanh toán . 48
    5.3.5. Giải pháp khác . 48
    5.4. KIẾN NGHỊ NHÀ NƯỚC . 49
    5.5. KẾT LUẬN 49
    PHỤ LỤC
    Phụ lục 1 – Bảng khảo sát xi
    Phụ lục 2 – Kết quả phân tích mô tả thống kê xiv
    Phụ lục 3 – Kết quả phân tích Anova . xvii
    Phụ lục 4 – Kết quả phân tích Cronbach Alpha .xix
    Phụ lục 5 – Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA xxi
    Phụ lục 6 – Kết quả phân tích hồi quy bội . xxvii



    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
    1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
    có sự quản lý vĩ mô của nhà nước và đang trong giai đoạn công nghiệp hoá – hiện đại
    hoá đất nước. Từ thực tế cho thấy chưa bao giờ hoạt động thương mại quốc tế lại diễn
    ra sôi động như ngày nay. Xuất khẩu đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế
    quốc dân, giúp tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước, góp
    phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại, tác động tích cực tới
    việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, làm cơ sở để mở rộng và
    thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, đảm bảo sự cân bằng cán cân thanh toán ngoại
    thương Hoạt động xuất khẩu không những thúc đẩy sự hoàn thiện về chất và lượng
    của hàng hoá cũng như hỗ trợ cho sản xuất trong nước mà còn nâng cao khả năng cạnh
    tranh, gia tăng lợi ích xã hội và lợi ích của người tiêu dùng.
    Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh quốc tế được thực hiện một cách thuận lợi
    và an toàn thì một nghiệp vụ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp là quy trình xây dựng
    và thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên đây là một vấn đề khó khăn và ảnh hưởng đến sự
    thành bại của một doanh nghiệp, do đó mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tốt
    thì vấn đề đặt ra là phải thực hiện tốt quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng, bởi đây là
    cơ sở pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên, là căn cứ giải quyết tranh
    chấp khiếu nại – một vấn đề mà trong hoạt động thương mại quốc tế khó tránh khỏi.
    Đối với công ty VNCIMEX thì dầu vỏ hạt điều (dầu điều) tuy là một sản phẩm
    mới nhưng đang có những bước tiến mạnh mẽ và thị trường tiềm năng rất lớn. Nhưng
    vì là sản phẩm mới nên việc kinh doanh xuất khẩu cũng còn gặp khó khăn, đặc biệt là
    quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng.
    Ý thức được sự phức tạp và tầm quan trọng của quy trình thực hiện hợp đồng đối
    với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp cũng như trước đòi hỏi thực tế của việc nâng
    cao hiệu quả công tác thực hiện hợp đồng đối với mặt hàng dầu vỏ hạt điều. Vì vậy trong
    quá trình thực tập tại công ty, em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả quy trình thực
    hiện hợp đồng xuất khẩu dầu điều bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất
    nhập khẩu VNC Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu và phát triển thành báo cáo tốt nghiệp.
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Mục tiêu nghiên cứu của bài báo cáo là tìm hiểu những lý luận cơ bản về xuất
    nhập khẩu và hợp đồng xuất nhập khẩu trong kinh doanh quốc tế.
    Bên cạnh mục tiêu hoàn thành báo cáo tốt nghiệp cùng với những kiến thức thực
    tế được tích lũy, việc hoàn thành đề tài này còn nhằm mục đích:
     Tìm hiểu những lý luận cơ bản về xuất nhập khẩu và hợp đồng xuất nhập khẩu
    trong kinh doanh quốc tế.
     Tìm hiểu hoạt động kinh doanh thực tế tại công ty VNCIMEX, đặc biệt là quy
    trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu dầu điều.
     Nghiên cứu các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quy trình tổ
    chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu dầu điều.
     Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng và các nhân tố tác động, từ đó tìm ra
    những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quy trình thực hiện hợp đồng
    xuất khẩu dầu điều cho công ty.
    1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    Đối tượng được nghiên cứu trong bài báo cáo bao gồm:
     Hoạt động kinh doanh của công ty VNCIMEX;
     Toàn bộ hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty
    VNCIMEX.
    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Căn cứ vào tình hình thực tế cũng như thời gian thực tập tại công ty, phạm vi
    nghiên cứu của bài báo cáo:
     Về không gian: tình hình hoạt động kinh doanh và quy trình thực hiện hợp
    đồng xuất khẩu dầu điều bằng đường biển tại công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu
    VNC Việt Nam.
     Về thời gian: bài báo cáo tập trung nghiên cứu các số liệu, tài liệu của
    VNCIMEX từ năm 2010 đến năm 2012. Thời gian thực tập tại Công ty từ ngày
    01/03/2013 đến 31/05/2013.
    1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Để đưa ra những nhận xét, đánh giá, phân tích cũng như những giải pháp phù hợp
    với thực tế, bài báo cáo được nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và nghiên
    cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng
     Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính với
    kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn thử. Mục đích của nghiên cứu này dùng để điều
    chỉnh và bổ sung thang đo hiệu quả quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu dầu điều
    bằng đường biển tại Công ty.
     Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
    lượng. Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp được sử dụng để thu thập thông tin từ nhân viên
    công ty VNCIMEX. Thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5.
    Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha, phân
    tích Anova và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội được sử dụng để
    kiểm định mô hình nghiên cứu.
    1.6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
    Nội dung bài báo cáo gồm có 5 chương:
    Chương 1: Giới thiệu Tổng quan về đề tài
    Chương 2: Cơ sở lý luận
    Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 4: Phân tích quy trình xuất khẩu dầu điều tại Công ty VNCIMEX
    Chương 5: Giải pháp và kiến nghị



    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
    2.1. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ XUẤT NHẬP KHẨU
    2.1.1. Các khái niệm
    Xuất khẩu hàng hóa, là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc
    đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
    riêng theo quy định của pháp luật.
    Nhập khẩu hàng hóa, là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước
    ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
    riêng theo quy định của pháp luật.
    Quản trị xuất nhập khẩu, là tổng hợp các hoạt động hoạch định chiến lược và kế
    hoạch kinh doanh, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh
    xuất khẩu, nhập khẩu, từ khâu đầu đến khâu cuối của chu kỳ kinh doanh (giao dịch, đàm
    phán hợp đồng; soạn thảo, ký kết hợp đồng và tổ chức thực hiện hợp đồng) nhằm đạt
    được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.
    2.1.2. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu
    Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, không một quốc gia nào có thể tự
    sản xuất tất cả các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước. Vì vậy tham
    gia vào hoạt động thương mại quốc tế là điều kiện cần thiết cho mỗi quốc gia. Mỗi quốc
    gia phải thông qua trao đổi, mua bán với các quốc gia nhằm thoả mản nhu cầu của mình.
    Như vậy, hoạt động xuất khẩu góp phần quan trọng vào sự phát triển hay suy thoái, lạc
    hậu của quốc gia so với thế giới.
    Đối với nền kinh tế thế giới: Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia tham
    gia vào phân công lao động quốc tế. Các quốc gia sẽ tập trung vào sản xuất và sản xuất
    những hàng hoá và dịch vụ mà mình không có lợi thế. Xét trên tổng thể nền kinh tế thế
    giới thì chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sẽ làm cho việc sử dụng các nguồn lực
    có hiệu quả hơn và tổng sản phẩm xã hội toàn thế giới tăng lên. Bên cạnh đó xuất khẩu
    góp phần thắt chặt thêm quan hệ quốc tế giữa các quốc gia.
    Đối với nền kinh tế quốc dân: Xuất khẩu tạo nguồn vốn quan trọng, chủ yếu để
    quốc gia thoả mãn nhu cầu nhập khẩu và tĩch luỹ để phát triển sản xuất. Ở các nước kém
    phát triển vật ngăn cản chính đối với nền kinh tế là thiếu tiềm lực về vốn trong quá trình
    phát triển. Nguồn vốn huy động từ nước ngoài được coi là cở sở chính nhưng mọi cơ
    hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài thấy được khả năng xuất khẩu của đất nước đó, vì



    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. GS.TS Võ Thanh Thu, Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Tổng
    hợp TP.HCM, 2011.
    2. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS,
    Nhà xuất bản Thống kê, 2005.
    3. GS.TS. Nguyễn Minh Tuấn, Hà Trọng Quang, Giáo trình Xử lý dữ liệu nghiên
    cứu với SPSS for windows, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM [Lưu hành
    nội bộ], 2008.
    4. GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Giáo trình Quản trị xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản
    Tổng hợp TP.HCM, 2011.
    5. Ưng Quốc Cường, Báo cáo nghiên cứu thị trường dầu điều, VNCIMEX, tháng 3
    năm 2013.
    6. Trương Bá Việt Nhân, Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dầu điều vào thị
    trường châu Âu cho công ty VNCIMEX, Chuyên đề tốt nghiệp, Trường Đại học
    Kinh tế TP.HCM, 2013.
    7. Cao Vân Anh, “Nhập CIF – Xuất FOB, Thói quen của các doanh nghiệp Xuất
    nhập khẩu Việt Nam”, ngày 12/12/2012, http://www.webbaohiem.net/chuyende/75-ban-doc-viet/7736-nhap-cif-xuat-fob-thoi-quen-cua-cac-doanh-nghiepxuat-nhap-khau-viet-nam.html
    8. “Trình tự thực hiện hợp đồng ngoại thương”, ngày 26/04/2011,
    http://xuatnhapkhauvietnam.com/trinh-tu-thuc-hien-hop-dong-ngoaithuong.html
    9. “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại”,
    http://www.customs.gov.vn/Lists/ThuTucHaiQuan/ChiTiet.aspx?ID=324
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...